Vẫn là dòng laptop sở hữu ngôn ngữ thiết kế trẻ trung và hiện đại, Vivobook 15X OLED năm nay được Asus nâng cấp rất nhiều yếu tố hấp dẫn từ màn hình OLED hiển thị đẹp mắt, cấu hình phần cứng mạnh mẽ hơn để sử dụng mượt mà các tác vụ thông dụng hằng ngày và quan trọng hơn hết chính là mức giá bán chính hãng dễ tiếp cận, phù hợp với đối tượng là sinh viên hoặc nhân viên văn phòng.
Đầu tiên là về thiết kế, ngoại hình của chiếc Vivobook 15X OLED khá tối giản cùng logo được thiết kế dạng in chứ không phải dạng nổi nguyên khối hoặc logo chữ A monogram cách điệu như những dòng Vivobook trước đó, cá nhân mình đánh giá tổng quan máy vẫn chưa thật sự gây ấn tượng và bắt mắt cho lắm.
Toàn bộ vỏ máy được làm bằng chất liệu nhựa, điều mà Asus phải đánh đổi cũng như người dùng phải chấp nhận để có được mức giá tốt nhất, bù lại máy được hoàn thiện đạt độ bền chuẩn quân đội MIL-STD 810H nên bạn vẫn có thể yên tâm phần nào nếu chẳng may làm rớt chiếc laptop xuống đất ở độ cao nhất định, hoặc sự chênh lệch về nhiệt độ không quá khắc nghiệt. Phần mỏng nhất của máy vào khoảng 19,9mm cùng trọng lượng khoảng 1,7kg, đây vẫn chưa phải là một chiếc laptop siêu mỏng nhẹ nhưng vẫn giúp bạn mang theo trong balo để di chuyển mà không quá nặng nếu tính luôn cả adapter sạc 90W đi kèm.
Việc trang bị các cổng kết nối trên Vivobook 15X OLED khá đủ dùng, cạnh phải bao gồm 2 cổng USB-A 3.2 Gen1, USB-C 3.2 Gen1, HDMI, 3.5mm và cổng cấp nguồn, bên cạnh trái sẽ có thêm cổng USB-A 2.0 và hốc tản nhiệt phụ. Nếu ở góc độ khắt khe hơn thì máy có nhược điểm là cổng USB-C không hỗ trợ tính năng Thunderbold 4 và hỗ trợ sạc nhanh bằng những củ sạc nhanh rời nhỏ gọn, không có cổng LAN RJ45 để bạn dùng kết nối internet có dây ổn định hơn, cũng như không có khe thẻ nhớ microSD hay SD nên với những ai thường sử dụng máy ảnh để chép hình từ thẻ nhớ thì sẽ phải sử dụng thêm adapter rời.
Đầu tiên là về thiết kế, ngoại hình của chiếc Vivobook 15X OLED khá tối giản cùng logo được thiết kế dạng in chứ không phải dạng nổi nguyên khối hoặc logo chữ A monogram cách điệu như những dòng Vivobook trước đó, cá nhân mình đánh giá tổng quan máy vẫn chưa thật sự gây ấn tượng và bắt mắt cho lắm.
Toàn bộ vỏ máy được làm bằng chất liệu nhựa, điều mà Asus phải đánh đổi cũng như người dùng phải chấp nhận để có được mức giá tốt nhất, bù lại máy được hoàn thiện đạt độ bền chuẩn quân đội MIL-STD 810H nên bạn vẫn có thể yên tâm phần nào nếu chẳng may làm rớt chiếc laptop xuống đất ở độ cao nhất định, hoặc sự chênh lệch về nhiệt độ không quá khắc nghiệt. Phần mỏng nhất của máy vào khoảng 19,9mm cùng trọng lượng khoảng 1,7kg, đây vẫn chưa phải là một chiếc laptop siêu mỏng nhẹ nhưng vẫn giúp bạn mang theo trong balo để di chuyển mà không quá nặng nếu tính luôn cả adapter sạc 90W đi kèm.
