ngày nay, phần lớn mỗi người đều sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại di động. Thế nhưng để có được những kiểu dáng và tính năng như hiện tại, chúng cũng đã trải qua một cuộc cách mạng với nhiều mốc quan trọng.
Ngược dòng lịch sử
Chiếc điện thoại cầm tay đầu tiên trên thế giới là của hãng Motorola xuất hiện năm 1973. Martin Cooper (hiện là chủ tịch, CEO và nhà đồng sáng lập Tập đoàn ArrayComm) là người có vai trò hình thành và phát triển điện thoại di động. 10 năm sau, chiếc "DynaTAC" nặng 448g được tung ra thị trường với giá bán 3.500USD. Thời điểm ấy người ta ví nó như một cục gạch vì trọng lượng "đáng nể" nhưng vô cùng hữu dụng.
Đến năm 1998, người ta thống kê được số ĐTDĐ được bán ra trên thế giới còn nhiều hơn cả doanh số của ô tô và máy tính cộng lại. Điều đó chứng tỏ một trào lưu mua sắm mới của con người. Kiểu dáng, màu sắc điện thoại cũng đã được cải tiến nhiều, đặc biệt là trọng lượng đã giảm đáng kể. Thêm nữa, một số mẫu còn hỗ trợ tính năng WAP và Nokia 7110 là một đại diện trong số ấy.
Bước sang năm 2000, Nokia thực sự dần khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực sản xuất ĐTDĐ bằng hàng loạt mẫu mã mới và tích hợp nhiều tính năng. Nokia 3210 là điện thoại cầm tay đầu tiên có antenna ẩn trong máy và từ điển đoán từ thông minh T9. Ngoài ra còn có Nokia 3310, 8210, 8310...
Năm 2001, Sharp tung ra chiếc J-SH04 có tích hợp camera đầu tiên trên thế giới. Cùng thời điểm còn có Nokia 5510, Siemens A50. Những năm tiếp theo, các hãng thi nhau tạo ra sự đa dạng cho các sản phẩm của mình, mang lại cơ hội lựa chọn phong phú cho người tiêu dùng. Năm 2002 có sự xuất hiện của Nokia 6510, Siemens CL50, Samsung SGH-T100, Siemens Xelibri1, Nokia 5210, Alcatel OT715; 2003 với Siemens Xelibri3, Siemens Xelibri4, Nokia N-Gage, Nokia 3650, Nokia 7320, Motorola E380, Qtek 7070. Cũng trong năm này, chiếc điện thoại Nokia thứ 1 tỷ được bán ra là chiếc Nokia 1100. Đây là mẫu điện thoại được thiết kế có khả năng chống bụi dành cho những người sống ở các nước đang phát triển.
17 triệu tin nhắn văn bản được gửi đi khắp thế giới trong năm 2000, 250 tỉ tin nhắn trong năm 2001, 500 tỷ tin nhắn trong năm 2004 và 1,9 nghìn tỷ tin nhắn trong năm 2007. Những con số tăng theo cấp số nhân cho thấy sự phổ biến của điện thoại di động đối với con người.
Đến năm 2006, ĐTDĐ của các hãng đa phần là những thiết bị đa phương tiện nhỏ gọn với các tính năng chụp ảnh, quay video, nghe nhạc, xem phim như Nokia N73, Pantech G8300, BlackBerry 7100t, T-Mobile Sidekick Slide 4, O2 XDA Nova, Gigabyte G-Smart i120, Nokia 3310 Classic, Samsung Z710...
Cùng năm đó, những chiếc điện thoại thời trang như Samsung Armani, Sony Ericsson K200, BlackBerry Pearl 8100, LG 260, Nokia 7900, O2 Cocoon, Sony Ericsson C9029, Asus p320, Samsung F520 cũng được giới thiệu với người tiêu dùng.
Và tương lai...
Nhiều hãng sản xuất ĐTDĐ lớn đã lên kế hoạch và đưa ra nhiều mẫu điện thoại của tương lai như điện thoại mô phỏng chiếc quạt giấy với hai màn hình cảm ứng siêu mỏng của Nokia, điện thoại đeo tay hình con rắn hay loại có thể kéo rộng màn hình để tiện cho việc xem phim của BenQ-Siemens... Nhìn chung, các mẫu thiết kế khá độc đáo, hiện đại, tiện ích nhưng có mẫu cũng khiến chúng ta nghi ngờ về tính khả thi của nó.
Ngược dòng lịch sử
Chiếc điện thoại cầm tay đầu tiên trên thế giới là của hãng Motorola xuất hiện năm 1973. Martin Cooper (hiện là chủ tịch, CEO và nhà đồng sáng lập Tập đoàn ArrayComm) là người có vai trò hình thành và phát triển điện thoại di động. 10 năm sau, chiếc "DynaTAC" nặng 448g được tung ra thị trường với giá bán 3.500USD. Thời điểm ấy người ta ví nó như một cục gạch vì trọng lượng "đáng nể" nhưng vô cùng hữu dụng.
Trong những năm 80, Công ty tư vấn McKinsey & Co. (Mỹ) dự báo về một thị trường thế giới của 900.000 chiếc ĐTDĐ.
