Câu chữ viết đó dịch sang tiếng Việt là: “Chiếc lược ngà voi này sẽ bắt hết chấy rận trên tóc và râu.” Như tiêu đề, không loại trừ khả năng trong tương lai các nhà khảo cổ học sẽ tìm được những di chỉ và những hiện vật cổ hơn mô tả những ngày đầu ngôn ngữ của loài người được hình thành một cách có hệ thống, với bằng chứng là những hệ chữ viết và những câu đầy đủ chủ ngữ vị ngữ. Nhưng đến lúc đó, thì chiếc lược ngà voi này là bằng chứng cổ nhất.
Chiếc lược này được các nhà khảo cổ khai quật vài năm trước tại Tel Lachsich, Israel. Vào thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, tức là khoảng 4 nghìn năm trước, khu di chỉ này từng là một thành phố lớn của nền văn minh Canaan ở khu vực Trung Cận Đông ngày nay, với lãnh thổ trải dài từ Lebanon, Israel, Palestine, vùng phía tây Jordan và tây nam Libya.
Nhưng mãi đến tháng 12/2021, các nhà khoa học mới phát hiện ra những ký hiệu chằng chịt xiên xẹo khắc trên chiếc lược là những ký tự của hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người được ghi nhận. Mất một thời gian để xâu chuỗi tất cả các ký tự, và hoá ra đó là một câu cầu nguyện khi chải tóc cho chấy rận bay ra hết. Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tờ tạp chí Jerusalem Journal of Archaeology.
Đồng chủ biên cuộc nghiên cứu, Yosef Garfinkel nói: “Đây là câu viết đầu tiên bằng tiếng Canaan được tìm thấy ở Israel. Cũng đã tìm thấy những câu viết bằng thứ ngôn ngữ này ở vùng Ugarit, Syria, nhưng chúng được viết bằng hệ thống chữ cái khác, không giống những gì trên chiếc lược. Trong các văn bản Ai Cập cổ đại và cả Kinh Thánh của người Do Thái cũng từng đề cập tới các thành phố Canaan. Dòng chữ trên chiếc lược là bằng chứng rõ ràng nhất của việc con người đã có ghi chép hàng ngày từ 3.700 năm trước. Đây là một cột mốc quan trọng của lịch sử chữ viết của loài người.”
Chiếc lược này được các nhà khảo cổ khai quật vài năm trước tại Tel Lachsich, Israel. Vào thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, tức là khoảng 4 nghìn năm trước, khu di chỉ này từng là một thành phố lớn của nền văn minh Canaan ở khu vực Trung Cận Đông ngày nay, với lãnh thổ trải dài từ Lebanon, Israel, Palestine, vùng phía tây Jordan và tây nam Libya.
Nhưng mãi đến tháng 12/2021, các nhà khoa học mới phát hiện ra những ký hiệu chằng chịt xiên xẹo khắc trên chiếc lược là những ký tự của hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người được ghi nhận. Mất một thời gian để xâu chuỗi tất cả các ký tự, và hoá ra đó là một câu cầu nguyện khi chải tóc cho chấy rận bay ra hết. Kết quả nghiên cứu đã được đăng trên tờ tạp chí Jerusalem Journal of Archaeology.
Đồng chủ biên cuộc nghiên cứu, Yosef Garfinkel nói: “Đây là câu viết đầu tiên bằng tiếng Canaan được tìm thấy ở Israel. Cũng đã tìm thấy những câu viết bằng thứ ngôn ngữ này ở vùng Ugarit, Syria, nhưng chúng được viết bằng hệ thống chữ cái khác, không giống những gì trên chiếc lược. Trong các văn bản Ai Cập cổ đại và cả Kinh Thánh của người Do Thái cũng từng đề cập tới các thành phố Canaan. Dòng chữ trên chiếc lược là bằng chứng rõ ràng nhất của việc con người đã có ghi chép hàng ngày từ 3.700 năm trước. Đây là một cột mốc quan trọng của lịch sử chữ viết của loài người.”
Đành rằng, những hệ thống chữ viết đầu tiên đã xuất hiện từ hơn 5 nghìn năm trước ở Mesopotamia và Ai Cập cổ đại, nhưng những ký tự đều là biểu tượng chứ không phải chữ cái, thứ mà mãi đến quãng năm 1800 Trước Công Nguyên mới phổ biến. Theo các nhà nghiên cứu, bảng chữ cái Canaan cổ này rất ít được biết đến, vì rất ít hiện vật khảo cổ từ thế kỷ thứ XIII Trước Công Nguyên còn tồn tại được đến ngày nay. Trước đó các nhà khoa học cũng chỉ tìm được vài từ rời rạc không có ngữ cảnh rõ ràng. Rất có thể những câu đầy đủ dùng bộ chữ cái Canaan đã biến mất cùng những món đồ dùng hàng ngày bị thời gian bào mòn và phá huỷ.
Kể từ thập niên 1930, khu di chỉ Lachsich đã hé lộ cả chục mảnh ghép của lịch sử gần 4 nghìn năm về trước, qua đó mô tả vai trò rất quan trọng của thành phố này trong việc hình thành bảng chữ cái đầu tiên của nhân loại.
Chiếc lược trong hình cover được khai quật vào mùa hè năm 2016, ở khu vực trung tâm di chỉ, gần đền thờ mặt trời của thời đế chế Ba Tư, một cung điện thời đồ sắt, một ngôi đền Acropolis cuối thời đồ đồng, và một cung điện giữa thời đồ đồng.
Theo các nhà khảo cổ, chiếc lược kích thước 3.5x2.5cm này khá giống lược bí bắt chấy quen thuộc với anh em, với răng lược ở cả hai cạnh. Đáng tiếc là giờ chỉ còn phần sống lược, còn răng thì đã gãy gần hết. Một cạnh có răng thưa hơn để gỡ tóc rối, cạnh còn lại là 14 răng sát hơn để chải chấy rận và trứng của chúng khỏi tóc.
Sử dụng những kỹ thuật xác định niên đại và chất liệu, các nhà khảo cổ đi đến kết luận chiếc lược này làm từ ngà voi, tức là món đồ này được đưa về từ vùng khác. Đáng tiếc là rất khó xác định chính xác thời điểm chiếc lược tồn tại bằng niên đại carbon phóng xạ.
Những chữ cái khắc trên lược bao gồm 17 ký tự, 2 trong số đó đã bị mòn vì thời gian, kết hợp lại với nhau thành một câu 7 từ. Theo các nhà khoa học, câu này được khắc không đều, dòng trên chữ nhỏ dần, và được viết từ phải sang trái. Nhưng đến dòng thứ 2, người thợ điêu khắc đã lật ngược chiếc lược để khắc nốt từ trái sang phải. Nhìn thì nguệch ngoạc, nhưng với kích thước chỉ vài cm, cũng cần tay nghề không tồi chút nào.
Theo Arstechnica
Quảng cáo