Đại học Stanford chế tạo thành công bán dẫn sinh học, hướng đến máy tính hóa bên trong tế bào sống

bk9sw
7/4/2013 15:34Phản hồi: 45
Đại học Stanford chế tạo thành công bán dẫn sinh học, hướng đến máy tính hóa bên trong tế bào sống
Luu_tru_DNA.jpg

Các kỹ sư sinh học tại đại học Stanford đã vừa chế tạo thành công bóng bán dẫn sinh học đầu tiên từ các vật chất di truyền DNARNA. Loại bán dẫn sinh học này được gọi là transcriptor và được xem là thành phần cần thiết cuối cùng để phát triển các máy tính sinh học hoạt động bên trong các tế bào sống. Qua đó, tiến một bước gần hơn đến sinh học hóa máy tính, giúp phát hiện những thay đổi trong môi trường tế bào, lưu trữ lịch sử thay đổi trong bộ nhớ của DNA và kích hoạt những hình thức phản hồi, ra lệnh cho một tế bào ngưng tiết insulin hoặc tự hủy nếu phát hiện ung thư.

Bóng bán dẫn do đại học Stanford chế tạo về cơ bản là một sự biến đổi sinh học của bán dẫn điện tử. Nếu như các bán dẫn điện tử kiểm soát dòng điện thì transcriptor lại kiểm soát enzyme RNA polymerase khi nó di chuyển dọc theo một chuỗi DNA. Transcriptor thực hiện điều này bằng các khai thác sự phối hợp đặc biệt của các enzyme integrase điều phối sự chuyển động của RNA trong một phức hợp DNA. Theo Jerome Bonnet, thành viên dự án: "Việc lựa chọn các enzyme rất quan trọng. Chúng tôi rất cẩn thận khi chọn ra các enzyme có tác dụng trong vi khuẩn, nấm, thực vật và động vật, do đó những máy tính sinh học có thể được chế tạo bên trong nhiều cơ thể khác nhau."

Bóng bán dẫn thông thường có thể biến đổi dòng điện nhỏ thành lớn hơn và transcriptor cũng có tính năng quan trọng tương tự đó là khuếch đại tín hiệu. Một thay đổi dù nhỏ trong hoạt động của enzyme cũng có thể khiến một thay đổi lớn hơn rất nhiều xuất hiện trong các gene liên kết. Bằng cách kết hợp nhiều transcriptor với nhau, nhóm nghiên cứu tại Stanford đã tạo ra một bộ cổng mạch luận lý Boolean Integrase Logic (BIL) đầy đủ với thành phần hóa học tương đương với các cổng logic như AND, NAND, OR, XOR, NOR và XNOR. Với các cổng BIL này, một máy tính sinh học có thể thực hiện hầu hết công việc tính toán bên trong một tế bào sống.

Cong_BIL.jpg

Boolean logic trong máy tính thông thường sẽ có dạng 1 và 0. Nếu câu trả lời là đúng, cổng sẽ mở; trả lời sai, cổng đóng. Mở, đóng, bật, tắt, 1 hay 0, tất cả đều rất cơ bản. AND và OR là chỉ 2 trong số những cổng Boolean logic cơ bản nhất. Ví dụ, một cổng AND được cho là "đúng" khi cả 2 dữ liệu đầu vào đều đúng, tức là khi "a" và "b" đúng. Nhưng với cổng OR, ngược lại chỉ đúng khi 1 trong 2 hoặc cả 2 dữ liệu đầu vào đều đúng.

Trong một thiết lập sinh học, những khả năng đối với logic là không giới hạn so với một thiết lập điện tử, Bonnet giải thích. "Bạn có thể kiểm tra liệu rằng một tế bào nào đó đã bị đặt trước một loạt các kích thích bên ngoài hay không, chẳn hạn như sự xuất hiện của đường và caffeine. Các cổng BIL sẽ cho phép bạn xác định và lưu thông tin, do đó bạn có thể dễ dàng phát hiện tế bào nào đã bị kích thích và tế bào nào không," ông nói.

Mặc dù vây, để phát triển một chiếc máy tính như trên đòi hỏi nhiều thứ hơn là BIL. Bạn sẽ cần đế một nơi nào đó để lưu trữ dữ liệu và những cách thức để kết nối tất cả các transcriptor và bộ nhớ cùng nhau (Bus). May mắn là trong thời gian qua, nhiều nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc lưu trữ dữ liệu vào DNA và Stanford cũng rất khéo léo khi phát triển một cách thức để sử dụng virus M13 để truyền dẫn các phức hợp DNA giữa các tế bào. Nói một cách ngắn gọn, tất cả các yếu tố cần và đủ cho một chiếc máy tính sinh học đã sẵn sàng.

Dĩ nhiên là một chiếc máy tính sinh học chức năng cao sẽ không sớm xuất hiện trong tương lai gần nhưng chúng ta đã bắt đầu thấy sự xuất hiện của những cảm biến sinh học giúp đo đạt và ghi chép những thay đổi trong một môi trường của tế bào. Stanford đã góp phần đưa thiết kế cổng BIL đến cộng đồng khoa học, từ đó cho phép các viện nghiên cứu khác khai thác và phát triển mở rộng để có được chiếc máy tính sinh học đầu tiên.

