Latitude 5285 là mẫu tablet doanh nghiệp được Dell giới thiệu vào CES năm ngoái nhằm cạnh tranh với Surface Pro cũng như nhiều mẫu máy khác trong phân khúc như ThinkPad X1 Tablet, HP Elite x2. Chiếc máy này cũng có phần chân chống cho góc mở linh hoạt như Surface Pro, bàn phím vật lý vừa đóng vai trò là cover và dùng vi xử lý Core I vPro. Không phải là một mẫu máy quá mới nhưng mình vẫn trên tay và trải nghiệm nhanh để chia sẻ với anh em, trong trường hợp anh em tìm mua thì sẽ có cái nhìn từ tổng thể đến chi tiết về dòng máy này.
Trong video mình có nói nhầm về phiên bản Latitude 5289 - đây là máy 2 trong 1 màn hình xoay không phải máy tính bảng, anh em thông cảm 😁
Thiết kế hao hao Surface Pro nhưng thô, theo chuẩn MIL-STD 810G:
Nếu anh em đã dùng dòng Latitude thì hẳn biết đến chất lượng của dòng máy này, rất bền bỉ và ổn định. Thiết kế vẫn tối ưu cho một chiếc máy hoạt động trong môi trường doanh nghiệp nên Latitude 5285 cũng không phải là ngoại lệ với vẻ ngoài … không có gì nổi bật và có thể nói là xấu, thô. Thật sự như vậy, nếu anh em thích bóng bẩy hay một thiết kế lịch lãm, thanh mảnh thì Laitutde 5285 không phải là mẫu máy đáp ứng được các yếu tố này. Bởi lẽ:
Trong video mình có nói nhầm về phiên bản Latitude 5289 - đây là máy 2 trong 1 màn hình xoay không phải máy tính bảng, anh em thông cảm 😁
Thiết kế hao hao Surface Pro nhưng thô, theo chuẩn MIL-STD 810G:
Nếu anh em đã dùng dòng Latitude thì hẳn biết đến chất lượng của dòng máy này, rất bền bỉ và ổn định. Thiết kế vẫn tối ưu cho một chiếc máy hoạt động trong môi trường doanh nghiệp nên Latitude 5285 cũng không phải là ngoại lệ với vẻ ngoài … không có gì nổi bật và có thể nói là xấu, thô. Thật sự như vậy, nếu anh em thích bóng bẩy hay một thiết kế lịch lãm, thanh mảnh thì Laitutde 5285 không phải là mẫu máy đáp ứng được các yếu tố này. Bởi lẽ:
Chiếc máy tính bảng này dày đến 9,76 mm tức dày hơn Surface Pro 4 đến 1,2 mm, trọng lượng riêng phần máy tính bảng không là 0,86 kg trong khi Surface Pro 4 chỉ 0,78 kg. Kích thước màn hình thì vẫn là 12,3". Vậy nên khi cầm chiếc Latitude 5285 trên tay, mình lập tức cảm nhận được trọng lượng nặng đằm và độ dày của máy bởi trước đó mình có một thời gian dài dùng Surface Pro 3 (cũng giống Surface Pro 4 về các số đo).
Phần vỏ của Latitude 5285 được làm bằng hợp kim bền, toàn phần vỏ bằng hợp kim magnesium với chất lượng hoàn thiện rất tốt và có màu xám đen. Mình thích chất liệu này và màu sắc này luôn bởi với Surface, Microsoft cũng dùng hợp kim magnesium nhưng lại phủ lớp sơn trắng, dùng không kỹ sẽ bong tróc rất xấu. Riêng phần chân đế lại được làm bằng nhôm khá dày và bề mặt được phay xước, màu sắc cũng sáng hơn so với vỏ và so với chân chống của Surface Pro thì nó cứng cáp hơn.
Phần chân chống là một thứ rất thú vị trên Latitude 5285. Đầu tiên là khớp mở của nó có thiết kế rất giống với Surface Pro ít nhất là về vẻ ngoài, cho góc mở đến 150 độ để bạn có thể tì tay lên vẽ bằng bút. Ở các góc mở nhỏ hơn, bản lề vẫn đủ chắc để giữ chiếc máy ở độ nghiêng mong muốn.
