Trên thị trường di động đang xuất hiện mánh khóe lừa đảo của một số đại lý "phù phép" SIM thường thành SIM được hưởng ưu đãi để bán ra thị trường. Nhưng sau đó những SIM này bị nhà mạng rà soát và cắt vì thuê bao không có thông tin đăng ký chính xác.
Thuê bao ảo đã giảm mạnh
Tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước với các doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng ngày 29/3, đại diện Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, kết quả kiểm tra, khảo sát tại Hà Nội cho thấy, các doanh nghiệp đều thực hiện đúng theo tinh thần của Thông tư số 14 quy định giá cước dịch vụ thông tin di động cũng như Thông tư 04 quy định về quản lý thuê bao di động trả trước.
Thuê bao ảo đã giảm mạnh
Tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước với các doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng ngày 29/3, đại diện Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, kết quả kiểm tra, khảo sát tại Hà Nội cho thấy, các doanh nghiệp đều thực hiện đúng theo tinh thần của Thông tư số 14 quy định giá cước dịch vụ thông tin di động cũng như Thông tư 04 quy định về quản lý thuê bao di động trả trước.
Thực hiện Thông tư số 14 quy định giá cước dịch vụ thông tin di động mặt đất (ban hành ngày 12/10/2013), từ 1/1/2013, các mạng di động đã điều chỉnh mức cước hòa mạng thuê bao trả sau và tiến hành thu phí hòa mạng cho thuê bao trả trước. Cụ thể, đối với thuê bao trả sau sẽ có mức phí hòa mạng là 35.000 đồng/thuê bao/lần hòa mạng và thuê bao trả trước là 25.000 đồng/thuê bao/lần hòa mạng.
Bên cạnh đó, từ 1/1/2013, các mạng di động sẽ phát hành ra thị trường bộ SIM thuê bao trả trước mới (bao gồm 1 SIM đã gắn số thuê bao xác định, không nạp sẵn tiền hoặc lưu lượng miễn phí trong tài khoản).
Đại diện Viettel Telecom và MobiFone khẳng định, từ khi áp dụng chính sách thu phí hòa mạng với thuê bao trả trước và cấm nạp sẵn tiền vào SIM chưa hòa mạng thì lượng thuê bao kích hoạt mới giảm khoảng 10 lần. Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó, đại diện 2 nhà mạng cho rằng, ngoài việc thị trường gần tới ngưỡng bão hòa khiến nhu cầu chững lại thì các chính sách siết chặt quản lý thị trường để tránh tình trạng dùng SIM thay thẻ cào cũng đã phát huy hiệu quả.
Phát biểu về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho rằng, việc SIM kích hoạt mới giảm đi 10 lần và Bộ TT&TT chưa nhận được bất kỳ khiếu nại nào của người sử dụng về các chính sách quản lý đã chứng tỏ sự phát triển thuê bao trả trước dần đi vào thực chất hơn, hạn chế tình trạng thuê bao "ảo", phù hợp với định hướng phát triển thị trường viễn thông theo hướng bền vững.
Đại lý dùng chiêu kích hoạt hàng loạt SIM rồi "mất tích"
Sau khi các Thông tư 04, Thông tư 14 của Bộ TT&TT có hiệu lực, nguồn thu của giới kinh doanh SIM thẻ chỉ còn trông vào khoản chiết khấu từ việc bán thẻ cào cho nhà mạng, thu nhập giảm mạnh. Nếu như trước đây, giới buôn SIM dễ dàng kiếm hoa hồng cho mỗi thuê bao phát triển mới qua SIM đa năng hoặc chiết khấu từ việc bán các bộ thiết bị kèm dịch vụ… thì khi siết chặt quản lý, nguồn doanh thu này không còn nữa.
