Cooler Master hiện nay đang là một nhà sản xuất, cung ứng linh kiện, thiết bị phần cứng máy tính có tên tuổi trên thị trường. Trong đó, với các sản phẩm bộ nguồn máy tính (PSU), Cooler Master cũng có chỗ đứng nhất định nhờ có nhiều dòng sản phẩm phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau của người dùng.
Hôm nay, với TechPowerUp, chúng ta sẽ kiểm nghiệm bộ nguồn G550M của hãng, sản phẩm thuộc GM-series, dòng sản phẩm tầm trung có tỉ số hiệu năng trên giá thành cực tốt. Bài viết khá dài nên chúng tôi có lược bớt một số hình ảnh so với bài viết gốc, đồng thời chia làm vài phần khác nhau để độc giả dễ tập trung hơn. Ở phần I này, chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ lưỡng những gì có thể sờ – nhìn thấy được cả bên ngoài lẫn linh kiện bên trong.
Thông số kỹ thuật
Từ tên model, không khó để đoán ra bộ nguồn này có công suất 550W, thiết kế dây cáp semi-modular (tháo rời được một phần các dây cáp). Đạt chứng nhận 80 Plus Bronze, đường 12V single-rail nên theo Cooler Master, bộ nguồn đủ sức cung cấp cho VGA NVIDIA Titan, và sẵn sàng cho thế hệ Haswell nhờ các mạch chuyển đổi DC-DC cho các rail nhỏ. Một điều thú vị nữa là Cooler Master bảo hành tới 5 năm cho bộ nguồn này, trong khi ở cùng tầm giá, các bộ nguồn khác chỉ được bảo hành 3 năm. Điều đó chứng tỏ hãng rất tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của mình.
Hôm nay, với TechPowerUp, chúng ta sẽ kiểm nghiệm bộ nguồn G550M của hãng, sản phẩm thuộc GM-series, dòng sản phẩm tầm trung có tỉ số hiệu năng trên giá thành cực tốt. Bài viết khá dài nên chúng tôi có lược bớt một số hình ảnh so với bài viết gốc, đồng thời chia làm vài phần khác nhau để độc giả dễ tập trung hơn. Ở phần I này, chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ lưỡng những gì có thể sờ – nhìn thấy được cả bên ngoài lẫn linh kiện bên trong.
Phần I: Mở hộp và “lòng mề”
Thông số kỹ thuật
Từ tên model, không khó để đoán ra bộ nguồn này có công suất 550W, thiết kế dây cáp semi-modular (tháo rời được một phần các dây cáp). Đạt chứng nhận 80 Plus Bronze, đường 12V single-rail nên theo Cooler Master, bộ nguồn đủ sức cung cấp cho VGA NVIDIA Titan, và sẵn sàng cho thế hệ Haswell nhờ các mạch chuyển đổi DC-DC cho các rail nhỏ. Một điều thú vị nữa là Cooler Master bảo hành tới 5 năm cho bộ nguồn này, trong khi ở cùng tầm giá, các bộ nguồn khác chỉ được bảo hành 3 năm. Điều đó chứng tỏ hãng rất tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của mình.
Trước tiên, chúng ta xem qua các thông số kỹ thuật theo công bố của hãng:
Như có thể thấy, Cooler Master đã trang bị rất đầy đủ các mạch bảo vệ cho bộ nguồn bao gồm bảo vệ quá áp, dưới áp, quá công suất, quá nhiệt, quá dòng vào chống đoản mạch. Tuy nhiên, nhiệt độ làm việc giới hạn chỉ tới 40°C. Việc kiểm nghiệm tất nhiên sẽ được thực hiện ở mức nhiệt độ cao hơn.
Quạt làm mát kích thước lớn 120mm, sử dụng bạc đạn double ball-bearings (vòng bi kép) cho tuổi thọ cao hơn và ồn hơn một chút so với loại thông thường (sử dụng bạc đạn trơn). Thực ra thì Cooler Master trang bị quạt này cho bộ nguồn 550W là hơi “thừa” công suất, nhưng việc làm mát linh kiện điện tử thì làm như vậy chỉ tăng độ an toàn mà thôi, dù có thể tốn thêm 1 vài W nhưng tôi nghĩ ai cũng đồng ý sự đánh đổi này.
Thông số điện áp cung cấp của bộ nguồn G550M:
Các loại cáp và đầu nối:
Các đầu cắm khá dầy đủ, từ các đầu cấp nguồn SATA đến molex 4pin, các đầu 4+4 pin và 6+2 pin cấp nguồn thêm cho mainboard và VGA công suất lớn. Chiều dài cáp cũng đủ để sử dụng thoải mái trên các case cỡ nhỏ và vừa.
Đóng gói và các thông tin bên ngoài
Quảng cáo
Vỏ hộp của Cooler Master G550M được thiết kế gọn gàng với tông màu trắng. Hình ảnh sản phẩm và các tiêu chuẩn được in rõ ràng ở mặt trước: nhãn 80 Plus Bronze, chuyển mạch DC-DC cho các rail nhỏ, chuẩn ErP 2013, đường 12V single rail, và bảo hành 5 năm !!