Tiếp theo là cơ chế mở tự động, Dell gọi là auto-deploy ở phần chân chống này. Về cơ chế, tại cạnh dưới của phần máy tính bảng có 2 cái nút nhỏ bằng cao su, khi đặt máy lên bàn và đè máy xuống thì 2 nút này lún vào trong, từ đó nhả phần chân chống ra một góc khoảng 30 độ và nếu bạn tiếp tục đè thì chân chống sẽ mở rộng ra.
Ẩn sau chân chống là một khoang chứa khe microSIM và khe thẻ nhớ microSD có nắp cao su bọc ngoài chống bụi. 2 loa cũng được đặt tại mặt sau bên dưới chân chống.
Với độ dày 9,76 mm thì Latitude 5285 được trang bị nhiều cổng kết nối nếu so với một chiếc máy tính bảng cùng cỡ. 1 cổng USB chuẩn A hỗ trợ USB 3.1 Gen1 (5 Gbps) và 2 cổng USB-C hỗ trợ các tính năng như USB 3.1 Gen2 (10 Gbps), trình xuất DisplayPort và sạc PowerDelivery nhưng đáng tiếc không có Thunderbolt 3, jack âm thanh 3,5 mm, mic và các phím tăng giảm âm lượng đều nằm tại cạnh trái. Riêng tại cạnh phải chỉ có nút mở Start Menu.
Cạnh trên nhìn vào có thể thấy rõ hệ thống khe tản nhiệt và heatsink bên trong - thiết kế y hệt Surface Pro. Cạnh trên chỉ có nút nguồn và nó nằm ở góc phải, với đa số người thuận tay phải thì vị trí này rất phù hợp, không như nút nguồn của Surface Pro nằm ở góc trái.Cover bàn phím hoàn thiện tốt, y hệt Typer Cover nhưng layout hẹp hơn, cảm giác gõ ngon, bàn rê xịn:
Quảng cáo
Cạnh đáy nơi gắn cover thì ngoài 2 nút để bật chân chống như đã nói ở trên còn có một hàng nhiều pin để gắn kết với cover và cơ chế kết nối cũng là nam châm. Lực hít mạnh và phần mép trên viền màn hình cũng có nam châm để giữ mép gấp cover tạo độ nghiêng tương tự như Type Cover của Surface Pro.
Cover dày khoảng 4mm và khá cứng, nó tích hợp bàn phím chiclet lẫn bàn rê. Toàn bộ bài viết này mình soạn thảo trên Latitude 5285 với cover bàn phím và ngay từ lần đầu tiên gõ trên cái cover này, mình đã thích. Kích thước phím vẫn lớn, tiêu chuẩn 15 x 15 mm với các phím chính, hàng phím chức năng vẫn khá to đủ để bấm mà không nhầm, phím điều hướng nhỏ nhưng khó bấm nhầm nhờ khấc định vị và bàn phím cũng tích hợp đèn nền 2 mức sáng dùng ban đêm thoải mái.
Tiếp theo là cảm giác nhấn, dù cover mỏng nhưng hành trình phím vẫn khá tốt, khoảng 1,4 mm và độ nẩy các phím rất cao thành ra mình có thể gõ nhanh và chính xác với cái bàn phím dạng cover này.
