Chiến lược kinh doanh mảng PlayStation của Sony đang trở nên khác biệt hơn bao giờ hết.
Thời kỳ máy PS4 còn thống trị, chiến lược của Sony là tập trung toàn lực tạo ra những game chơi đơn với cốt truyện xuất sắc trên nền console của họ, cùng lúc cung cấp dịch vụ PlayStation Now để chơi những trò đã phát hành trên những nền tảng cũ. Nói một cách công bằng, PS Now cũng có phiên bản PC, cho phép người dùng stream game thời PS2 và PS3 qua máy chủ đám mây, dựa vào công nghệ họ có được sau khi mua lại dịch vụ Gaikai vào năm 2012.
Vấn đề là cloud streaming của PS Now không phải vùng nào, lãnh thổ nước nào cũng hỗ trợ. Mà ngay cả ở những nước cho phép chơi game kiểu này, với đường truyền băng thông 30 Mbps cũng không đủ phục vụ yêu cầu, dẫn tới việc chất lượng hình ảnh chỉ ở mức trung bình.
Và rồi Sony quyết định tự port game để phát hành trên PC, thị trường với quy mô chẳng thua kém nhiều so với console, có chăng chỉ thua mỗi mobile. Cùng với đó là những game online dài hơi dạng “game as a service” cập nhật đều đặn hàng năm. Điều này khiến các fan cuồng của PlayStation lo ngại rằng dàn game đã được khẳng định về chất lượng của các studio con cưng dưới trướng Sony sẽ bị ảnh hưởng khi Sony dồn tiền phát triển “ít nhất 10 game dài hơi từ nay đến mùa xuân năm 2026”, dẫn lời chủ tịch Jim Ryan.
Thời kỳ máy PS4 còn thống trị, chiến lược của Sony là tập trung toàn lực tạo ra những game chơi đơn với cốt truyện xuất sắc trên nền console của họ, cùng lúc cung cấp dịch vụ PlayStation Now để chơi những trò đã phát hành trên những nền tảng cũ. Nói một cách công bằng, PS Now cũng có phiên bản PC, cho phép người dùng stream game thời PS2 và PS3 qua máy chủ đám mây, dựa vào công nghệ họ có được sau khi mua lại dịch vụ Gaikai vào năm 2012.
Vấn đề là cloud streaming của PS Now không phải vùng nào, lãnh thổ nước nào cũng hỗ trợ. Mà ngay cả ở những nước cho phép chơi game kiểu này, với đường truyền băng thông 30 Mbps cũng không đủ phục vụ yêu cầu, dẫn tới việc chất lượng hình ảnh chỉ ở mức trung bình.
Và rồi Sony quyết định tự port game để phát hành trên PC, thị trường với quy mô chẳng thua kém nhiều so với console, có chăng chỉ thua mỗi mobile. Cùng với đó là những game online dài hơi dạng “game as a service” cập nhật đều đặn hàng năm. Điều này khiến các fan cuồng của PlayStation lo ngại rằng dàn game đã được khẳng định về chất lượng của các studio con cưng dưới trướng Sony sẽ bị ảnh hưởng khi Sony dồn tiền phát triển “ít nhất 10 game dài hơi từ nay đến mùa xuân năm 2026”, dẫn lời chủ tịch Jim Ryan.
Thực tế thì phát hành game khủng trên PS5 trước, còn sau đó là PC lại là một chiến lược rất hợp lý. Các cụ dạy trăm nghe không bằng một thấy, tấm hình dưới đây là một phần của tài liệu Sony cung cấp cho các cổ đông, mô tả doanh thu game phát hành trên PC của Sony Interactive Entertainment trong ba năm trở lại đây, nhưng con số năm tài khóa 2022 là dự báo của họ:
Chỉ riêng trên PC, hệ máy ở Việt Nam nhiều người sở hữu hơn rất nhiều so với PS4 hay PS5, Sony đã kỳ vọng bán được 415 triệu USD tiền game. Đó là con số Sony sẽ không bao giờ có được trong trường hợp họ giữ nguyên góc nhìn có phần bảo thủ (vốn là một đức tính quá khét tiếng của người Nhật), bảo vệ đến cùng lợi ích của thương hiệu PlayStation, quyết không phát hành game độc quyền sang PC.
Con số đáng nể (nếu Sony đạt được doanh thu dự báo) này mô tả 4 thực tế rất quan trọng khiến Sony đổi ý:
- Thị trường béo bở mang tên PC chơi game không hề muốn bị gộp vào hệ sinh thái PlayStation theo cách truyền thống, nhưng hàng triệu anh em chơi game PC vẫn rất háo hức thưởng thức những tuyệt phẩm mà các studio của SIE tạo ra. Sony hiểu rất rõ điều này.