Vỏ hộp bộ nguồn Cooler Master G550M phía trước
Các thông số kỹ thuật được ghi chú rõ ràng, thông tin tham khảo được in bằng nhiều thứ tiếng giúp người dùng dễ dàng nắm bắt:
Các thông số kỹ thuật của bộ nguồn G550M
Thông tin tham khảo bằng nhiều thứ tiếng
Các tính năng, thông tin đáng chú ý được in ở mặt sau, trong đó có 2 đồ thị biểu diễn mức hiệu suất bộ nguồn theo mức tải và mức công suất hoạt động của quạt, các hình ảnh nhỏ thể hiện các loại đầu cắm mà bộ nguồn cung cấp.
Quảng cáo
Mở hộp bên trong
Bộ nguồn được đi kèm hướng dẫn sử dụng và được đóng gói qua các lớp nilon bọt cùng carton giảm chấn:
Các phụ kiện đi kèm bao gồm cáp nối và ốc vít:
Hình thức sản phẩm
Bộ nguồn có chất lượng hoàn thiện khá tốt: có tản nhiệt lưới tổ ong, công tắt bật/tắt, cụm dây nguồn chính được bọc lưới cùng tông màu đen với vỏ nguồn, các khe gắn cáp và tem nhãn dán chú thích rõ ràng. Lớp sơn bên ngoài được hoàn thiện màu đen – sần, cho cảm giác ít trơn trượt và bền hơn (cảm giác thép dày hơn).
Các cáp và đầu nối được bọc lưới khá cẩn thận, chiều dài cũng chỉ đủ dùng chứ không đủ để “luồn lách” đi giấu dây trong những case lớn. Các cáp tháo rời được làm dạng phẳng, giúp đi dây gọn hơn.
Bo mạch và linh kiện bên trong
Để nhìn rõ toàn bộ bên trong, bao gồm bo mạch và các linh kiện, cần phải tháo rời toàn bộ. Và đây là những gì chúng ta có được bên trong bộ nguồn G550M:
Các linh kiện ở mặt trên bo mạch:
Bo mạch tương đối nhỏ gọn và các linh kiện không quá dày đặc, bởi bộ nguồn có công suất không lớn nên không yêu cầu nhiều linh kiện.
Bộ lọc nguồn vào:
Khối lọc nguồn vào được bắt đầu từ ngay sau ổ cắm điện, với 1 tụ X và 2 tụ Y cùng 1 IC nhỏ nhằm cách ly điện trở rò từ tụ C khi PSU khởi động. Phần còn lại nằm trên bo mạch chính, bao gồm 2 tụ X và 2 tụ Y, 2 cuộn cảm CM và 1 MOV (chống sét).
Cầu chỉnh lưu GBU1006:
Khối APFC (hiệu chỉnh hệ số công suất) sử dụng 2 FET SGF160N60W3 và một diode LXA08FP600. Tụ lọc đầu nguồn của Panasonic 470µF – 400V:
2 FET SGF190N60SJ được dùng làm mạch tạo xung chính:
IC điều khiển khối PWM TNY177PN:
Việc chỉnh lưu cho đường 12V ở phía thứ cấp được thiết kế đồng bộ, được đảm bảo bởi 3 FET SG65N0PFR. Tụ lọc hầu hết là của CapXon, nhưng cũng có một chiếc tụ Jun Fu. Có thể thấy đây là một sự nỗ lực cắt giảm chi phí linh kiện của Cooler Master khi sử dụng một linh kiện loại thường như vậy. Mặc dù chúng ta có thể không thích, nhưng với việc bảo hành 5 năm cho sản phẩm, Cooler Master có lẽ đã tính toán đủ độ an toàn cần thiết. Hai bộ VRM tạo điện áp cho các rail nhỏ cũng được gắn cùng trên bo mạch chính. Bộ điều khiển PWM là APW7159 với 2 cặp FET M3004D và M3006D đi cùng:
Trên mặt trước của bo gắn module cáp còn có vài con tụ CapXon và một con tụ Jun Fu khác:
Một IC quản lý được hàn trên bo mạch, thuộc loại Sitronix ST9S429-PG14, nó có 2 kênh +12V được bảo vệ quá dòng (OCP) và không có bảo vệ quá nhiệt (OTP), cho nên việc bảo vệ quá nhiệt sẽ được thực hiện theo cách khác:
Chất lượng mối hàn là khá tốt và chúng tôi còn phát hiện cụm điều khiển PFC/PWM – một thiết kế thường được dùng trên các PSU hiệu suất thấp trước đây, như là Champion CM6800TX:
Quạt làm mát được sản xuất bởi Yate Loon, model D12BH-12 (120 mm, 12 V, 0.3 A, 2300 RPM, 89 CFM, 41 dBA). Sử dụng vòng bi kép nên ở mức công suất cao nhất sẽ ồn hơn loại dùng bạc đạn thường, nhưng nó bền hơn, và quan trọng là ở điều kiện dùng thông thường thì nó cũng không chạy hết công suất để gây tiếng ồn lớn nên bạn có thể yên tâm.
Như vậy, trong phần này chúng ta đã tìm hiểu khá kỹ về bên trong cũng như bên ngoài của bộ nguồn Cooler Master G550M. Trong phần sau, chúng ta sẽ đi vào kiểm nghiệm thực tế khả năng hoạt động và các khía cạnh khác của bộ nguồn này.
Theo TechPowerUp