Ngoài ra phần bàn rê tích hợp dù kích thước không lớn nhưng lại được làm rất tốt với bề mặt phủ kiếng, cảm ứng đa điểm mượt mà với bề mặt chống bám vân tay và độ ma sát thấp. Bàn rê cũng dùng driver Microsoft Precision Touchpad để giảm độ trễ, tăng trải nghiệm khi thao tác đa điểm và cử chỉ.Màn hình độ sáng cao, độ bao phủ dải màu rộng, FHD nhưng tỉ lệ 3:2, viền dày xấu, loa âm lượng đầu ra lớn:
Màn hình 12,3" - một kích thước màn hình đang là xu hướng trên những chiếc tablet chạy Windows nối gót Surface Pro nhưng cái cách Dell thiết kế cái màn hình này lại khiến mình buồn xo. Đầu tiên là phần viền rất dày, nó dày 1,6 cm tính cả vỏ máy lẫn viền tấm nền, riêng phần viền trên dày hơn đôi chút để có thể chứa cụm camera. Tính ra viền của Surface Pro vẫn mảnh hơn khi dày chỉ 1,3 cm và đều các cạnh. Kiểu thiết kế viền của Latitude 5285 khiến mình nhớ đến thế hệ Surface Pro đời đầu nhiều hơn, hơi cục mịch và không thanh thoát so với tổng thể. Quảng cáo
Tuy vậy, viền dày có thể là yếu tố bắt buộc trong thiết kế thiên về tính bền bỉ của Latitude 5285. Chiếc máy này dù là tablet nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn độ bền quân sự MIL-STD 810G, chịu va đập và nhiệt độ khắc nghiệt. Bảo vệ cho màn hình là lớp kính cường lực Gorilla Glass 4 và viền dày cũng sẽ giúp chiếc máy hấp thụ chấn động tốt hơn, màn hình khó vỡ hơn.Màn hình cảm ứng hỗ trợ bút Dell Active Pen - một phụ kiện tặng kèm máy nhưng chiếc máy mình mượn được không có bút. Chức năng cảm ứng rất hoàn hảo, nhạy tại mọi điểm ngay tại các vùng gần viền máy. Còn về chất lượng màn hình thì mình có vài nhận xét sau:
Tấm nền được Dell trang bị cho chiếc Latitude 5285 là tấm nền IPS với độ phân giải FHD (1920 x 1280 px), kích thước 12,3", tỉ lệ 3:2. Với kích thước màn hình này và độ phân giải FHD thì mật độ điểm ảnh đạt 188 ppi, vẫn thua khá xa so với mật độ 267 ppi trên màn hình của Surface Pro nhưng vẫn đủ để mang lại độ mịnh, sắc nét cần thiết, quan sát bình thường không thể thấy được điểm ảnh hay nét răng cưa. Riêng ở độ phân giải này và tỉ lệ 3:2 thì mình thấy không phù hợp lắm bởi màn hình trở nên hơi vuông, khi sử dụng ở tỉ lệ 150% của Windows 10 để sử dụng tối ưu giao diện với máy tính bảng thì không sao nhưng nếu dùng để làm việc song song 2 cửa sổ (side-by-side) thì không gian hiển thị rất hẹp, phải giảm xuống tỉ lệ 125% mới dùng tốt được.
Tấm nền IPS của Latitude 5285 có chất lượng cao, độ sáng 400 nit, tương phản trên 1000:1 và black level dưới 1, độ bao phủ dải màu Adobe RGB 66%, sRGB gần 100%. Thành ra mình thích xem phim trên chiếc màn hình này và đem ra ngoài trời ngồi làm việc vẫn thoải mái nhờ độ sáng cao bù cho phần phản chiếu của màn hình glossy. Nếu anh em có nhu cầu làm hình sửa ảnh hay vẽ vời thì có thể khai thác chiếc màn hình này bởi Delta-E của nó dưới 4, gamma gần chuẩn 2.2 mặc định và dĩ nhiên là vẫn chưa thể chuyên nghiệp được với mức Delta-E này. Dù vậy, mình đánh giá cao chất lượng hiển thị của màn hình Latitude 5285.