Từ năm 1985, ngoài Motorola, một số hãng khác như Siemens, Ericsson, Nokia cũng bắt đầu thể hiện mình trong lĩnh vực sản xuất mới mẻ đầy tiềm năng này. Mỗi thương hiệu đều có những sản phẩm riêng và tạo ra sự cạnh tranh nhưng mạnh nhất vẫn là Motorola với bước đột phá năm 1996 bằng chiếc StarTAC.
Đến năm 1998, người ta thống kê được số ĐTDĐ được bán ra trên thế giới còn nhiều hơn cả doanh số của ô tô và máy tính cộng lại. Điều đó chứng tỏ một trào lưu mua sắm mới của con người. Kiểu dáng, màu sắc điện thoại cũng đã được cải tiến nhiều, đặc biệt là trọng lượng đã giảm đáng kể. Thêm nữa, một số mẫu còn hỗ trợ tính năng WAP và Nokia 7110 là một đại diện trong số ấy.
Bước sang năm 2000, Nokia thực sự dần khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực sản xuất ĐTDĐ bằng hàng loạt mẫu mã mới và tích hợp nhiều tính năng. Nokia 3210 là điện thoại cầm tay đầu tiên có antenna ẩn trong máy và từ điển đoán từ thông minh T9. Ngoài ra còn có Nokia 3310, 8210, 8310...
Năm 2001, Sharp tung ra chiếc J-SH04 có tích hợp camera đầu tiên trên thế giới. Cùng thời điểm còn có Nokia 5510, Siemens A50. Những năm tiếp theo, các hãng thi nhau tạo ra sự đa dạng cho các sản phẩm của mình, mang lại cơ hội lựa chọn phong phú cho người tiêu dùng. Năm 2002 có sự xuất hiện của Nokia 6510, Siemens CL50, Samsung SGH-T100, Siemens Xelibri1, Nokia 5210, Alcatel OT715; 2003 với Siemens Xelibri3, Siemens Xelibri4, Nokia N-Gage, Nokia 3650, Nokia 7320, Motorola E380, Qtek 7070. Cũng trong năm này, chiếc điện thoại Nokia thứ 1 tỷ được bán ra là chiếc Nokia 1100. Đây là mẫu điện thoại được thiết kế có khả năng chống bụi dành cho những người sống ở các nước đang phát triển.
17 triệu tin nhắn văn bản được gửi đi khắp thế giới trong năm 2000, 250 tỉ tin nhắn trong năm 2001, 500 tỷ tin nhắn trong năm 2004 và 1,9 nghìn tỷ tin nhắn trong năm 2007. Những con số tăng theo cấp số nhân cho thấy sự phổ biến của điện thoại di động đối với con người.
Đến năm 2006, ĐTDĐ của các hãng đa phần là những thiết bị đa phương tiện nhỏ gọn với các tính năng chụp ảnh, quay video, nghe nhạc, xem phim như Nokia N73, Pantech G8300, BlackBerry 7100t, T-Mobile Sidekick Slide 4, O2 XDA Nova, Gigabyte G-Smart i120, Nokia 3310 Classic, Samsung Z710...
Và khi đời sống xã hội càng nâng cao, nhu cầu giải trí của con người cũng thay đổi, 35% người tiêu dùng Mỹ khẳng định họ không bao giờ gửi tin nhắn dạng văn bản. Xu hướng này buộc các nhà sản xuất phải không ngừng cải tiến, phát triển ĐTDĐ theo tiêu chí "n tính năng trong 1". Sản phẩm tích hợp nhiều tính năng nhất năm 2007 lại thuộc về Nokia với mẫu N95 bao gồm 5MP Camera,Wifi, 3G, Flash, Java, Mp3 Player, Bluetooth, GPS, UPNp. Bên cạnh N95 còn có Apple iPhone với màn hình cảm ứng đa điểm từng làm mưa làm gió tại Mỹ. Hàng trăm người dân New York đã xếp hàng hàng giờ đồng hồ bên ngoài các cửa hiệu của Apple trước khi chiếc điện thoại này được đưa ra để tận mắt được chiêm ngưỡng thành tựu mới của ngành sản xuất ĐTDĐ.
Cùng năm đó, những chiếc điện thoại thời trang như Samsung Armani, Sony Ericsson K200, BlackBerry Pearl 8100, LG 260, Nokia 7900, O2 Cocoon, Sony Ericsson C9029, Asus p320, Samsung F520 cũng được giới thiệu với người tiêu dùng.
Và tương lai...
Nhiều hãng sản xuất ĐTDĐ lớn đã lên kế hoạch và đưa ra nhiều mẫu điện thoại của tương lai như điện thoại mô phỏng chiếc quạt giấy với hai màn hình cảm ứng siêu mỏng của Nokia, điện thoại đeo tay hình con rắn hay loại có thể kéo rộng màn hình để tiện cho việc xem phim của BenQ-Siemens... Nhìn chung, các mẫu thiết kế khá độc đáo, hiện đại, tiện ích nhưng có mẫu cũng khiến chúng ta nghi ngờ về tính khả thi của nó.
Tuy nhiên, đó là chiến lược và năng lực của các nhà sản xuất. Còn chúng ta, những người tiêu dùng vẫn sẽ tin chắc một điều rằng ngày càng có nhiều sự lựa chọn.