Theo những gì được các nhà khảo cổ tìm thấy, chúng ta có thể biết được những cư dân sống ở vùng Bắc Cực đã biết tạo ra và sử dụng “mắt kính” từ hơn 4000 năm trước. Những chiếc kính này có mục đích bảo vệ đôi mắt của họ khỏi chứng mù tuyết (photokeratitis) khi sinh sống tại nơi đây. Ánh sáng mặt trời mang trong nó tia cực tím và khi bị phản xạ các tia cực tím này sẽ bị khuếch đại và gây tổn thương đến đôi mắt. Tình trạng này có thể gây ra những cơn đau mắt dữ dội và mất nhiều ngày hồi phục. Đây là một hiện tượng cực kì phổ biển tại đây, vì thế để khắc phục vấn đề này, người xưa đã phải tạo ra những cặp kính làm từ ngà voi, xương động vật để có thể bảo vệ đôi mắt khi buộc phải đi qua những vùng đầy tuyết.
Những thợ săn Eskimo được cho là người đầu tiên gia công những chiếc kính tuyết khắc tay tự nhiên khi họ có nhu cầu ra ngoài tìm thức ăn. Và như mình đã nói ở trên, mục đích của chiếc kính này là giúp họ giảm nguy cơ tổn thương mắt. Ngoài người Eskimo, còn có Yupik, Aleut và một số nhóm khác sử dụng loại kính này.
Theo bác sĩ nhãn khoa người Đan Mạch, Mogens Norn cho biết kính chống tuyết của người Inuit không bị đóng sương hoặc băng như các loại kính bảo hộ thông thường. Ông đánh giá rất cao tính hữu dụng và đơn giản của loại kính này. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng với thiết kế như vậy, kính này làm giảm rất nhiều tầm nhìn của người đeo và tăng nguy cơ vấp ngã. Bởi người đeo kính không thể quan sát được ở góc độ thấp.
Về chất liệu, ban đầu người ta dùng ngà hải mã, nhung tuần lộc, xương hoặc thậm chí là cỏ ven biển để làm vật liệu tạo ra kính. Cho đến cuối thế kỷ 19, gỗ trở thành vật liệu được dùng để thay thế. Về thiết kế, kính được tạo ra để vừa vặn với khuôn mặt của người đeo, sau đó họ sẽ đục 1 hoặc 2 đường rỗng một đường ngang để phù hợp với hướng nhìn của đôi mắt. Kính được giữ chặt vào khuôn mặt bằng một sợi dây, các bạn có thể hình dung tương tự như mắt kính bơi hiện tại. Người xưa cũng dùng bồ hóng, nhọ nồi để quét vào bên trong kính nhằm giảm tối đa việc bị chói sáng.
Như vậy, những chiếc kính mát ban đầu không được dùng cho mục đích thời trang như hiện nay. Và giờ đây khi mọi thứ đã phát triển hơn, người Eskimo đã thay kính bảo hộ thô sơ đó bằng kính râm để chống tia UV và tăng thêm tính thời trang cho mình. Chiếc kính cổ nhất có niên đại từ những năm 1200 sau công nguyên được tìm thấy ở Canada và hiện đang trưng bày tại bảo tàng ở Quebec.
Theo Ststworld
Những thợ săn Eskimo được cho là người đầu tiên gia công những chiếc kính tuyết khắc tay tự nhiên khi họ có nhu cầu ra ngoài tìm thức ăn. Và như mình đã nói ở trên, mục đích của chiếc kính này là giúp họ giảm nguy cơ tổn thương mắt. Ngoài người Eskimo, còn có Yupik, Aleut và một số nhóm khác sử dụng loại kính này.
Theo bác sĩ nhãn khoa người Đan Mạch, Mogens Norn cho biết kính chống tuyết của người Inuit không bị đóng sương hoặc băng như các loại kính bảo hộ thông thường. Ông đánh giá rất cao tính hữu dụng và đơn giản của loại kính này. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng với thiết kế như vậy, kính này làm giảm rất nhiều tầm nhìn của người đeo và tăng nguy cơ vấp ngã. Bởi người đeo kính không thể quan sát được ở góc độ thấp.
Về chất liệu, ban đầu người ta dùng ngà hải mã, nhung tuần lộc, xương hoặc thậm chí là cỏ ven biển để làm vật liệu tạo ra kính. Cho đến cuối thế kỷ 19, gỗ trở thành vật liệu được dùng để thay thế. Về thiết kế, kính được tạo ra để vừa vặn với khuôn mặt của người đeo, sau đó họ sẽ đục 1 hoặc 2 đường rỗng một đường ngang để phù hợp với hướng nhìn của đôi mắt. Kính được giữ chặt vào khuôn mặt bằng một sợi dây, các bạn có thể hình dung tương tự như mắt kính bơi hiện tại. Người xưa cũng dùng bồ hóng, nhọ nồi để quét vào bên trong kính nhằm giảm tối đa việc bị chói sáng.
Như vậy, những chiếc kính mát ban đầu không được dùng cho mục đích thời trang như hiện nay. Và giờ đây khi mọi thứ đã phát triển hơn, người Eskimo đã thay kính bảo hộ thô sơ đó bằng kính râm để chống tia UV và tăng thêm tính thời trang cho mình. Chiếc kính cổ nhất có niên đại từ những năm 1200 sau công nguyên được tìm thấy ở Canada và hiện đang trưng bày tại bảo tàng ở Quebec.
Theo Ststworld