Về âm thanh, Latitude 5285 có 2 loa đặt tại mặt sau nhưng lại ôm sát viền, các lỗ âm thanh thoát ra nằm ở 2 phần khoét để chúng ta đặt tay mở chân chống cũng như mặt sau máy thành ra âm thanh đi ra theo nhiều hướng. Với phần mềm tăng cường Waves MaxxAudio thì âm thanh đầu ra rất tốt so với một chiếc tablet cỡ 12,3" như vậy. Độ lớn âm thanh khoảng 75 dB và rất cân bằng, mình nghe nhạc Spotify, xem phim Netflix đều cảm thấy hài lòng với dải mid rõ, treble cao và trong, không rỗi, bass rất yếu nhưng cũng không thể đòi hỏi thêm. Hệ thống âm thanh này vẫn tối ưu cho nhu cầu hội thoại - yếu tố quan trọng trên một chiếc máy doanh nghiệp nên không ngạc nhiên.Hiệu năng rất tốt trong thân xác máy tính bảng:
Latitude 5285 có nhiều tùy chọn cấu hình, vẫn theo truyền thống của Dell khi cho phép người mua tùy biến nhiều thành phần phần cứng quan trọng đến phụ trợ. Phiên bản mình mượn được có cấu hình cao .- CPU: Intel Core i7-7600U (Kaby Lake) 2 nhân 4 luồng, 2,8 - 3,9 GHz, 4 MB Cachce, TDP 15 W;
- GPU: Intel HD Graphics 620, 24 EU, 300 - 1150 MHz;
- RAM: 16 GB LPDDR3-1866 MHz chạy dual-channel, hàn chết;
- SSD: 512 GB Toshiba THNSN5512GPUK NVMe;
- Kết nối: Intel Dual-Band Wireless-AC 8265 + Bluetooth 4.2;
- Cảm biến: gia tốc, con quay hồi chuyển, ánh sáng, la bàn số, từ kế;
- Camera: 8 MP (sau), 5 MP (trước), không hỗ trợ Windows Hello;
- Pin: Li-Po 42 Wh hỗ trợ ExpressCharge;
- OS: Windows 10 Pro.
Hàng ngày thì với trình duyệt Yandex mình thường mở khoảng 9 - 10 tab, các phần mềm luôn bật bao gồm OneNote, Google Keep (Keep Lite), Slack, Spotify, Photoshop CC cùng hàng tá tác vụ chạy nền và tác vụ hệ thống khác thì CPU chỉ bị chiếm dụng khoảng 10 - 15% và dùng 50% bộ nhớ (tổng 16 GB). Một yếu tố nữa khiến chiếc máy chạy nhẹ nhàng là độ phân giải FHD rất phù hợp với HD Graphics 620, nếu nâng lên cao hơn thì chắc chắn lag. RAM dù hàn chết nhưng chạy dual-channel thành ra tối ưu hiệu năng xử lý đồ họa lẫn khả năng xử lý đa nhiệm.
Cũng kiểm tra nhanh hiệu năng bằng cách phần mềm benchmark, PCMark 8 và 10 cho thấy Dell Latitude 5285 đạt điểm số cao nhưng vẫn thua khá xa so với các mẫu máy đời mới chạy Core I thế hệ 8. Đối với PCMark 8 Work, điểm số của Latitude 5285 trên 4000 điểm và là một mức điểm rất tốt, phản ánh khá chính xác về khả năng xử lý đa nhiệm và làm việc cường độ cao trên Latitude 5285 bởi so với Core i7-7500U thì 7600U vẫn nhỉnh hơn về xung nhịp tối đa, lên đến 3,9 GHz (so với 3,5 GHz).
Kiểm tra với biểu đồ các thông số khi chạy bài test PCMark 8 Work thì CPU có thể dễ dàng đạt xung nhịp tối đa 3,9 MHz và tính năng Speed Shift giúp đưa CPU lên xung cao nhất khi cần và tự động hạ khi giảm tải. Cũng theo dõi mức nhiệt độ khi chạy ở xung tối đa thì CPU chạm ngưỡng 83 độ C nhưng chỉ trong vài giây sau đó hạ xuống mức nhiệt trung bình 72 - 75 độ C khi full tải.
Tản nhiệt tốt, cân bằng giữa hiệu năng và nhiệt độ, pin 6 tiếng:
Thử stress test chiếc máy với AIDA64, khởi đầu CPU đạt xung nhịp 3,89 GHz nhưng nhiệt độ cũng leo lên 84 độ C sau đó CPU hạ xung xuống còn 2,6 - 2,7 GHz và nhiệt độ được kiểm soát ở mức 70 độ C, không có hiện tượng throttle. Như vậy do hạn chế về tản nhiệt, Dell đã buộc phải undervolt CPU để tránh quá nhiệt và xung CPU có thể xuống rất thấp tùy theo tình huống sử dụng để tiết kiệm pin lẫn khiến máy mát hơn.
