Cứu SD card

11/5/2020 13:50Phản hồi: 5
Cứu SD card
Chào mọi người! Mong mọi người giúp đỡ.
Em có con thẻ nhớ 16Gb. Đang xài ngon lành, không cắm vào máy tính nào thì tự dưng nó xuất hiện một file autorun.inf không thể xoá. Em format thử cũng không được, không xoá được file, copy, cut cũng không. Em tiếp tục thử format trên Android nhưng kết quả vẫn không được. Sau đó máy không nhận thẻ nữa.
Hôm nay em cắm vào máy tính để format thử thì máy hiện icon như bên dưới. Em dùng thử Clean (Diskpart) trong CMD không được: gõ diskpart thì máy không hiện ra gì cả, không cho nhập tiếp.
Em cũng thử vào Disk manager nhưng cũng không load được, chỉ hiện mỗi thông báo connecting....
Không lẽ phải bỏ sao mọi người?
Vì dung lượng thẻ nhớ khá đủ dùng với cả khá tiện để làm usb dự phòng (con usb của em hiện tại chỉ có mỗi 8Gb)
Mong mọi người giúp...!!!
5 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

thẻ hư, ráng để dành mua cái khác.
Hcm thì đưa test thử
khitamdao
TÍCH CỰC
4 năm
mua cái mới thôi, thẻ nhớ hay usb 16 - 32 GB hiện tại không đắt lắm mà 😃
Kể từ khi thiết bị lưu trữ USB ra đời, nhiều loại virus cũng nhờ đó mà lây lan qua máy tính rất nhanh. Những loại virus lây nhiều nhất qua USB đều có tính năng chung là “tự chạy” (Autorun). Hầu hết các loại virus dạng này được xây dựng nhằm phá hủy dữ liệu hoặc làm sụp đổ hệ thống máy tính. Một loại virus cài đặt “jbatanr.exe” có tập tin tự chạy là “Autorun.inf” bị Autorun Eater phát hiện và tiêu diệt. Đa số virus nhiễm qua USB thường ẩn mình trong các tập tin bất kỳ có sẵn trong USB và tự tạo một tập tin “Autorun.inf”. Khi bạn click chuột mở USB, tập tin này bị kích hoạt (Autoplay) và ngay lập tức virus “nhảy” vào máy tính. Cũng vậy, khi bạn mở một ổ đĩa cứng có “Autorun.inf” nằm ở thư mục gốc thì virus cũng bị kích hoạt và lây sang USB và các ổ đĩa khác trong máy.

Để nhận biết USB bị nhiễm virus, khi cắm USB vào máy tính, bạn cần chú ý là không click chuột mở ngay USB như thường làm, dù bạn có cài phần mềm diệt virus, vì đôi khi các phần mềm diệt virus không nhanh “chân” bằng virus. Điều đầu tiên bạn làm là bấm chuột phải vào biểu tượng USB, một menu bật ra, bạn xem có dòng chữ Autoplay (tô đậm) đang nằm trên cùng hay không. Nếu có, USB đó gần như chắc chắn bị nhiễm virus, nhưng hiện tại nó chưa lây vào máy tính, nó đang chờ bạn “double click” đấy! Việc còn lại của bạn là trị nó bằng cách nào thôi!

Hiện nay, các phần mềm diệt virus thông dụng như AVG, Norton Antivirus có thể diệt “Autorun” khá hiệu quả, nhưng để “chắc ăn” bạn nên cài thêm Autorun Eater. Đây là tiện ích “chuyên trị” các loại “Autorun” và hoàn toàn miễn phí. Autorun Eater không chiếm nhiều dung lượng đĩa và bộ nhớ máy tính khi cài đặt và thường trú trong hệ thống như các chương trình khác. Nguyên lý hoạt động của Autorun Eater là kiểm tra các chuỗi ký tự dùng chung của một tập tin, xác định xem chuỗi ký tự nào đã bị “Autorun” sở hữu. Nếu phát hiện, chương trình sẽ cho lưu một file dự phòng rồi lập tức xóa tập tin bị nhiễm.
sonvchp
ĐẠI BÀNG
4 năm
Tải phần mềm fix auto về cài. Cái này nó xoá được và cho phép tạo autorun giả ở các ổ đĩa để ngăn ko cho con đó ghi file auto

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019