- Sony không ngại việc phá vỡ hoàn toàn giả định rằng, chỉ có game độc quyền mới tạo ra thành công hoặc thất bại của một thế hệ máy console, ở đây là PS5. Sony có đủ tự tin với thương hiệu PlayStation, tới mức họ có thể mở rộng nền tảng, phục vụ nhiều người dùng không có máy PlayStation chơi những game chất lượng cao của họ. Một ví dụ ở đây là thậm chí Sony còn phát hành game trên Steam, còn dám chia một phần doanh thu với Valve như bao nhà phát hành khác. Họ chấp nhận điều đó, để được tiếp cận với nền tảng phân phối game lớn nhất hành tinh.
- Sony không coi Microsoft là đối thủ cạnh tranh trực tiếp ở ngành game. Tuyệt đại đa số game PC của Sony giờ đều chạy trên nền Windows, và Sony hoàn toàn hiểu họ đang gián tiếp giúp Microsoft có một mảng game PC Windows tuyệt hơn. God of War hay Horizon lên PC chứng minh được sự liều lĩnh của Sony, nhất là khi Microsoft có một dịch vụ trò chơi điện tử rất mạnh trên PC: Xbox Game Pass. Sony từng hai lần khám phá thị trường máy handheld, nên việc phiêu lưu ra ngoài “khu vực an toàn”, là máy console PlayStation, hoàn toàn không phải thứ Sony run sợ. Làm thế có khi còn giúp ích cho họ, khi game lên PC, hoàn toàn không bị giới hạn phần cứng của PS5 bó buộc.
- PC là nền tảng hoàn hảo vì có sẵn hàng tỷ thiết bị lẫn người dùng. Tất cả những gì Sony cần làm chỉ là viết ra bản port game cho Windows rồi phát hành là xong. Thậm chí hỗ trợ cho cộng đồng này cũng dễ hơn hỗ trợ tối ưu game bằng những bản vá trên console, vì mỗi người một cấu hình, phải tự chỉnh tùy chọn đồ họa lúc khởi động game.
Bán game độc quyền thêm lần nữa, nhưng trên PC là canh bạc đã được Sony tính toán cẩn trọng, để đảm bảo game ra trên PC không khiến mọi người dừng mua PS5, mà thay vào đó là kiếm thêm doanh thu. Cán cân này thực tế rất khó để cân bằng, yêu cầu sự tính toán cẩn trọng trong từng quyết định đưa trò nào sẽ được lên máy tính, trò nào chưa phải lúc.
Quảng cáo
Đấy sẽ là chiến lược để Sony phủ đầu hết những tư duy theo kiểu “trò này kiểu gì cũng lên PC, vậy mua PS5 để làm gì?” Cách làm rất đơn giản, đấy là khiến cộng đồng nhấp nhổm không yên, không biết khi nào một tác phẩm xuất sắc mới lên PC, rồi như hôm trước, công bố một cách bất ngờ, thậm chí còn không có cả tin đồn rò rỉ trước.
Vì thế nên tính đến thời điểm hiện tại, chiến lược của Sony vẫn đang vận hành rất ổn. Phát hành lại game cũ, Sony không sợ anh em fan PlayStation cảm thấy bị “phản bội” nhưng vẫn tìm được một thị trường mới để kiếm lời. Thông thường những tác phẩm ấy đều đã được các fan sở hữu PS4 hoặc PS5 phá đảo từ lâu, thậm chí còn phá đảo vài lần, rồi mới lên PC. Đương nhiên vẫn sẽ có những “chờ thủ”, nhưng Sony tin rằng số lượng này không đủ ảnh hưởng tiêu cực tới doanh số bán PS5 hàng năm.
Lý thuyết cơ bản là, nhiều anh em trong số chúng ta sẽ chỉ chọn PS5 nếu game họ thích không có trên PC. Giờ với việc Sony phát hành game trên PC, rào cản đó đã phần nào được gỡ bỏ. Phần nào, bởi vì vẫn còn rất nhiều cái tên xuất sắc chưa được Sony “bật đèn xanh” cho lên PC, tức là muốn thưởng thức chúng, anh em vẫn sẽ phải bỏ ra cỡ 16 triệu mua máy PS5 về, chẳng hạn như Ghost of Tsushima, The Last of Us Part II hay Demon Souls…
Nói ngắn gọn lại, đấy chính là lý do chiến lược của Sony thông minh. Họ luôn bắt cộng đồng fan phải ngồi đoán. Game nào sẽ lên PC? Mà nếu có lên thì đến khi nào? Đối với những người yêu mến thương hiệu game của Sony, đó không phải là lựa chọn họ muốn. Họ cần được chơi game mới đúng thời điểm nó phát hành. Bằng chứng nhãn tiền là đến thời điểm hiện tại, bất chấp những khó khăn trong chuỗi cung ứng, PS5 hiện tại đã bán được 17 triệu máy trên toàn thế giới.
Theo Games Industry
Quảng cáo