Khi cắm sạc, CPU luôn chạy ở mức xung cơ bản là 2,7 GHz và có thể lên 3,5 GHz hay tối đa tùy theo tác vụ nhưng khi dùng pin, xung CPU có thể hạ rất thấp, mức thấp nhất mình nhận thấy là 0,8 GHz và trung bình 1,5 GHz khi ở mức pin dưới 20%.
Nhiệt độ vỏ máy phần nóng nhất là mặt sau phía trên vùng trung tâm, ngay bên dưới là CPU Core i7-7600U cùng hệ thống tản nhiệt, đo được 47 độ C. Thành ra khi tải nặng thì anh em không nên cầm máy trên tay để sử dụng. Các khu vực còn lại vẫn ở ngưỡng dễ chịu, 35 đến 37 độ C.
Latitude 5285 được trang bị pin 42 Wh và có hỗ trợ công nghệ ExpressCharge. Mình dùng chiếc máy này để soạn bài review mà anh em đang đọc với OneNote, mở vài tab trình duyệt Yandex thì đo được từ 12:54 (99% pin, 75% độ sáng) đến 18:35 pin còn 20% và báo sạc, như vậy thời lượng pin của máy vào khoảng 6 tiếng nếu xài đến cạn pin. Trong khi đó, nếu dùng PCMark 8 Home để benchmark pin, mô phỏng điều kiện làm việc đa nhiệm với nhiều tác vụ như hội thoại video, soạn thảo và xử lý bảng tính, chỉnh sửa hình ảnh và video với cùng thiết lập độ sáng 75% thì thời lượng pin chỉ còn 3 tiếng 30 phút. Công nghệ ExpressCharge cho phép máy nạp nhồi nhanh pin, từ khi cạn queo còn 5%, mình theo dõi thấy máy chỉ mất khoảng 20 phút để lên lại mức pin 36%.Kết luận:
Latitude 5285 là một mẫu máy tính bảng khiến mình ngạc nhiên bởi hiệu năng mà nó đem lại có thể so sánh với những chiếc laptop cùng cấu hình, nó không bị cắt giảm quá nhiều thứ. Ngoài thiết kế có phần cục mịch và thô thì mình hài lòng về trải nghiệm sử dụng. Tuy vậy, cũng có nhiều thứ mình hy vọng Dell có thể cải thiện ở phiên bản tiếp theo. Dù biết là máy dành cho doanh nghiệp nhưng trong khi HP đã đổi mới thiết kế dòng EliteBook đẹp hơn hẳn thì dòng Latitude của Dell vẫn còn thô xấu lắm, trừ một số mẫu laptop dạng vỏ sò truyền thống đã có thiết kế viền mỏng thì phần còn lại vẫn không có gì mới.
Chiếc máy này là phiên bản đời năm ngoái nên mình không thể trách về việc nó thiếu cảm biến vân tay hay nhận dạng khuôn mặt để tăng tính bảo mật nhưng thật sự thiếu sót này đang dần không thể chấp nhận được trên những chiếc laptop hiện đại. Chiếc máy mình mượn bên laptopvang, họ bán giá 34,5 triệu đồng cho chiếc máy trên - một mức giá rẻ hơn so với giá trên trang của Dell là khoảng 2000 USD với cùng cấu hình? Vì vậy, khả năng chiếc máy này có thể là hàng dự án hoặc refubished, anh em cũng cần lưu ý là nếu mua hàng xách tay như vậy phải kiểm tra xem có thể đổi bảo hành về Việt Nam hay không, an toàn là trên hết.Điểm mình thích:
- Thiết kế bền bỉ, đủ cổng kết nối;
- Màn hình đẹp, loa to;
- Cover bàn phím gõ sướng, bàn rê mượt;
- Hiệu năng tốt;
- Thời lượng pin khá.
- Thiết kế thô, viền màn hình quá dày;
- Độ phân giải màn hình FHD+ nhưng 3:2 khiến tỉ lệ hơi vuông;
- Thiếu Thunderbolt 3;
- Không có bảo mật vân tay hay nhận diện khuôn mặt (camera IR có option đặt thêm).