Đây là thời của các thiết bị lắp ghép: smartphone, tablet, đồng hồ và hơn thế nữa

Duy Luân
16/5/2015 0:42Phản hồi: 160
Đây là thời của các thiết bị lắp ghép: smartphone, tablet, đồng hồ và hơn thế nữa
lapka_google_project_ara-2.jpg
Khi mua một chiếc điện thoại, bạn phải đánh đổi khá nhiều thứ. Chiếc này có camera quá ngon, nhưng pin tệ. Chiếc kia có pin tuyệt vời nhưng thiết kế thì lại quá to. Chiếc có pin lâu thì màn hình lại... không đẹp. Những vấn đề như thế cứ xuất hiện mãi trong thời buổi ngày nay, nhưng trong tương lai gần có thể chúng ta sẽ không cần phải đắn đo những chuyện như thế nữa. Khi mua smartphone, chúng ta có thể tự xây dựng cho mình một cấu hình vừa đúng như ý muốn. Và rồi "trò chơi xếp hình" này không chỉ áp dụng cho điện thoại, mà còn cho cả tablet, smartwatch, hay thậm chí là cả phụ kiện luôn.

Mua một lần, xài mãi mãi


Rangan Srikhanta, CEO của công ty One Education tại Úc, tin tưởng vào những điều nói trên. Hiện ông đang phát triển XO-Infinity, một chiếc laptop lai tablet kế thừa cho dự án One Laptop Per Child (OLPC). Sức hấp dẫn của mẫu Infinity rất rõ ràng: mua một lần, xài mãi mãi. Bạn có thể nâng cấp từng linh kiện riêng lẻ khi bạn cần, phần còn lại có thể tiếp tục sử dụng cho đến khi bạn muốn nâng cấp tiếp. Và đây cũng là tình hình chung của thế giới: không phải ai cũng có khả năng đổi điện thoại vài năm một lần, trong khi công nghệ thì cứ thay đổi với tốc độ chóng mặt. Lỡ bạn chỉ cần camera tốt hơn thì sao? Hoặc chỉ đơn giản là bạn cần một thứ có thể bắt sóng Wi-Fi hiệu quả hơn? Những thành phần khác như màn hình, vi xử lý, hệ điều hành... đều chạy tốt cả, vì sao phải trả tiền để mua lại những thứ mà bạn đã có rồi?

Srikhanta cho biết thêm: "Rất nhiều người khi họ phân tích chi phí, họ sẽ nghĩ đến chi phí ban đầu. Nhưng ít có ai nghĩ đến chi phí dài hạn". Hiện vẫn còn quá sớm để khẳng định nhưng Srikhanta tự tin rằng "chúng ta rồi sẽ tiến đến một tương lai với các giải pháp hiệu quả về mặt chi phí hơn so với việc phải mua một cái tablet mới vài năm một lần".

xo-infinity1.jpg

Infinity cũng không phải là dự án đầu tiên nhằm tạo ra những thiết bị điện tử có khả năng lắp ghép từ các module. Chúng ta có Motorola Atrix với khả năng gắn vào dock laptop, đây cũng có thể được xem như là một dạng thiết bị module. Hay như Asus PadFone chẳng hạn, bạn thích dùng tablet thì bạn mua thêm dock tablet với màn hình to hơn, còn vi xử lý, camera và kết nối thì đã có điện thoại lo rồi, không cần phải trả tiền để mua lại những linh kiện đó nữa.

Điện thoại lắp ghép, tablet lắp ghép

Rồi chúng ta có Project Ara, cái tên nổi nhất trong lĩnh vực thiết bị lắp ghép. Đây là dự án trực thuộc Google và mong muốn của hãng đó là tạo ra một thiết bị mà người dùng có thể tự chọn, và tự thay đổi hầu hết các linh kiện quan trọng: CPU, camera, màn hình, pin, kết nối, và nhiều thứ hơn nữa. Thậm chí bạn còn gắn được luôn cả một module X quang lên điện thoại nữa, thích thì mua thôi.

Và không chỉ việc mua mới hay nâng cấp mới dễ dàng, mà ngay cả công đoạn sửa chữa cũng trở nên dễ hơn so với các thiết bị truyền thống. Hư chỗ nào, tháo ra, thay cái mới vô. Xong. Ai cũng tự làm được. Người dùng thì tiết kiệm được thời gian chờ bảo hành, còn hãng sản xuất thì tiết kiệm được chi phí hậu bán hàng. Cả đôi bên cùng có lợi.

Spiral-2-prototype_1222-820x420.jpg

Google cho biết thêm rằng các module của Ara sẽ được gắn vào một bộ khung sườn thông qua nam châm, và những module đó sẽ đảm nhiệm nhiều tính năng, từ màn hình, CPU, camera cho đến loa, chip sạc, bộ thu phát sóng Wi-Fi. Như vậy, chỉ có bộ khung sườn là cố định, còn những thứ khác đều có thể thay đổi khi cần. Mà bản thân khung sườn này cũng có đến 3 loại kích cỡ khác nhau cho người dùng lựa, tùy theo họ muốn xài smartphone cỡ nhỏ hay to.

Google hoan nghênh các bên thứ ba cùng tham gia phát triển hệ sinh thái phần cứng cho Ara, tuy nhiên bộ khung thì chỉ có một mình Google mới có thể sản xuất. Về mặt phần mềm, Ara sẽ chạy Android và tài liệu này nói rằng ứng dụng dành cho Ara không được khác biệt quá nhiều so với những app dành cho các điện thoại thông thường.

Vậy làm thế nào người dùng có thể chọn các module phù hợp với nhu cầu của mình? Google đang lên kế hoạch tạo ra một cửa hàng trực tuyến kèm theo một công cụ giúp khách hàng cấu hình chiếc Ara của riêng họ.

Quảng cáo


project-ara.jpg

Về chiếc tablet Infinity nói trên, nó cũng có 5 module gần giống với Ara: khung sường, pin, camera, màn hình, và chip xử lý + mạng. Nó có thể chạy Linux, Android, Windows tùy theo module xử lý mà bạn gắn vào. Mọi thứ sẽ được kết nối với nhau thông qua USB-C (còn Project Ara thì kết nối module bằng một kết nối độc quyền). Việc lựa chọn kết nối USB-C cũng sẽ giúp quá trình sản xuất module trở nên dễ dàng hơn.

Cả đồng hồ cũng lắp ghép


Không chỉ có smartphone, tablet, ngay cả smartwatch trong tương lai cũng có thể được thiết kế dưới dạng module. Blocks Wearables, một công ty chuyên về thiết bị đeo được có thể lắp ghép, hiện đang xây dựng một chiếc smartwatch như thế. Alireza Tahmasebzadeh là đồng sáng lập công ty, và anh cho biết ý tưởng của mình đến từ việc anh không đồng ý với một đồng sáng lập khác về những thứ nên có mặt trên smartwatch. Tahmasebzadeh muốn có khả năng thanh toán không dây và điều khiển bằng cử chỉ, trong khi Serge Didenko thì muốn có cảm biến nhịp tim và điện giải.

Blocks_Wearables.png

Tahmasebzadeh nhớ lại: "OK, chúng tôi không thể cho hết mọi thứ vào sản phẩm của mình", nhưng với vai trò là một công ty khởi nghiệp mới, họ lại muốn có hết tất cả mọi thứ. Thế là cả hai quyết định sẽ làm ra một chiếc đồng hồ với dây đeo có thể tháo rời. Sợi dây này bao gồm nhiều thành phần nhỏ, mỗi một "mắc xích" trong đó có thể chứa một cảm biến khác nhau. Người dùng có thể nhanh chóng thay cảm biến này để gắn cảm biến khác vào tùy theo nhu cầu của mình. Và bạn cũng có thể lấy sợi dây đó sang gắn vào một cái đồng hồ khác, trong trường hợp bạn chán mặt tròn và muốn chuyển qua xài mặt vuông chẳng hạn. Thế là mỗi nhà sáng lập có trong tay chiếc smartwatch mà anh muốn.