Tiềm năng của những chiếc máy tính sinh học thật sự rất rộng lớn. Như đã nói ở trên, máy tính sinh học có thể cảm nhận môi trường xung quanh và vận động các tế bào chủ thực hiện mọi thứ. Máy tính sinh học cũng có thể được dùng như một hệ thống cảnh báo sớm đối với những căn bệnh hay đơn giản chỉ là một công cụ chẩn đoán. Chẳng hạn như chúng sẽ cho tế bào chủ biết khi nào phải ngưng tiết insulin, khi nào phải sản xuất xêm adrenaline, khi nào phải tái tạo các tế bào khỏe mạnh để chống lại bệnh tật hoặc khi nào phải ngưng tái tạo nếu phát hiện ung thư. Sự xuất hiện của máy tính sinh học chắc chắn sẽ giúp loại bỏ việc sử dụng nhiều loại dược phẩm chữa bệnh hiện nay.

45 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Kiểu này sắp cấy chíp vào cơ thể sống rồi :s
thêm đột phá mới
Dựa cột học hỏi
long_101176
ĐẠI BÀNG
11 năm
mai mốt nếu có thể gắn máy tính trên ng mình gắn một cái trên ng mới đc .
mousemax
ĐẠI BÀNG
11 năm
I'm robot
simhoang
ĐẠI BÀNG
11 năm
con người dần dần sẽ không phải là con người nữa =))
chippro 2.0
ĐẠI BÀNG
11 năm
Nếu được đưa vào sử dụng thì những người bị ung thư sẽ có thêm hy vọng
Ôi ! công nghệ loài người. Đến người ngoài hành tinh cũng phải nể đôi ba phần :3
@khanhduonggeo Người ngoài hành tinh biết gì ve công nghệ chúng ta mà nể, nó đang o thời cổ đại như loài người trước kia cũng nên.
Hay la nó di trước chúng ta vài triệu năm van minh cũng nên.
Để nó nể ta thì nó phải cùng trình độ ( thấp hơn hay hơn chúng ta chút xíu thôi).
Chứ xa quá thì nó chẳng biết chúng ta la ai.



Sent from my GT-N7105 using Tinhte.vn
Nhớ hồi bé xem phim Cybergirl, tương lai con người sắp thành như thế rồi. 😁
bo17age
ĐẠI BÀNG
11 năm
@Black Mamba android cũng xuất hiện lần đầu tiên trong Cybegirl :D
chitienpro
ĐẠI BÀNG
11 năm
ro bot sinh hoc....ke huy diet 4 day he he
khanhdda1
ĐẠI BÀNG
11 năm
ôi.quá tuyệt vời khoa học công nghệ.ko biết để tiếp nhận đầy đủ những kiến thức về vấn đề trên cần bao nhiêu năm mới lĩnh đc.
Mấy đại học nước ngoài nghiên cứu mấy công trình khiếp khủng quá, còn bên mình cái máy cấy lúa... Toàn người nông dân làm. 😁
quanbhvn
ĐẠI BÀNG
11 năm
Rồi. Con người chuẩn bị như máy tính. Ai thích XXX cứ kích hoạt tế bào phát triển hóc mon. Ai thích vẽ vời thì kích thích hội họa. Thích âm nhạc kích thích tế bào âm thanh... Còn ai muốn cải lão hoàn đồng, già 70 mặt nhìn như trai 17 để cưa gái 15 thì cứ việc chạy chương trình tương ứng.
@quanbhvn Em gái 15 của bác là do bà lão 80 cải lão hoàn đồng đấy
Cấy nhiều nhiều chip vào cơ thể sống - thi thoảng nó kêu '' chíp chíp '' vui đáo để 😁
@duykhanhpro Giống như đi mấy đôi dép của trẻ con đó hả :v
bocua
CAO CẤP
11 năm
Gắn mấy chục con Core i7 & Ram khoảng 640 gb vào người =))
Thế giới ngày càng tiến gần hơn đến thời điểm máy móc là yếu tố then chốt trong mọi vấn đề rồi :eek:
có bao giờ cấy 1TB vào não không nhỉ😁
@khiconlonton 1 TB thì nhét vào não làm gì mất công hở bác :D
raptor983
TÍCH CỰC
11 năm
@khiconlonton Có công trình nghiên cứu ghi dữ liệu vào dna mà tinhte đưa tin.rồi mà. Nghe đâu cấy đc hàng ngàn terabyte vào 1cm hay 1 ml dna ấy. 1TB thì nhằm nhò gì.

Sent from my Amazon Kindle Fire using Tinhte.vn
@khiconlonton triệu tỷ TB cơ, có thể lưu trữ 5Tb gì gì đó ở trong 1 tế bào r, tinhte có bài viết, tìm lưu trữ TB trên tế bào gi gì đó bác
Hình như bài này up hôm 1/4 sợ mọi người tưởng nói đùa nên hôm nay up lại hả
Oohlala
ĐẠI BÀNG
11 năm
Mỗi 1 tế bào về sau có khi còn được điều khiển = 1 OS =))
@Oohlala Thế bác nghĩ trước xem sau này mình sẽ cài OS nào 😁

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019