Việc trang bị các cổng kết nối trên Vivobook 15X OLED khá đủ dùng, cạnh phải bao gồm 2 cổng USB-A 3.2 Gen1, USB-C 3.2 Gen1, HDMI, 3.5mm và cổng cấp nguồn, bên cạnh trái sẽ có thêm cổng USB-A 2.0 và hốc tản nhiệt phụ. Nếu ở góc độ khắt khe hơn thì máy có nhược điểm là cổng USB-C không hỗ trợ tính năng Thunderbold 4 và hỗ trợ sạc nhanh bằng những củ sạc nhanh rời nhỏ gọn, không có cổng LAN RJ45 để bạn dùng kết nối internet có dây ổn định hơn, cũng như không có khe thẻ nhớ microSD hay SD nên với những ai thường sử dụng máy ảnh để chép hình từ thẻ nhớ thì sẽ phải sử dụng thêm adapter rời.
Mở chiếc laptop lên, bạn sẽ có một khu vực bàn phím chicklet tiêu chuẩn có hành trình 1.4mm và bị hiện tượng flex không quá nhiều, đèn nền phím dạng LED trắng và có hẳn khu vực phím số giúp việc nhập liệu nhanh chóng hơn, riêng phím Enter được trang trí họa tiết cách điệu tạo điểm nhấn nhỏ. Đặc biệt, mặt B của máy được Asus phủ lớp kháng khuẩn giúp tiêu diệt và hạn chế 99% những vi khuẩn có hại bám trên bề mặt gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.
Khu vực trackpad kích thước lớn dạng phủ kính cho cảm giác rê thoải mái và phản hồi chính xác, hai phím chuột cứng trái/phải cho độ nẩy tốt khi bấm, và máy còn được trang bị cảm biến vân tay 1 chạm để mở khóa máy nhanh và an toàn hơn, kết hợp với tính năng Windows Hello có sẵn trên Windows để nhận diện gương mặt và mở khóa máy. Tuy nhiên, do tay mình khá lớn cộng với trackpad bố trí hơi lệch về bên trái nên đôi lúc ngón tay cái của mình bị chạm nhầm vào trackpad khi gõ phím.
Màn hình là nơi đôi mắt chúng ta tiếp xúc nhiều nhất mỗi khi sử dụng laptop, và Asus trang bị hẳn cho chiếc máy tấm nền OLED độ phân giải FullHD cho khả năng hiển thị sống động và rực rỡ, kích thước 15,6-inch thiết kế viền siêu mỏng, tỉ lệ 16:10, độ phủ màu 100% DCI-P3 cùng những chứng chỉ khác như đạt chuẩn PANTONE, đạt chứng chỉ TÜV Rheinland về mức độ phát ánh sáng xanh thấp, độ sáng cao khoảng 550nits cho trải nghiệm xem nội dung rõ ràng khi ở ngoài trời.
Mình có dùng công cụ AIDA64 Extreme để kiểm tra thì tấm nền màn hình trên Vivobook 15X OLED đến từ Samsung, độ phủ màu đạt mức 107% NTSC, 100% sRGB và 96% Adobe RGB.
Điểm hạn chế duy nhất chính là tần số quét chỉ 60Hz, tuy nhiên với nhu cầu học tập và làm việc cơ bản thì điều này cũng không gây ảnh hưởng gì đến mặt trải nghiệm. Ngoài ra, Asus còn có tùy chọn phiên bản OLED 2.8K tần số quét 90Hz dành riêng cho phiên bản Vivobook 14X OLED trang bị CPU Intel. Nhìn chung, khả năng hiển thị trên Vivobook 15X OLED sẽ đáp ứng rất tốt những nhu cầu từ giải trí đa phương tiện như xem phim cho đến chỉnh sửa ảnh, biên tập video ở mức độ không quá chuyên nghiệp.
Viền trên cũng được trang bị webcam độ phân giải HD 720p cho nhu cầu học tập trực truyến hoặc chat video với người thân và bạn bè. Asus cũng trang bị tấm chắn webcam vật lý giúp che hình ảnh ngay lập tức khi thực hiện các cuộc gọi video để đảm bảo tính riêng tư. Cá nhân mình vẫn thích dùng kiểu vật lý này, khiến mình yên tâm hơn là bật/tắt bằng phần mềm trong hệ thống.
