Đây là chiếc máy ảnh lớn nhất quả đất vào thời điểm 1900. Nó được sản xuất với mục đích chụp một ảnh toàn cảnh đoàn tàu rất lớn thời ấy. Việc chụp lại một tấm ảnh toàn cảnh là rất khó và không ghi nhận đúng góc nhìn phối cảnh nếu chụp ghép nhiều tấm. Thế là người ta quyết định làm một cái máy ảnh lớn đủ khả năng chụp một tấm mà lấy được toàn cảnh đoàn tàu. Chiếc máy ảnh này đã chụp với thời gian phơi sáng 2.5 phút, được công bố là bức ảnh đơn lớn nhất thế giới hiện thời - trưng bày trại triển lãm Paris 1990.
Câu chuyện là vào năm 1899, công ty đường sắt Chicago & Alton sản xuất tàu hơi nước "The Alton Limited" sắp hoàn thành. Để lưu giữ lại tuyệt tác ấy, các nhà sản xuất quyết định có một bức ảnh chụp toàn cảnh. Nhiếp ảnh gia ở Chicago - George R. Lawrence - được chọn. Lawrence rất nổi tiếng, có xưởng ảnh phim, có những ảnh thử nghiệm chụp với flash nhiều người biết đến, về sau còn nổi tiếng với việc chụp ảnh từ trên không cảnh San Francisco sau động đất 1906.
Lúc đầu, Lawrence đề xuất chụp từng phần con tàu với nhiều tấm rồi ghép lại thành một tấm đại cảnh và ghép ở công đoạn in. Ý tưởng đó bị từ chối với lý do: "không giữ được tính trung thực tuyệt đối của phối cảnh". Lawrence đề xuất một giải pháp khác, được Chicago & Alton rất hào hứng đồng ý, "làm một chiếc máy ảnh lớn nhất thế giới!"
Lawrence đã lên kế hoạch làm một chiếc máy ảnh đáp ứng yêu cầu đó. Chụp một tấm 8×4.5-foot là kích thước lớn gấp 3 lần kích thước tấm ảnh lớn nhất lúc bấy giờ. Thời gian phải hoàn thành cái máy này là 75 ngày.
Câu chuyện là vào năm 1899, công ty đường sắt Chicago & Alton sản xuất tàu hơi nước "The Alton Limited" sắp hoàn thành. Để lưu giữ lại tuyệt tác ấy, các nhà sản xuất quyết định có một bức ảnh chụp toàn cảnh. Nhiếp ảnh gia ở Chicago - George R. Lawrence - được chọn. Lawrence rất nổi tiếng, có xưởng ảnh phim, có những ảnh thử nghiệm chụp với flash nhiều người biết đến, về sau còn nổi tiếng với việc chụp ảnh từ trên không cảnh San Francisco sau động đất 1906.
Lúc đầu, Lawrence đề xuất chụp từng phần con tàu với nhiều tấm rồi ghép lại thành một tấm đại cảnh và ghép ở công đoạn in. Ý tưởng đó bị từ chối với lý do: "không giữ được tính trung thực tuyệt đối của phối cảnh". Lawrence đề xuất một giải pháp khác, được Chicago & Alton rất hào hứng đồng ý, "làm một chiếc máy ảnh lớn nhất thế giới!"
Lawrence đã lên kế hoạch làm một chiếc máy ảnh đáp ứng yêu cầu đó. Chụp một tấm 8×4.5-foot là kích thước lớn gấp 3 lần kích thước tấm ảnh lớn nhất lúc bấy giờ. Thời gian phải hoàn thành cái máy này là 75 ngày.
Thân máy dài 6 mét, nặng 650 kg, chất liệu khung sườn là gỗ anh đào tự nhiên, thiết kế có 2 màn hình lấy nét, thiết kế có 2 màn hình lấy nét, ống nối cao su lót vải đen bên trong có thể chứa cùng lúc 6 người đàn ông đứng bên trong. Hai ống kính Carl Zeiss, cũng là ống kính lớn nhất chưa từng được làm trước đó, một ống góc rộng 1676mm và một ống tele 3048mm được sử dụng. Cần đến 15 người thợ phối hợp cùng thiết lập máy chụp. Để đưa máy ảnh được đưa đến vị trí phải bằng tàu vận chuyển.
Ảnh này có thể so sánh chiều cao của máy ảnh với một người đàn ông đang đứng
Thợ đang làm bên trong máy ảnh
Từ xưởng, phải tháo rời máy chụp và chuyển bằng xe ngựa đến nhà ga
Quảng cáo
Đưa máy chụp lên tàu
Cảnh tàu vận chuyển máy và đoàn thợ đến nơi thiết lập máy để chụp.
Đưa máy chụp vào vị trí cố định, là một cánh đồng gần công viện Brighton, có thể thấy đoàn tàu ở đằng xa
Quảng cáo
15 thợ ảnh phối hợp lắp ráp và thiết lập máy ảnh
Lắp bellow focus
Sẵn sàng!
Phơi sáng trong 2.5 phút, sử dụng hết 10 lít hoá chất, Lawrence đã có một bức ảnh rõ nét rộng 8 foot.
Tháo dỡ máy ảnh sau khi chụp
Người ta tả về chiếc tàu này như sau: "Chưa có chiếc xe chạy đường sắt nào từng có thiết kế đồng bộ và đối xứng như chiếc này. Chưa có toa xe nào từng được sản xuất có cùng kích thước, hình dáng và kiểu cách hiện đại như này. Chưa có tàu nào được làm với cùng chiều cao và chiều dài, và mới chỉ có nhà ga được làm tại Alton có kích thước phù hợp với đầu máy và toa tàu, tăng thêm vẻ đẹp hấp dẫn cho tàu."
Bức ảnh đã được trưng bày tại Paris năm 1990, rất nhiều người đã không tin có chiếc máy chụp một phát ra được tấm ảnh này. George R. Lawrence và công ty đường sắt đã phải mất công đoạn chứng thực, và sau đó được công nhận là bức ảnh đơn lớn nhất bấy giờ, và dĩ nhiên, người ta nói đến cái máy lớn nhất này, đã được dùng để chụp bức ảnh đại cảnh tuyệt vời ấy rất nhiều. Quả là khi nhu cầu lưu trữ ảnh xuất hiện, họ quyết tâm thực hiện bằng được ý tưởng - vào thời đó - xem là rất điên rồ. Ý chí của con người rất khủng khiếp, như rất nhiều công nghệ khác đã thành hình phục vụ cho nhu cầu chinh phục nào đó, thì cái máy ảnh này cũng là một thể hiện.
Nhu cầu có một bức ảnh có trước, thúc đẩy phải có cái thiết bị đủ khả năng chụp bức ảnh đó!
Nguồn: indianahistory