Bộ GTVT dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường sắt sẽ đạt 18tr2 tấn hàng hóa vào năm 2050, vì vậy tuyến đường sắt quốc gia VN hiện tại sẽ được nâng cấp để phục vụ nhu cầu này. Bên cạnh đó, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam (dự kiến khởi công năm 2027) được quy hoạch chủ yếu để chở khách, việc vận tải hàng hóa sẽ ưu tiên các loại hàng gọn nhẹ, hàng điện tử công nghệ có giá trị cao, hàng quốc phòng.
Dự kiến trục đường sắt cao tốc Bắc-Nam sẽ có 5 ga hàng hóa, nhằm phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa bên cạnh nhu cầu vận chuyển hành khách. Dự kiến 5 nhà ga này sẽ được bố trí tại các địa phương:
Dự kiến trục đường sắt cao tốc Bắc-Nam sẽ có 5 ga hàng hóa, nhằm phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa bên cạnh nhu cầu vận chuyển hành khách. Dự kiến 5 nhà ga này sẽ được bố trí tại các địa phương:
- Ga Thường Tín: Đặt tại huyện Thường Tín của TP Hà Nội, kết nối với tuyến đường sắt quốc gia VN hiện hữu và kết nối với cảng biển Hải Phòng, kết nối đường sắt liên vận Trung Quốc-Việt Nam, qua Lào Cai - Hà Nội - Lạng Sơn.
- Ga Vũng Áng: Đặt tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ An, tỉnh Hà Tĩnh, kết nối khu kinh tế Vũng Áng và kết nối với tuyến đường sắt liên vận Việt-Lào qua Mụ Giạ - Vũng Áng - Viêng-Chăn.
- Ga Chu Lai: Đặt tại xã Tam Hiệp và Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Kết nối cảng hàng không Chu Lai, cảng biển Dung Quất, Kỳ Hà.
- Ga Vân Phong: Đặt tại xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Kết nối các vùng kinh tế ở các tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
- Ga Trảng Bom: Đặt tại xã Quảng Tiếng, huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai. Kết nối tuyến đường sắt hiện hữu, kết nối các cảng biển Vũng Tàu, Biên Hòa. Kết nối liên vận Việt-Campuchia và kết nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ.