[DeepTalk] Trà hay Cà phê ?

[DeepTalk] Trà hay Cà phê ?
Cho dù bạn thích món đồ uống nào trong số các món có trà hay cà phê thì trước tiên, hãy tìm hiểu một chút về chúng nhé.

Đối với nhiều người trong chúng ta, sở thích hàng ngày có thể là nhâm nhi một tách trà nóng hay cà phê sữa ngọt ngào kèm chút đăng đắng. Và nếu thiếu mất đi, nhiều người sẽ không thể làm việc hết công suất vào buổi sáng, đây là 2 món thức uống nổi tiếng với khả năng mang lại sự tỉnh táo và sảng khoái ngay tức thì.

Trà và cà phê lọt top những món đồ uống phổ biến nhất với hơn 3,7 tỷ tách trà và 2 tỷ tách cà phê được tiêu thụ mỗi ngày trên toàn thế giới.

coffeetea_1.png

Trong trà và cà phê chứa hàng trăm hợp chất tạo ra những hương thơm cùng hương vị đặc trưng riêng biệt, nhưng một thành phần khá nổi tiếng của cả 2 chính là caffeine - một chất kích thích tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương. Và, với mỗi loại trà khác nhau lại mang hương vị khác nhau dù cho là trà đen, trà xanh hay trà ô long…thì chúng đều có nguồn gốc từ cây Camellia sinensis.

coffeetea_2.png

Hương vị khác biệt là do cách chế biến lá trà sau khi thu hoạch, trà đen và trà ô long phải trải qua một quá trình được gọi là quá trình oxy hóa, nơi các enzym trong lá phản ứng với oxy trong không khí.

weight-loss-tea-1572293635.jpg

Một nhóm chất thú vị khác được tìm thấy trong trà lẫn cà phê chính là polyphenol - đặc tính chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể cùng lúc với bệnh tim và ung thư, chất này cũng góp phần tạo nên hương vị và màu sắc đặc trưng cho trà và cà phê. Các loại polyphenol khác nhau đều được tìm thấy trong ở cả hai, như trà đen chứa theaflavins, thearubigin và catechin, trong khi cà phê thì chứa axit chlorogenic và flavonoid.

coffee_bentrongmottachtra.png

(z) -3-hexen-1-ol: Đây là hợp chất chính góp phần tạo nên mùi đặc trưng của trà.
z3.png
Pyranoids: Một oxit của linalool, nó mang lại cho trà một hương thơm chứa hơi thở của đất, cây cỏ và thiên nhiên. Chất này có thể được tìm thấy trong trà xanh, đen và trà ô long.

Pyranoid.png

Linalool: Một phân tử của hương hoa, có mùi ngọt ngào, chủ yếu được tìm thấy trong trà ô long và trà đen.
lina.png

Benzyl alcohol: Hợp chất có nguồn gốc tự nhiên này tạo cho trà mùi ngọt, hơi hăng nhẹ như mật ong.

benzyl.png

Furanoid: Một oxit khác của linalool, nó cũng có hương thơm ngọt ngào và hương hoa, nhưng cũng mang một mùi thơm đặc trưng.
fura.png

coffee_lichsu.png
Lịch sử của trà và cà phê đã có từ hàng thiên niên kỷ, nguồn gốc của chúng được vây quanh bởi những bí ẩn tồn tại trong văn hóa từ xưa tới nay của loài người.

Theo một truyền thuyết, cách đây 5000 năm, hoàng đế Thần Nông chính là người tìm thấy trà đầu tiên sau khi lá trà lạc hướng bay vào nồi nước đang sôi của ông. Và hương thơm dìu dịu bỗng chốc xuất hiện, với một người đam mê thảo dược nổi tiếng nên ông không ngần ngại nếm thử thức uống bất chợt này và kể từ đó, trà ra đời. Sau sự phát hiện tình cờ, trà ngày càng trở nên phổ biến và được sử dụng hàng ngày, thậm chí xuất hiện rất nhiều ở những nghi lễ cổ xưa.

Vào khoảng 3000 năm sau đó, một người chăn dê Ethiopia tên là Kaldi nhận thấy đàn dê của mình có các biểu hiện bất thường sau khi ăn những quả mọng có màu đỏ từ giống cây Coffea arabica. Vì tò mò, anh đã tự mình ăn thử, Kaldi sau đó cũng xuất hiện các hành vi phấn khích, vui vẻ ca hát và nhảy nhót, điều này khiến mọi người gọi anh là “người chăn gia súc hạnh phúc nhất ở Ả Rập”, đây được cho là một câu chuyện dân gian. Một câu chuyện khác về người Oromo cổ đại cũng được cho là đã sử dụng hạt cà phê, họ nhai hạt và lá của nó từ hàng nghìn năm trước - trộn chúng với chất béo để tạo thành một loại thực phẩm kích thích cơ thể tự nhiên.

coffee_bentrongmottachcafe.png

Axit chlorogenic: Phần lớn vị đắng của cà phê đến từ axit chlorogenic, đây là chất chống oxy hóa và chống viêm có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 cùng với bệnh tim.