Quảng cáo


Tahmasebzadeh nói: "Hiện tại, công nghệ đang điều khiển chúng ta quá nhiều. Chúng ta cũng phải điều khiển lại nó." Anh nhớ lại cái thời mà các nhà sản xuất smartphone thử làm những điều kỳ lạ: Samsung thì nhét projector vô điện thoại, Nokia thì biến điện thoại thành máy ảnh, còn giờ mọi người đang đua nhau xem ai có thiết bị mỏng nhất và đẹp nhất.

Phụ kiện lắp ghép, tại sao không?

MODR case là một phụ kiện như vậy, nó cho phép bạn gắn thêm pin, camera và các module khác vào mặt sau của điện thoại Android. Vlad Ivanovski, nhà sáng lập MODR, nói: "Mọi chiếc điện thoại đầu có khoảng trống. Mọi thiết bị di động đều có khoảng trống." Nhiệm vụ của MODR là lắp đầy khoảng trống đó bằng những thứ mà người dùng có thể thoải mái gắn thêm từ ngoài vào, từ pin cho đến pico projector hay thậm chí là loa Bluetooth cũng được.

Đây thực chất cũng không hẳn là một thị trường mới hoàn toàn. Ngày nay người dùng đã rất quan tâm đến việc tùy biến chiếc điện thoại của mình bằng phụ kiện. Khỏi nói đến hàng loạt chiếc case hay vỏ bảo vệ tích hợp pin, rồi còn có những bộ mở rộng dung lượng hay các phụ kiện về camera và hàng tá những thứ điên rồ khác đang được các nhà sản xuất phát minh hằng ngày. Ý tưởng của tất cả những thứ này, tựu chung là, đó là gắn vào khi bạn cần, và gỡ ra khi bạn không xài nữa.

MODR_case.jpg

Tương lai của thiết bị lắp ghép?


Tất nhiên, những thiết bị mỏng, đẹp, sexy hiện có trên thị trường vẫn mang lại sức hút mạnh hơn so với các thiết bị dày như Project Ara, XO-Infinity hay MODR. Nhưng trong tương lai, mọi thứ sẽ thay đổi. Các nhà sản xuất đều đang tìm cách làm cho sản phẩm lắp ghép của mình không chỉ đa năng mà còn phải hấp dẫn với người dùng. Nếu muốn nhắm đến thị trường lớn và có thể thay thế được smartphone, smartwatch truyền thống, các hãng module sẽ phải chú trọng đến thiết kế của mình, nhất là khi phải đối diện với những ông lớn như Apple hay Samsung.

Ngoài ra, Srikhanta còn tin rằng có một số trường hợp bề ngoài không phải là tất cả. "Trong môi trường học đường, bạn không có nhiều lựa chọn về máy tính bỏ túi. Và thật ra thì chúng cũng chẳng thay đổi gì trong cả 10 hay 15 năm qua. Cả thập kỉ rồi đấy. Chúng tồn tại bởi vì chúng đơn giản là làm tốt công việc của mình. Và đó cũng là lời hứa mà công nghệ module có thể mang lại - nó làm đúng những gì nó làm được và chỉ những gì bạn cần".

Còn một điều nữa, đó là một số sản phẩm module không được làm cho những người tiêu dùng trung bình. Nó được làm cho những thị trường giá rẻ và những nơi mà người ta không thể mua được Galaxy S6 hay iPhone 6 Plus. Như chiếc Ara đầu tiên, nó không ra mắt ở Mỹ mà ở tận Puerto Rico và có giá thấp nhất chỉ 50$ mà thôi. Với chi phí thấp như thế, người dùng sẽ không quá đòi hỏi về ngoại hình cũng như thiết kế, cái họ cần là tính năng.

