Sau nhiều tháng nghỉ tết sâu thì cuối cùng team app iOS của Google cũng đã quay trở lại làm việc và bắt đầu phát hành bản cập nhật mới cho các ứng dụng chính trên iOS của Google. Tất nhiên, các ứng dụng này khi đưa lên AppStore đều tuân thủ quy định công khai minh bạch các dữ liệu mà ứng thu thu thập của người dùng một cách chi tiết nhất.
Đây là một trong những thông tin mới nhất trong chiến dịch minh bạch hóa việc theo dõi và sử dụng thông tin cá nhân của người dùng từ phía các công ty quảng cáo lẫn nhà phát triển. Mặc dù không phản ứng gay gắt như Facebook nhưng cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi lượng dữ liệu người dùng mà Google khai thác thông qua các ứng dụng này cũng không thua kém gì Facebook là bao nhiêu. Kỳ thực đó cũng là điều dễ hiểu khi mà chính nền tảng kinh doanh của Google cũng dựa trên những thông tin đó.
Cụ thể thì các ứng dụng lớn trên iOS của Google như Gmail hay Youtube cũng thu thập các dữ liệu như mua sắm, lịch sử tìm kiếm, địa điểm, ID định danh, thông tin liên hệ, dữ liệu sử dụng, danh bạ, nội dung của người dùng,... Tuy nhiên, lượng dữ liệu mà Youtube thu thập nhiều hơn so với Gmail, mục đích cuối cùng đơn giản chỉ là "định hướng quảng cáo" - cái mà theo Facebook là để "tạo dịch vụ tốt hơn cho người dùng, đồng thời hỗ trợ tốt hơn các doanh nghiệp nhỏ". Dù vậy, Google khẳng định rằng họ không hề chia sẻ dữ liệu người dùng với bất cứ nhà quảng cáo này, đồng thời cũng không cung cấp thông tin cá nhân của người dùng, chỉ là sử dụng nó để định hướng nên danh mục người dùng cụ thể tới các loại quảng cáo cụ thể chính xác hơn.
Và kỳ thực, việc Google hay thậm chí là Facebook thu thập thông tin và hoạt động cá nhân của người dùng để triển khai dịch vụ và kiếm thêm tiền là chuyện hoàn toàn bình thường. Chính Apple khi đưa ra quy định bạch hóa thông tin trên Store của họ cũng khẳng định rằng họ không hề ý kiến gì chuyện các nhà quảng cáo sử dụng các dữ liệu này để phục vụ kinh doanh. Cái đơn giản chỉ là minh bạch hóa mọi thứ để người dùng biết là dữ liệu của họ đang được sử dụng như thế nào và từ đó, họ có quyền đưa ra quyết định là có chấp nhận để dùng app hay không.
Cho anh em nào lỡ quên cách coi các thông tin mà các nhà phát triển thu thập khi tải app, người dùng chỉ cần kéo xuống bên dưới chút xíu ở giao diện tải ứng dụng trên Store sẽ có mục lớn ghi rõ "Dữ liệu được dùng để theo dõi bạn", bấm vào trong nữa sẽ hiển thị chi tiết đó là các dữ liệu cụ thể nào, dùng cho mục đích gì,... qua đó phần nào giải đáp được cả những thắc mắc trước giờ của anh em là "ủa, sao cái game đơn giản mà đòi thu thập cả dữ liệu danh bạ vậy ta" hay "app nghe nhạc mà thu thập dữ liệu vị trí làm gì vậy trời."
Đây là một trong những thông tin mới nhất trong chiến dịch minh bạch hóa việc theo dõi và sử dụng thông tin cá nhân của người dùng từ phía các công ty quảng cáo lẫn nhà phát triển. Mặc dù không phản ứng gay gắt như Facebook nhưng cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi lượng dữ liệu người dùng mà Google khai thác thông qua các ứng dụng này cũng không thua kém gì Facebook là bao nhiêu. Kỳ thực đó cũng là điều dễ hiểu khi mà chính nền tảng kinh doanh của Google cũng dựa trên những thông tin đó.
Cụ thể thì các ứng dụng lớn trên iOS của Google như Gmail hay Youtube cũng thu thập các dữ liệu như mua sắm, lịch sử tìm kiếm, địa điểm, ID định danh, thông tin liên hệ, dữ liệu sử dụng, danh bạ, nội dung của người dùng,... Tuy nhiên, lượng dữ liệu mà Youtube thu thập nhiều hơn so với Gmail, mục đích cuối cùng đơn giản chỉ là "định hướng quảng cáo" - cái mà theo Facebook là để "tạo dịch vụ tốt hơn cho người dùng, đồng thời hỗ trợ tốt hơn các doanh nghiệp nhỏ". Dù vậy, Google khẳng định rằng họ không hề chia sẻ dữ liệu người dùng với bất cứ nhà quảng cáo này, đồng thời cũng không cung cấp thông tin cá nhân của người dùng, chỉ là sử dụng nó để định hướng nên danh mục người dùng cụ thể tới các loại quảng cáo cụ thể chính xác hơn.
Và kỳ thực, việc Google hay thậm chí là Facebook thu thập thông tin và hoạt động cá nhân của người dùng để triển khai dịch vụ và kiếm thêm tiền là chuyện hoàn toàn bình thường. Chính Apple khi đưa ra quy định bạch hóa thông tin trên Store của họ cũng khẳng định rằng họ không hề ý kiến gì chuyện các nhà quảng cáo sử dụng các dữ liệu này để phục vụ kinh doanh. Cái đơn giản chỉ là minh bạch hóa mọi thứ để người dùng biết là dữ liệu của họ đang được sử dụng như thế nào và từ đó, họ có quyền đưa ra quyết định là có chấp nhận để dùng app hay không.
Cho anh em nào lỡ quên cách coi các thông tin mà các nhà phát triển thu thập khi tải app, người dùng chỉ cần kéo xuống bên dưới chút xíu ở giao diện tải ứng dụng trên Store sẽ có mục lớn ghi rõ "Dữ liệu được dùng để theo dõi bạn", bấm vào trong nữa sẽ hiển thị chi tiết đó là các dữ liệu cụ thể nào, dùng cho mục đích gì,... qua đó phần nào giải đáp được cả những thắc mắc trước giờ của anh em là "ủa, sao cái game đơn giản mà đòi thu thập cả dữ liệu danh bạ vậy ta" hay "app nghe nhạc mà thu thập dữ liệu vị trí làm gì vậy trời."