Cafestol: Chất này làm giảm khả năng tự điều chỉnh cholesterol trong cơ thể, chất này làm tăng cholesterol xấu trong máu. May mắn là cafestol thường sẽ bị loại bỏ khi pha cà phê với phin giấy và giấy lọc. Bạn chỉ cần uống 5 tách cà phê không lọc cafestol trong 4 tuần là có thể làm tăng cholesterol từ 6% lên tới 8%.

Kahweol: Giống như cafestol, kahweol cũng có thể làm tăng mức cholesterol trong máu, nhưng nó có mặt tốt là đặc tính chống viêm và ung thư.

Melanoidins: Melanoidin được hình thành trong quá trình rang cà phê, nó là nguyên nhân dẫn đến sự chuyển màu sắc của hạt cà phê từ xanh lục sang nâu cánh gián.

Trigonelline: Phân tử này mang lại cho cà phê hương vị tự nhiên ngọt ngào, đồng thời nó cũng giúp chống lại vi khuẩn gây sâu răng Streptococcus mutans và ngăn chúng bám vào răng của chúng ta.

coffee_bancobiet.jpg
coffee_danhthuccothe.png
Caffeine (Trimethylxanthine) chứa trong hạt cà phê tự nhiên và một số loại thực vật như hạt cacao, trà, quả guarana...Năm 1819, chất này lần đầu tiên được tách từ hạt cà phê bởi nhà hóa học người Đức, ông Friedlieb Ferdinand Runge. Và ở trạng thái nguyên chất, nó là tinh bột màu trắng và thường xuất hiện trong công thức của các loại nước giải khát.

coffee_CAFFEIN.jpg

Vào năm 1903, Ludwig Roselius - một thương nhân người Đức được cấp bằng sáng chế vì đã thành công trong việc khử caffein mà không làm ảnh hưởng gì tới hương vị nguyên thủy của cà phê. Thứ mà ngày nay chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm được với tên gọi “cà phê decaf”.
Decaf-Coffee.jpg

coffee_quote.png
coffee_circle.png
1. Adenosine là gì?
Adenosine là một chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất ở não, Adenosine tiết ra chất gây buồn ngủ.

2. Liên kết với Adenosine
Caffeine có cấu trúc tương tự như adenosine, điều này cho phép nó liên kết với các thụ thể adenosine. Vì caffeine ngăn chặn sự liên kết của adenosine nên giúp chúng ta cảm thấy tỉnh táo, không còn cảm thấy buồn ngủ.

3. Truyền thông tin
Các tín hiệu điện di chuyển giữa hai tế bào thần kinh khi chất dẫn truyền thần kinh - sứ giả hóa học trong cơ thể - được giải phóng và hấp thụ.

4. Hoạt động của Dopamine
Caffeine liên kết làm cho các thụ thể dopamine hoạt động mạnh hơn, khiến chúng ta cảm thấy thoải mái, đây là một hiệu ứng tương tự như khi chúng ta ăn sô cô la.

5. Dopamine
Dopamine vừa là hormone, vừa là chất dẫn truyền chịu trách nhiệm về khoái cảm, đau đớn, cảm xúc và kiểm soát cơ bắp.
coffee_anhhuongdencothe.png

coffeetea_body.png

1. Sử dụng hàng ngày
Người lớn khỏe mạnh có thể tiêu thụ 400 miligam caffeine - vào khoảng 4 tách cà phê mỗi ngày. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên uống nhiều hơn 200 mg caffeine mỗi ngày.

2. Ảnh hưởng tim mạch?
Là một chất kích thích, caffeine có thể làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp tạm thời, điều này không gây ra bất kỳ nguy hiểm hay tác hại nào ở hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh.

3. Ảnh hưởng kéo dài
Công dụng tỉnh táo của caffeine xuất hiện tức thì trong vòng 15 phút, nhưng phải mất đến 10 tiếng để cơ thể loại bỏ caffeine hoàn toàn ra khỏi máu.

4. Hỗ trợ tiêu hóa
Ở một số người, caffeine có thể kích thích đường tiêu hóa và chống táo bón. Tuy nhiên, quá nhiều caffeine có thể gây nên tiêu chảy.

5. Ợ nóng
Caffeine có tính axit cao, khiến cơ vòng thực quản dưới giãn ra và cho phép thức ăn cùng axit dạ dày trào ngược lên. Cảm giác nóng rát này được gọi là chứng ợ nóng.