Nhờ có vi xử lý ngày càng nhanh hơn, rẻ hơn, sự chuẩn hóa của các cổng USB hay HDMI, cũng như giá thành cảm biến ngày càng hạ thấp, công nghệ module sẽ ngày càng phát triển và mở rộng. Người ta chỉ cần mua nó một lần và dùng nhiều năm liên tục, vòng đời sản phẩm khi đó sẽ dài hơn gấp nhiều lần so với cái smartphone mà bạn đang cầm trong tay. Những thiết bị hoàn hảo của ngày hôm nay hoàn toàn có thể được tái sinh thành một thiết bị hoàn hảo của ngày mai.

Tham khảo: Wired
160 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

con của google lúc nào cũng đẹp
Cũng hay nhưng mình thich nguyên khối với độ ổn định cao hơn
Thời xưa mình cũng thich tự ráp máy tinh để bàn, bây giờ thì mua cho nó tiện và độ tương thích, ổn định cao 😁
@matrix103dpi Bác có thù với Google hay sao mà cay cú thế -_-
@tan.phan.vt tui đồng ý với ý kiến của bác đó điện thoại kiểu module này phù hợp với tất cả mọi người từ bình dân tới tới cao cấp mình nghĩ khi lấp ghép em nó chi phí nhiều khi cao hơn con iphone 6+ ấy chứ phụ kiện đâu có rẻ nếu nhu cầu ai bình thường thì mua phụ kiện tương đối ai muốn mạnh cấu hình khủng thì chi tiền nân cấp khủng mình là người đam mê công nghệ mức thẫm mĩ bên ngoài mình ko quang tâm chủ yếu cấu hình mạnh chụp hình đẹp và nét chơi game mượt lước wep nhanh mà lo gì vấn đề đẹp hây xấu khi em nó ra mắt thị trường sẽ có nhiều cty sản xuất ra óp lưng nhìn sẽ đẹp ngây ấy mà đó ko phải là vấn đề nữa và cái mình ok nhất là khi bị hư mình có thể ra cửa hàng sắm phụ kiện thây thế tự lắp ghép luôn rất tiện khỏi chờ đợi thời giang thợ sữa mấy như trước
@tan.phan.vt Đừng lấy hiện tại để đánh giá tương lại chứ bạn
😁 Lại giống PC, từng phần bán đắt thấy miej, lắp xong 1 con điện thoại ngon chắc 25 30 củ. Sau đó thay đổi socket, nền tảng ...
@Apple Haters 2.01 1 thánh không bao giờ đọc hết bài chỉ đọc cái tiêu đề rồi phán
Google ra trước thì mấy hãng kia chắc ngồi không yên
Từ khi điện thoại thông minh ra đời thì bưu điện dần tuyệt chủng,viết thư diệt vong,đồng hồ ngoáp ngoải,và giờ là smartphone kiểu chuyền thống dạng thanh cũng lao đao khi em rắp này ra đời. (Đào thải tự nhiên)
@anall Đây là trào lưu nhỏ chứ chưa phải là xu hướng 😁, đã có cái smartphone nào lao đao đâu mà làm quá lên thế.
lắp ko chặt chẳng may rơi xuống sàn nhà, hehe, hậu quả là đi tìm mỗi nơi một phụ kiện mà lắp lại. kể cũng vui
@thechipmunks Nếu vậy thì bạn chỉ thay cái màng... nếu đt NGUYÊN KHỐI thì tèo luôn nguyên con
Lechinh2111
ĐẠI BÀNG
10 năm
@thechipmunks Không may mắn là gọi Xe cấp cứu.vì trẻ con nuốt vào bụng...
hungtran81
ĐẠI BÀNG
10 năm
@thechipmunks Theo mình lắp gép cũng ok nếu thêm một phụ kiện vỏ gắn ốp sau là chắc chắn ngay.
Phan_Quan
TÍCH CỰC
10 năm
Giống chơi xếp hình z
Chắc lộn sao đó chứ, ngày xưa nhớ thập niên 90 mình đã lắp ráp mấy cái phone hay tivi y chang như vầy mà 🆒
muidao
TÍCH CỰC
10 năm
khả thi nhưng không đọ được với loại đt nguyên khối truyền thống.
@muidao đẹp qaaaa hô hô
còn lâu lắm
Ý hay nhưng khó có thể đạt được tính thẩm mỹ, mà không đẹp thì chả ai thèm cả, nhìn vào Apple và mấy hãng thời trang xa xỉ thấy ngay, chả có gì nhiều nhưng nó đẹp thì vẫn đắt vẫn đầy người mua.
[​IMG]
nhìn cái Cam yêu thế 😁
Làm cho có, cho vui... chứ cái này sao mà chạy được.
Cái os mà không thống nhất với cái phần cứng kia đã đủ mệt rồi
giờ lại còn sinh ra phần cứng kết nối với nhau kiểu này nữa.