Quảng cáo
Theo quy định mới, từ 1/6/2012, các đại lý phải liên kết với hệ thống của nhà mạng để được duyệt hồ sơ khách hàng trước khi kích hoạt, hòa mạng SIM mới. Các đại lý, điểm bán còn phải đáp ứng đủ điều kiện về mặt bằng, tư cách pháp nhân và những điều kiện làm việc kèm theo: máy vi tính, máy scan... để lưu và đối chiếu thông tin. Vậy là, thay vì dễ dàng thu lợi từ việc mua bán SIM ảo, kích hoạt tràn lan như trước, giờ đây để “trụ” được trên thị trường giới buôn SIM thẻ buộc phải đầu tư nhiều hơn vào trang thiết bị kinh doanh và tự đi tìm nguồn khách hàng thực sự.
Trao đổi với phóng viên ICTnews, một số mạng di động cho biết, trên thị trường cũng có những đại lý không đủ năng lực kinh doanh, phải rút khỏi thị trường hoặc vẫn trụ lại nhưng tìm cách “lách” các quy định của nhà mạng để kiếm lời. Và một trong những “mánh” mà các đại lý đang thực hiện là “phù phép” các loại SIM thường thành SIM được hưởng ưu đãi của nhà mạng để bán ra ngoài thị trường.
Trên thực tế, các nhà mạng trong quá trình kinh doanh đều đưa ra một số gói cước hoặc chính sách ưu đãi cho nhóm đối tượng đặc thù: học sinh, sinh viên, cán bộ Đoàn, giáo viên... Các thuê bao đặc thù được hưởng nhiều ưu đãi: tặng phút gọi, tin nhắn miễn phí, giá cước rẻ kèm theo chính sách sử dụng linh hoạt… Các gói cước ưu đãi đặc thù này đều có những quy định chặt chẽ về đối tượng sử dụng.
Để đăng ký, khách hàng phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh chủ thuê bao là đối tượng được hưởng ưu đãi, ví dụ: Thuê bao gói cước sinh viên thì đối tượng phải là sinh viên, khi đăng ký gói cước cần có thẻ sinh viên còn hiệu lực; Gói cước học sinh thì chủ thuê bao phải là học sinh, ở độ tuổi 14 – 18, có CMND; Mỗi học sinh/sinh viên chỉ được đăng ký duy nhất 1 thuê bao.
Trao đổi với ICTnews chiều ngày 3/4/2013, lãnh đạo một mạng di động cho hay: “Vừa qua, sau khi rà soát dữ liệu hệ thống chúng tôi đã “xử” số lượng lớn thuê bao do đấu nối không đúng đối tượng được hưởng ưu đãi. Hành vi vi phạm của đại lý là sử dụng user được cấp phát để đấu nối sai gói cước, tuồn ra thị trường. Sau khi xuất bán và kiếm được khoản lợi nhuận kha khá, các đại lý chấm dứt kinh doanh nhằm đổ trách nhiệm lên nhà mạng và người tiêu dùng”.
Vị lãnh đạo này khuyến cáo, để tránh bị thiệt hại, khách hàng không nên mua và sử dụng các SIM không đúng đối tượng được bán trái phép trên thị trường bởi các nhà mạng sẽ rà soát hệ thống và xử lý các thuê bao đấu nối sai quy định.
Quảng cáo
Nhiều ý kiến cho rằng, nhằm tăng cường quản lý thuê bao trả trước, các mạng di động cần rà soát, loại bỏ những đại lý không đủ năng lực để tránh trường hợp làm ăn theo kiểu chụp giật gây ảnh hưởng đến khách hàng.
Ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông khẳng định, muốn quản lý tốt thuê bao trả trước cũng như tình trạng SIM rác cần sự vào cuộc quyết tâm của lãnh đạo của các doanh nghiệp viễn thông. Qua thanh tra, đã phát hiện rất nhiều trường hợp phức tạp xuất phát từ sự chỉ đạo thiếu kiên quyết từ phía lãnh đạo các đơn vị. "Cục Viễn thông kiến nghị lãnh đạo doanh nghiệp viễn thông chỉ đạo xuống các hệ thống của mình từ hệ thống bán hàng, kinh doanh nghiêm túc chấp hành các quy định về quản lý thuê bao trả trước", ông Hải nhấn mạnh.