Quảng cáo
Bản lề máy cho khả năng gập 180 độ linh hoạt, điểm trừ là Asus không áp dụng thiết kế bản lề Ergolift giúp tạo độ nghiêng nhất định để mang lại trải nghiệm gõ phím tốt hơn trong thời gian dài.
Trang bị cấu hình phần cứng chính là điểm nổi bật cuối cùng, và chiếc Vivobook 15X OLED mình trên tay là phiên bản cấu hình cao cấp nhất với CPU Intel Core i5-12500H (12 nhân, 16 luồng, mức xung cao nhất đến 4.50GHz), 512GB SSD PCI-Express 3.0, 8GB RAM DDR4 3200MHz hỗ trợ nâng cấp với 1 khe SO DIMM. Trải nghiệm thực tế, những tác vụ thông thường hằng ngày như lướt web, chạy đa nhiệm các ứng dụng văn phòng đều được Vivobook 15X OLED đáp ứng nhanh và mượt mà. Đối với những tác vụ nặng nề hơn, chẳng hạn như chỉnh sửa ảnh bằng Photoshop thì vẫn khá ổn, còn khi hậu kì video FullHD hoặc 4K quay bằng điện thoại trên Adobe Premiere Pro 2021 thì máy sẽ hơi chậm và bị giật lag nhẹ trong quá trình hậu kì, cũng như thời gian để render video khá lâu. Và tất nhiên, Vivobook 15X OLED cũng không sinh ra để dành cho nhu cầu chơi những tựa game đồ họa cao do không được trang bị card đồ họa rời. Lời khuyên của mình là bạn nên nâng cấp thêm 8GB RAM cho Vivobook 15X OLED để có được trải nghiệm làm việc đa nhiệm, cũng như xử lý đồ họa và video tốt hơn.
Ngoài ra, Vivobook 15X OLED được trang bị viên pin dung lượng đến 70Wh, có thể xem là tốt nhất phân khúc để bạn sử dụng máy liên tục trong thời gian dài, cộng với adapter sạc 90W có hỗ trợ sạc nhanh. Và để duy trì hiệu năng ổn định trong thời gian dài đối với một chiếc laptop mỏng nhẹ như Vivobook 15X OLED, Asus cũng nâng cấp về hệ thống tản nhiệt IceCool mới, sử dụng ống dẫn nhiệt kép 8mm và 6mm, 87 cánh quạt được làm bằng polyme tinh thể lỏng, công suất tối đa lên đến TDP 45W. Trải nghiệm thực tế, mình sử dụng đa nhiệm vừa soạn văn bản vừa lướt trình duyệt web khoảng 14 tab, độ sáng màn hình khoảng 75% thì sau khoảng hơn 3 tiếng máy còn 50% pin.
Về những yếu tố khác, Vivobook 15X OLED được trang bị chuẩn kết nối không dây Wifi 6 và Bluetooth 5.0 để có được tính kết nối nhanh, ổn định và xa hơn. Đi kèm là tính năng Asus Wifi Master, mình có tham khảo được thì tính năng này sẽ giúp người dùng có thể phát trực tuyến video FHD YouTube ở khoảng cách lên tới 300 mét hoặc thậm chí hơn từ bộ định tuyến. Ngay cả khi đang sử dụng thiết bị USB 3.0, có thể gây nhiễu sóng không dây - người dùng vẫn có thể truyền phát mượt mà khi cách xa bộ định tuyến của mình từ 225 mét trở lên, xa hơn 65 mét so với máy tính xách tay tiêu chuẩn không có tiện ích Wi-Fi Master.
Tổng kết nhanh, với mức giá khoảng 20 triệu đồng cho phiên bản cao cấp nhất kích thước 15,6-inch, Vivobook 15X OLED xứng đáng là cái tên đầu tiên trong danh sách lựa chọn của bạn nếu cần mua một chiếc laptop cân bằng tốt giữa nhu cầu làm việc lẫn giải trí đa phương tiện hằng ngày, cũng như những thương hiệu đối thủ khác phải dè chừng.