Nói chung ý tưởng thì hay, nhưng không thực tế.
@thik vọc cái gì cũng có thành công và thất bại cả. không phải dịch vụ nào của google thành công cả, tùy vào tính khả thi.
@cuhiep bác nói zậy là sai lầm nhé ko gì là ko thể cả với google thì rất có khả năng hùi trước androi ra có ai nghĩ nó sẽ thịnh thành như bây giờ zậy mà nó đã tạo ra cuộc cách mạng đó mình rất chờ mong ý tưởng này sẽ nhanh chóng ra mắc
anti-fan
TÍCH CỰC
10 năm
@cuhiep Phát biểu này là phát biểu cùi nhất và đáng bị ném đá nhiều nhất.

Windows nó chạy trên cả triệu phần cứng khác nhau vẫn OK thì sao mà các hệ điều hành khác lại không thể?
@thik vọc em cũng nghĩ khó như a mod...nhưng nếu sp của cùng một hãng thì em nghĩ vẫn oke chứ?vd như google làm 1 cái đt lego thế, rồi thêm 5 cái ram dung lượng khác, 5 cái chip,hay 5 cục pin,5 loại màn hình khác (loại nào cũng cùng kích thước)để có thể lắp vừa y cả.
Chắc rất thú vị nhỉ
baodng
TÍCH CỰC
10 năm
Cài đồng hồ tròn nhìn siêu mỏng đẹp quá. Nó mà gắn với dây da cá sấu nữa thì sang phải biết.
XH lên ngôi :p
làm cái os để tương thích với cả đống phần cứng như vầy chắc có mà phát khùng mất
Cách đây 10 năm thì những công nghệ bây giờ là không thể
Xấu thì xài thêm ốp lưng , tập trung tiếp tục vào phần mềm để cho độ ổn định tốt nhất , then done , kỷ nguyên của điện thoại mấy năm k mua máy mới bắt đầu.
Trẫm không đánh giá cao các thiết bị lắp ghép. Trẫm thích nguyên khối.
@Methylamine trẩm về với triều đại của trẩm đi ak
Mấy thánh toàn cmt theo kiểu tầm nhìn ngắn cún. Người ta nghĩ ra được thì sẽ làm tốt hơn, mới ra còn thô cứng cộc kệch,theo thời gian họ sẽ trau chuốt về mặt hình thức,nói đơn giản là hiện đại hoá về mặt kich thước và tốc độ. Ngày xua cái đt đầu tiên do motozola nặng hơn 1 kg theo thời gian giờ còn hơn 100g đó, chíp cũng vậy giờ là 14nm rồi sang năm 10nm chắc. Còn các modum này cũng vậy thôi sau này sẽ mỏng và thon gọn,còn vấn đề thành công hay không chỉ là sớm muộn vì nhu cầu tương lai hoá là vậy.
Mấy thánh chỉ nhìn vào 1 khía cạnh mà không nhìn cái xâu .... và xa... toàn cmt nhảm (đọc thấy ức chế thay cho người việt) thử hỏi khi nào VN có ý tưởng như vậy và làm ra dc nó????

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019