Ngay cả khi những dịch vụ stream nhạc qua mạng ngày càng phát triển với thư viện nhạc mở rộng hầu như vô tận, đĩa vinyl vẫn là một định dạng được người yêu nhạc săn đón, sưu tầm. Cột mốc năm 2020 đánh dấu lần đầu tiên doanh số vinyl vượt qua CD sau hơn 35 năm càng cho thấy sức nóng của những chiếc đĩa than. Những tác phẩm âm nhạc và đối tượng thính giả có thể thay đổi theo thời gian, tuy nhiên cấu tạo của chiếc đĩa vinyl vẫn không hề đổi khác.
Video dưới đây là quy trình gia công và cắt đĩa vinyl được thực hiện bởi kỹ sư Jack White tại nhãn thu Third Man Records. Chúng ta có thể quan sát rõ từng bước khác nhau từ công đoạn cắt khuôn lacquer đầu tiên đến bước cuối cùng là dập đĩa đại trà.
Khuôn lacquer được cắt rãnh âm bằng máy cắt chuyên dụng Neumann VMS70 (được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1980). Rãnh âm trên hai mặt của khuôn lacquer cho phép chứa khoảng 40 phút nhạc nhưng công đoạn cắt khuôn tiêu tốn ít nhất 2h 30 phút.
Ngay cả khi máy móc thực hiện phần lớn công đoạn cắt đĩa thì sự giám sát của chuyên viên vẫn là điều cực kỳ cần thiết. Ví dụ đầu kim cắt trên bề mặt lacquer phải luôn được giữ ở một nhiệt độ hoàn hảo, không được quá nóng (làm tan chảy xung quanh rãnh cắt) hoặc quá nguội (không đục xuyên nổi qua bề mặt lacquer để cắt khuôn vinyl). Những lỗi thường thấy khác gồm bụi bặm hay dị vật rơi trên bề mặt khuôn đang cắt... Do rãnh đĩa chỉ có chiều rộng từ 0.04 – 0.08mm nên những những lỗi nhỏ nhất cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khuôn vinyl sau khi cắt sẽ được kiểm tra triệt để và gởi đến nhà máy dập để bắt đầu quy trình sản xuất đại trà. Người sưu tập đĩa vinyl chuyên nghiệp có thể chi hàng nghìn USD để sở hữu những album quý hiếm từ giai đoạn những năm ’90 trở về trước.
Nguồn mentalfloss
Video dưới đây là quy trình gia công và cắt đĩa vinyl được thực hiện bởi kỹ sư Jack White tại nhãn thu Third Man Records. Chúng ta có thể quan sát rõ từng bước khác nhau từ công đoạn cắt khuôn lacquer đầu tiên đến bước cuối cùng là dập đĩa đại trà.
Khuôn lacquer được cắt rãnh âm bằng máy cắt chuyên dụng Neumann VMS70 (được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1980). Rãnh âm trên hai mặt của khuôn lacquer cho phép chứa khoảng 40 phút nhạc nhưng công đoạn cắt khuôn tiêu tốn ít nhất 2h 30 phút.
Ngay cả khi máy móc thực hiện phần lớn công đoạn cắt đĩa thì sự giám sát của chuyên viên vẫn là điều cực kỳ cần thiết. Ví dụ đầu kim cắt trên bề mặt lacquer phải luôn được giữ ở một nhiệt độ hoàn hảo, không được quá nóng (làm tan chảy xung quanh rãnh cắt) hoặc quá nguội (không đục xuyên nổi qua bề mặt lacquer để cắt khuôn vinyl). Những lỗi thường thấy khác gồm bụi bặm hay dị vật rơi trên bề mặt khuôn đang cắt... Do rãnh đĩa chỉ có chiều rộng từ 0.04 – 0.08mm nên những những lỗi nhỏ nhất cũng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khuôn vinyl sau khi cắt sẽ được kiểm tra triệt để và gởi đến nhà máy dập để bắt đầu quy trình sản xuất đại trà. Người sưu tập đĩa vinyl chuyên nghiệp có thể chi hàng nghìn USD để sở hữu những album quý hiếm từ giai đoạn những năm ’90 trở về trước.
Nguồn mentalfloss