Tegra thường đem đến triển lãm CES hàng năm hàng loạt các sản phẩm trong dòng SoC dành cho mobile của hãng. Và lần nãy Tergra lại tiếp tục trình diễn một CPU Tegra K1, một bộ xử lý mạnh mẽ dành cho di động, được biết đến như là kết quả của dự án Project Logan.
Với Tegra 2, hãng đã cho thấy vị trí tiên phong của mình khi đầu tiên cho ra dòng chip đồ họa dual-core (2 nhân) dành cho Android. Tegra 3 lại đánh dấu cột mốc mới với chip 4 nhân (quad-core). Tegra 4 thì đem lại tốc độ nhanh hơn nhiều so với Tegrea 3. Với Tegra K1, Tegra đã tập trung vào giá trị cốt lõi của một chip đô hoại thay vì chỉ tập trung vào các tính năng mang tính PR, quảng cáo.
Chip đồ hoại Tegra K1 sẽ có 2 phiên bản, một phiên bản 4 nhân (4+1) Cortex-A5, một phiên bản khác chứ 2 CPU theo kiến trúc 64-bit ARMv8 Denver của Tegra. Quan trọng hơn chúng được đều được trang bị GPU với kiến trúc Kepler của NVIDIA. Thực sự, K1 đã đánh dấu sự thay đổi trong cách thiết kế GPU cho mobile của NVIDIA. Từ thời điểm này, tất cả các chip đồ họa dành cho mobile đều sẽ được trang bị nền tảng kiến trúc tương tự như các chip dành cho máy để bàn. Cụ thể hơn, tất cả thiết kế trên chip dành cho mobile từ thời điểm này sẽ tương tự với bản thiết kế của NVIDIA GeFore.
Tegra K1 là kết quả của dự án Denver, nó đã thay đổi hoàn toàn cấu trúc nhân của CPU ARMv8
CPU lựa chon 1: Lõi tứ ARM Cortex 15
Tegra 1 được thiết kế với 2 phiên bản. Bản đầu tiên đã được sản xuất vào cuối tháng 12/2013, và đã được gửi đến các nhà sản xuất thiết bị, phần cứng trong quý I năm nay và sẽ được các hãng sản xuất trang bị cho các thiết bị của mình trong nữa năm 2014. Phiên bản này được thiết kế dựa trên CPU ARM's Cortex A15.
Giống với Tegra 4, phiên bản Tegra K1 - A15 trang bị 4 lõi Cortex- A15 kêt hợp cho xung nhịp rất cao và lõi lõi Cortex A15 thứ 5 được tối ưu hóa cho những hoạt động sử dụng ít điện năng và không đòi hỏi xử lý mạnh. Nhân thứ 5, được NVIDIA gọi là nhân hỗ trợ, có khả năng chuyển đổi để sử dụng khi thiết bị không cần xử lý các tác vụ tốn nhiền CPU (như chế độ chạy nền khi tắt màn hình, soạn mail, kiểm tra newfeed...). Khi mà nhu cầu xử dụng CPU của thiết bị tăng lập tức nhân hỗ trợ này sẽ được ngắt khỏi và thay thế vào một trong 4 nhân có khả năng xử lý mạnh, và lần lượt số lượng kết nối sẽ tăng lên 2, 3 hay tất cả 4 nhân tùy theo nhu cầu tác vụ (nhưng không bao giờ 5 nhân sẽ được kết nối đồng thời).
Phiên bản Tegra K1 được trang bị Cortex A15 (r3p3), đây là phiên bản mới hơn phiên bản được trang bị cho Tegra 4 (r2p1). ARM tiếp tục cập nhật IP bộ xử lý của nó. Bản cập nhật này nhằm sửa một số lỗi và cải thiện hiệu năng hoạt động của nó chút ít.Với Tegra K1' A15 nó được cải thiệt đáng kể ở khả năng tiết kiệm điện. Với r3p0 (phiên bản đời trước của r3p3) ARM đã làm giảm độ rò rỉ của dòng điện, do đó thiết bị hoạt đồng tiết kiệm điện hơn.
Sự kết hợp giữa bản bổ sung của A15 và kiến trúc 28nn đã đem đến hiệu năng hoạt động tuyệt vời hơn cho Tegra K1 khi tiêu thụ một lượng điện năng bằng nhau hoặc là tiêu thụ điện năng ít hơn khi hoạt động ở cùng mức hiệu năng. Thực tế răng, các nhà sản xuất thường chạy theo hiệu suất tối đã mà không quan tâm việc cân bằng giữa hiệu suất hoạt động và lượng điện năng tiêu thụ, nhưng Tegra K1 đã làm được điều này tốt hơn nhiều so với Tegra 4.
Xung nhịp tối đa từ 1,9GHz có thể tăng lên 2,3 GHz đó là kết quả của việc sử dụng kiến trúc 28nm. 2.3 GHz là tốc độ tối đa của Tegra K1 bất kể số lượng các nhân đang hoạt động. Xung nhịp này đã tăng 20% so với bản Tegra 4.
Quảng cáo
Với Tegra K1, NVIDIA không có sự thay đổi nào đối với L1/L2 Cache. Chúng vẫn có 2MB L2 và 32KB/32KB L1s (I$+D$) cho mỗi nhân.
Nhân hỗ trợ có thể hoạt đổng với tốc độ tối đa 1GHz, nhưng thường chỉ hoạt động ở mức 500MHz.
Nguồn: AnandTech