Năm 2019, nhóm các kỹ sư và nhà phát triển tự động hóa, dẫn đầu bởi Aiden Meller đã giới thiệu Ai-Da, một robot lấy hình dáng con người với khả năng vẽ tranh. Những bức họa do robot này tạo ra không đơn thuần dựa trên những lệnh điều khiển đôi tay cơ học máy móc của Ai-Da, mà dựa trên mô hình ngôn ngữ LLM kết hợp với khả năng cử động.
Tác phẩm mới nhất được giới thiệu của cô robot này là một bức tranh khổ lớn có tên “AI God”, khắc họa cha đẻ của ngành khoa học máy tính, Alan Turing theo phong cách siêu thực. Dự kiến bức này sẽ được bán đấu giá thông qua một sự kiện do Sotheby's tổ chức, và được các chuyên gia định giá ít nhất sẽ đem về 120 nghìn USD. Trước đó, những tác phẩm của cô robot này đã được trưng bày tại trụ sở Liên Hợp Quốc hồi tháng 5 vừa rồi:
Cái tên của Ai-Da rõ ràng là một cách để các nhà khoa học và nghiên cứu AI cũng như tự động hóa vinh danh nhà toán học Ada Lovelace, người được coi là “lập trình viên” đầu tiên với thuật toán vận hành thông qua cỗ máy tính Analytical Engine ở thế kỷ XIX. Đây là tác phẩm được tạo ra từ sự hợp tác của Aiden Meller, một chuyên gia và nhà giao dịch mỹ thuật, với các nhà nghiên cứu thuộc đại học Oxford cùng nhà sản xuất tự động hóa Engineered Arts.
Tác phẩm mới nhất được giới thiệu của cô robot này là một bức tranh khổ lớn có tên “AI God”, khắc họa cha đẻ của ngành khoa học máy tính, Alan Turing theo phong cách siêu thực. Dự kiến bức này sẽ được bán đấu giá thông qua một sự kiện do Sotheby's tổ chức, và được các chuyên gia định giá ít nhất sẽ đem về 120 nghìn USD. Trước đó, những tác phẩm của cô robot này đã được trưng bày tại trụ sở Liên Hợp Quốc hồi tháng 5 vừa rồi:
Cái tên của Ai-Da rõ ràng là một cách để các nhà khoa học và nghiên cứu AI cũng như tự động hóa vinh danh nhà toán học Ada Lovelace, người được coi là “lập trình viên” đầu tiên với thuật toán vận hành thông qua cỗ máy tính Analytical Engine ở thế kỷ XIX. Đây là tác phẩm được tạo ra từ sự hợp tác của Aiden Meller, một chuyên gia và nhà giao dịch mỹ thuật, với các nhà nghiên cứu thuộc đại học Oxford cùng nhà sản xuất tự động hóa Engineered Arts.
Như đã nói, Ai-Da không được con người điều khiển, mà robot này tạo ra những bức tranh bằng thuật toán AI. Camera ở vị trí đôi mắt của họa sĩ robot sẽ quan sát để điều khiển đôi tay vẽ. Đôi tay máy móc của robot, thay vì quét những đường cọ sáng tạo và phóng khoáng, thì sẽ vẽ theo cách chính xác và tỉ mỉ hơn, những đường vẽ ngắn, dần dần tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh.
Ở sự kiện tại trụ sở Liên Hợp Quốc, Ai-Da sử dụng mô hình LLM để phát biểu: “Thông qua bức tranh khắc họa Alan Turing, tôi muốn vinh danh những thành tựu và những đóng góp của ông trong quá trình phát triển ngành điện toán và trí tuệ nhân tạo. Những tác phẩm của tôi cũng đi theo những giá trị đạo đức mà Liên Hợp Quốc đặt ra, để sử dụng AI một cách có trách nhiệm, thứ mà chính Alan Turing đã từng kêu gọi.”
Nói thêm về bức chân dung siêu thực khắc họa Alan Turing, nhà giao dịch mỹ thuật Aiden Meller nói: "Thập niên 1950, Alan Turing đã từng bày tỏ quan điểm lo ngại về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo sau này. Bức chân dung do Ai-Da khắc họa đã gợi ra hình ảnh của nhà khoa học máy tính lỗi lạc theo cách ám ảnh, sử dụng tông màu trầm, những góc cạnh khuôn mặt bị phá vỡ, với nền là những hình dạng mờ ảo của cỗ máy Bombe giải mã máy Enigma do Turing tạo ra. Vừa mơ hồ vừa ám ảnh, những tác phẩm của Ai-Da đã đặt ra những câu hỏi, liệu rằng sức mạnh cảu AI sẽ đưa chúng ta đến đâu, giữa lúc đang diễn ra cuộc chạy đua toàn cầu để khai thác sức mạnh của nó."
Trước đó, Ai-Da đã tạo ra vài bức chân dung với phong cách tương tự, với những nhân vật như Billie Eilish, Diana Ross, Kendrick Lamar hay Ngài Paul McCartney hồi năm 2022, trình diễn tại Glastonbury Festival. Nhưng bức chân dung của Alan Turing dưới bàn tay của robot AI này mới thu hút được nhiều sự chú ý.
Cũng trong năm 2022, Ai-Da đã vẽ một bức chân dung Nữ hoàng Elizabeth Đệ Nhị, trước sự kiện Platinum Jubilee, kỷ niệm 70 năm bà hoàng trị vì Vương Quốc Anh. Bức chân dung mang tên “Algorithm Queen” này đã giúp Ai-Da trở thành robot AI đầu tiên được ủy ban quốc hội Anh đề cập khi bàn thảo về tác động của công nghệ đối với ngành sáng tạo.
Quảng cáo
Và đương nhiên, Ai-Da chỉ có khả năng tạo ra những bức tranh hay nói chuyện nhờ vào mô hình ngôn ngữ, chứ hoàn toàn không có nhận thức. Vậy nên bức chân dung của Alan Turing bán được bao nhiêu, giá trị ra sao, Ai-Da hoàn toàn không hiểu được. Có lẽ chính điều này đã một lần nữa chứng minh rằng, những dự đoán của Alan Turing hơn nửa thế kỷ trước về những cỗ máy trí tuệ nhân tạo vẫn đúng.
Theo Techspot, The Independent