6. Não bộ
Caffeine kích thích hệ thống thần kinh trung ương, làm cho bạn cảm thấy tỉnh táo hơn, thoát khỏi cơn buồn ngủ và sự mệt mỏi. Nhưng quá nhiều caffeine có thể gây khó chịu và đau đầu.

coffeetea_tinhte_info.jpg

Theo How It Works số 154

Deeptalk là dạng bài phân tích sâu, nội dung chất lượng với đồ họa đẹp, coi sướng con mắt. Hình ảnh trong bài Deeptalk được mở rộng ra tối đa để bạn có thể chiêm ngưỡng và đón nhận thông tin theo cách hoàn toàn mới. Hãy pha một ly cà phê thật ngon, vừa nhâm nhi vừa đọc bài Deeptalk nhé, sẽ phê lắm đó!

71 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Minh vẫn thích uống cà phê vào mùa hè và trà vào mùa đông
Sáng cà. Trưa trà. Tối về thì bia 🍺
vậy đi, khỏi lăn quăn
image.jpg
huong080
ĐẠI BÀNG
2 năm
@xecatang Sáng cà. Trưa trà. Tối la cà chứ =))
hoangmk
TÍCH CỰC
2 năm
Buổi sáng trước khi đi làm mình hay uống 1 lon bia, vô làm việc thấy hưng phấn hơn 😆 Còn sau giờ nghỉ trưa thì mới uống cafe
@hoangmk bác đỉnh thật
hoangmk
TÍCH CỰC
2 năm
@Mr Do Mình chỉ uống 1 lon thôi bạn, còn đi nhậu sau giờ làm lại là chuyện khác
hoangmk
TÍCH CỰC
2 năm
@HMLS Uống 1 lon thì không say xỉn mà thấy thoải mái hơn khi bắt đầu ngày mới. Trưa buồn ngủ mình mới uống cafe cho tỉnh táo
@hoangmk Uống bia trước khi đi làm à, bác đúng vip rùi
Với mình : Buổi sáng 1 ly cafe ; còn Trà thì uống cả ngày !
Gạo lứt rang là chân ái nhé =))

Uống trà với cà phê thì dính cafein nên không hợp.
Mr Do
TÍCH CỰC
2 năm
Thứ mình cần nhất là khử được màu cf như nước lọc để uống cf thoải mái mà ko sợ vàng răng
@Mr Do Tôi ước giống như bạn, nhìn bộ răng sau 1 thời gian uống cf đúng nản.
dohuyquang
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Trịnh Xuân Thọ các bác uống xong xúc ngụm nước trắng
@Mr Do Bọc răng sứ, chống bám, đi nha sĩ vệ sinh thường xuyên. Còn đơn giản hơn nữa là dùng ống hút : )
kemkem87
TÍCH CỰC
2 năm
Mình thích uống trà thảo mộc hơn: cỏ ngọt, hoa cúc, bạc hà, bồ công anh, atiso…cafe uống xong hay bị buồn ẻ với đại tràng kích ứng, tuần làm 1-2 cốc cho vui thôi.
Trà thì đa dạng nguyên liệu hơn. Chè và cafe thì chỉ có một và nhiều giống.
Ở mình uống cafe ( trà sữa) thì uống nhiều quá không tốt.
Thế giờ mình uống caphe đã bị loại bỏ cafein???
duyanhtb
ĐẠI BÀNG
2 năm
Như em thì vẫn thích cà phê hơn ạ!
cccccc6
TÍCH CỰC
2 năm
Mình thì có thói quen pha trà với cafe trộn lẫn với nhau để uống. Hương vị cực ngon
hajan
ĐẠI BÀNG
2 năm
@cccccc6 Cực ngon nhưng chỉ 1 ngụm thôi. Mình trước còn sg hay đi quán, pha phin quậy sữa xog đổ cfe ra cốc thì mình sẽ lấy nc trà đổ vào tráng. Tuyệt cú mèo
Cafe
maisonhai3
ĐẠI BÀNG
2 năm
“””
quá trình được gọi là quá trình oxy hóa, nơi các enzym trong lá phản ứng với oxy trong không khí.
“””
Câu này sai nhé bạn.
Quá trình oxy hoá không liên quan gì đến enzyme.
Và enzyme cũng không phản ứng với oxy trong không khí nhé.

Trước khi viết hay, thì cần viết đúng đã bạn nhé.
@maisonhai3 O xi hóa là pư õi hóa khử với oxi đúng ko bác nhỉ.
xemtin
ĐẠI BÀNG
2 năm
Bài viết khá chuyên nghiệp với nhiều hình ảnh quá đẹp. Cảm ơn bạn.
Snaaut
ĐẠI BÀNG
2 năm
Deep talk thì nói về trà hay cafe thôi. Nói kiểu này còn thua google
Autumn19
ĐẠI BÀNG
2 năm
Ko quan tâm lắm. Đen đặc vào sáng sớm và trà mạn vào tối muộn. Vậy thoii
uống cà phê tốt nhất vào buổi sáng

  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019