Nathan Myhrvold, tiến sĩ toán học lý thuyết và vật lý đồng thời cũng là cựu giám đốc Công nghệ tại Microsoft trong 14 năm đã tự tạo và phát triển hệ thống máy ảnh có thể chụp bông tuyết ở độ phân giải cao nhất mà thế giới từng có. Sau gần 2 năm nghiên cứu, dựa vào nền tảng kiến thức bao năm của mình, Nathan đã tung ra những hình ảnh tuyệt vời về hình dạng bông tuyết với mức độ cực chi tiết.
Cái lạnh của cơn bão mùa đông đủ giữ chân hầu hết mọi người ở trong nhà, nhưng đối với Nathan Myhrvol thì đây chính là cơ hội hoàn bảo, bởi trời càng lạnh, Nathan lại càng có nhiều cơ hội để chụp bông tuyết. Thật ra, ý tưởng chụp ảnh bông tuyết không có gì mới cả, trên thực tế vào cuối những năm 1980, một nông dân ở Vermont có tên là Wilson Bentley đã bắt tay vào việc chụp ảnh bông tuyết ở cấp độ siêu nhỏ trong chính trang trại của mình. Cho đến ngày nay, Wilson vẫn được xem là người tiên phong và tạo cảm hứng cho trào lưu chụp ảnh bông tuyết. Tuy nhiên, trong suốt hơn một thế kỷ qua, dù thế giới đã có nhiều bước nhảy vọt trong công nghệ, thế nhưnng việc chụp ảnh bông tuyết vẫn là một thách thức đối với các nhiếp ảnh gia bởi kích thước quá nhỏ bé và thời gian tan chảy quá nhanh.
Cũng chính vì thế bộ hình của Nathan được xem là một dấu ấn rất quan trọng trong lĩnh vực chụp ảnh bông tuyết. Theo đó, hệ thống máy ảnh của Nathan bao gồm sự kết hợp giữa một phần kính hiển vi với phần máy ảnh và một số bộ phần hoạt động song song, cho phép có thể chụp liên tiếp 100 bức ảnh của mỗi bông tuyết trước khi chúng tan chảy. Sau đó những khung hình này sẽ được xếp chồng lên nhau để có thể thấy rõ nét vật thể và tạo trường sâu cho ảnh.
Cái lạnh của cơn bão mùa đông đủ giữ chân hầu hết mọi người ở trong nhà, nhưng đối với Nathan Myhrvol thì đây chính là cơ hội hoàn bảo, bởi trời càng lạnh, Nathan lại càng có nhiều cơ hội để chụp bông tuyết. Thật ra, ý tưởng chụp ảnh bông tuyết không có gì mới cả, trên thực tế vào cuối những năm 1980, một nông dân ở Vermont có tên là Wilson Bentley đã bắt tay vào việc chụp ảnh bông tuyết ở cấp độ siêu nhỏ trong chính trang trại của mình. Cho đến ngày nay, Wilson vẫn được xem là người tiên phong và tạo cảm hứng cho trào lưu chụp ảnh bông tuyết. Tuy nhiên, trong suốt hơn một thế kỷ qua, dù thế giới đã có nhiều bước nhảy vọt trong công nghệ, thế nhưnng việc chụp ảnh bông tuyết vẫn là một thách thức đối với các nhiếp ảnh gia bởi kích thước quá nhỏ bé và thời gian tan chảy quá nhanh.
Cũng chính vì thế bộ hình của Nathan được xem là một dấu ấn rất quan trọng trong lĩnh vực chụp ảnh bông tuyết. Theo đó, hệ thống máy ảnh của Nathan bao gồm sự kết hợp giữa một phần kính hiển vi với phần máy ảnh và một số bộ phần hoạt động song song, cho phép có thể chụp liên tiếp 100 bức ảnh của mỗi bông tuyết trước khi chúng tan chảy. Sau đó những khung hình này sẽ được xếp chồng lên nhau để có thể thấy rõ nét vật thể và tạo trường sâu cho ảnh.
Cũng như các nhiếp ảnh gia khác, thách thức lớn nhất cảu Nathan là thời gian tan chảy cực kỳ nhanh cùa bông tuyết. Để khắc phục điều này, Nathan đã trang bị cho hệ thống camera nặng 22,6 kg của mình một hệ thống làm mát bằng nhiệt điện, khung sợi carbon và đèn LED. Điều này sẽ giúp giảm toả nhiệt hơn so với đèn tiêu chuẩn thông thường.
Nathan chia sẻ: “Ánh sáng có thể làm tan bông tuyết, vì thế tôi đã làm việc với một công ty Nhật Bản chuyên sản xuất đèn LED phục vụ cho mục đích công nghiệp. Do đó, đèn flash của tôi không những ít toả nhiệt hơn mà còn nhanh hơn một nghìn lần so với máy ảnh thông thường.”
Bên cạnh đó, việc chọn địa điểm cũng rất quan trọng, một số địa phương phù hợp với việc chụp ảnh bông tuyết hơn so với những nơi khác. Chẳng hạn những bông tuyết ở Tây Bắc Thái Bình Dương, nơi mà Nathan đặt trụ sở gần như không đủ lạnh và thời gian tan chảy cũng nhanh hơn, trong khi đó ở bờ biển phía Đông, do độ ẩm không khí cao khiến những bông tuyết dính vào nhau. Vì thế, Nathan phải mạo hiểm đến một nơi có vĩ độ cao hơn và phù hợp hơn để chụp ảnh, đó chính là Timmins một thị trấn nằm ở phía đông bắc Ontario, Canada. Nathan cho biết: “Nơi hoàn hảo là nơi có nhiệt độ nằm giữa -15 độ C và -20 độ C.”
Ngoài ra, việc chụp ảnh cũng không hề đơn giản là chỉ hy vọng bông tuyết rơi vào găng tay như trong các bộ phim. Nathan phải sử dụng một tấm sapphire nhân tạo thay cho tấm thuỷ tinh để hứng bông tuyết, bởi vật liệu này có tỷ lệ dẫn nhiệt thấp hơn so với thuỷ tinh và phù hợp để thu mẫu vật hơn. Nathan cũng cho biết rằng anh đã phải thất bại rất nhiều lần để có được một tấm ảnh đẹp. Anh dự định sẽ sử dụng thời gian này để nâng cấp máy móc trong thời gian Canada đang thực hiện lệnh phong toả. Nathan hy vọng có thể kết nối máy in 3D với máy để tạo ra những mô hình bông tuyết.
Theo Smithsonianmag
Quảng cáo