Đi bằng gì khi Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh cấm xe máy?

MyHate
13/12/2013 7:35Phản hồi: 3
Đi bằng gì khi Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh cấm xe máy?
Lật lại lịch sử, cách đây khoảng hai năm, một đại diện của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia (UB ATGTQG) đề xuất cần có lộ trình giảm xe máy trong cả nước nói chung và riêng đối với Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì cần có lộ trình tiến tới cấm xe máy trong nội đô.
Thế nhưng, ý kiến của vị đại diện UB ATGTQG bị dư luận từ báo chí, các diễn đàn đến các trang mạng xã hội phản ứng dữ dội. Sức phản ứng mạnh đến mức Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng phải “đính chính” là mới chỉ là đề xuất chứ Bộ chưa hề có quyết định nào như vậy để hạ nhiệt những cái đầu nóng.
Quay trở lại vấn đề nóng bỏng, dễ đụng chạm đến nhiều thành phần xã hội này, chúng tôi rất đồng tình với TS Nam, và quan điểm của chúng tôi cũng ủng hộ những luận điểm của ông :
Thứ nhất, việc cấm xe máy là vấn đề không thể tiếp tục né tránh
Sự hiện diện của “bầy đàn” xe máy trên đường phố tại Việt Nam được báo giới nước ngoài miêu tả là sự “lộn xộn”, “hỗn loạn” và cực kì “nguy hiểm”. Sự kéo dài của nền văn minh xe máy cũng giống như sự tồn tại của văn hóa lúa nước nông nghiệp, đại diện cho sự lạc hậu, bảo thủ và nghèo đói.
Nhìn lại trên thế giới, đặc biệt là ở những đô thị lớn và hiện đại, được xếp vào hàng đáng sống nhất trên thế giới, chúng ta thấy được gì chứng tỏ sự văn minh của họ ? Đó là một Tokyo với hệ thống tàu điện ngầm đan xen lan tỏa khắp mọi nơi, là một London với những chiếc xe bus hai tầng đã trở thành biểu tượng,…Nét văn minh đó của họ được thể hiện qua những phương tiện giao thông công cộng, loại hình giao thông tiến bộ nhất mà con người phát kiến ra.
Một góc Yangon - đường phố gọn gàng vì thiếu....xe máy ( Ảnh sưu tầm )
Đã có những ý kiến cho rằng nước ta còn nghèo, cấm xe máy làm sao được. Vậy xin mời bạn hãy nhìn sang Yangon, thủ đô của Myanmar, một đất nước mới được “mở cửa kinh tế thị trường” từ….2012, và tất nhiên là nghèo hơn Việt Nam rất nhiều. Vậy mà họ đã cấm xe máy từ rất lâu rồi, và đường phố của Yangon hiện tại dù chẳng thể xếp vào hàng đẹp đẽ, nhưng cũng là điều mơ ước của bao người dân Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, tất cả bởi vì sự vắng mặt của xe máy. Lào, Camphuchia còn làm được việc này, vậy tại sao Việt Nam lại không thể ?
Thứ hai, việc cấm xe máy chính là giảm tỉ lệ tai nạn giao thông
Về mặt lý thuyết, xe máy là sự tổng hợp của tốc độ ô tô và sự linh động của xe đạp. Nhưng ô tô với lớp vỏ bảo vệ dày dặn cùng hàng loạt quy chuẩn an toàn, cùng với sự nhẹ nhàng, thanh thản của xe đạp lại cho thấy xe máy vô cùng nguy hiểm. Bởi nếu đi xe máy, bạn sẽ được chạy nhanh như ô tô nhưng lại được hưởng sự bảo vệ an toàn của ........xe đạp.

Rất nhiều vụ tai nạn liên quan đến xe máy ( Ảnh : sưu tầm )
Điều này có thể thấy theo những thống kê gần đây, số người tử vong vì tai nạn giao thông (TNGT) ở Việt Nam năm 2012 là 9.820 người, số người bị thương gấp 5 lần số tử vong. Trong đó , hơn 70% là các vụ tai nạn xe máy và liên quan đến xe máy. Điều này chứng tỏ xe máy đang dần trở thành những “hung thẩn” xa lộ, “quan tài di động” trên đường.
Thứ ba, xe máy chính là nguyên nhân của sự nông thôn hóa đô thị
Bạn đã bao giờ thắc mắc là tại sao các gánh hàng rong, các loại chợ cóc, chợ tạm, những vỉa hè ăn uống lấn cả lề đường vẫn mặc nhiên tồn tại dù các cơ quan chức năng ra sức dọn dẹp ? Và bạn có nhận ra khách hàng của những hàng quan trên đa phần là những người đi xe máy, có lẽ là họa hoằn lắm mới có một người đi ô tô dừng lại sử dụng những dịch vụ trên. Lẽ tất nhiên, có đầu vào ắt có đầu ra, hàng loạt vấn đề về rác thải, ô nhiễm nước thải, không khí của đô thị cũng từ những loại hình dịch vụ đậm chất “nông thôn” này mà ra. Sự xuất hiện của xe máy dẫn đến tâm lý tiện lợi, tiện đâu tạt đó, thích đâu ghé đó cho người dân, bất chấp những quy định của pháp lý cũng như nét văn minh của nếp sống đô thị. Vô hình chung, dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp thì những người đi xe máy đang góp phần vào công cuộc nông thôn hóa đô thị.
Xe máy góp phần nông thôn hóa đô thị ( Ảnh : sưu tầm )
Thứ tư, cấm xe máy là loại bỏ “văn hóa, tư duy xe máy”
Với những người dân Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh thì nạn kẹt xe là chuyện thường xuyên như cơm bữa. Nhìn vào những giao lộ bị tắc nghẽn, không khó để nhận ra thành phần hỗn loạn, lộn xộn nhất chính là những người đi xe máy. Người thì len lỏi giữa các dòng ô tô, kẻ thì lấn sang làn ngược chiều, chưa kể đến hàng dài xe máy luồn lách, leo lên vỉa hè, “mở đường máu” bằng mọi cách bất chấp luật lệ. Đông đúc là thế, ấy vậy mà chỉ cần một va chạm nhỏ nhặt, chẳng ai hấn gì, chỉ cần giải quyết bằng một lời xin lỗi và một nụ cười, vậy mà tất cả cũng sẵn sàng bỏ mặc đàn đàn lũ lũ phương tiện méo mặt đợi ở đằng sau mà xử lí nhau ngay và luôn. Nhẹ thì sứt đầu chảy máu, nặng thì đi viện, người nằm nhà xác, kẻ vô nhà đá.
Văn hóa xe máy là....leo vỉa hè ( Ảnh : sưu tầm )
Hãy thử nhìn ở nước ngoài, khi tắc đường họ vẫn điềm tĩnh ngồi trong xe và chờ đợi cơn ách tắc trôi qua. Họ tuân thủ đúng luật, chẳng bao giờ có chuyện lấn làn, vượt ẩu. Ai cũng đi phần đường của mình, và kết quả là giao thông được thông suốt nhanh chóng. Và tuyệt nhiên, trong cái bức tranh đẹp ấy, xe máy không xuất hiện.
Khung cảnh tắc đường rất...bình yên vì không có xe máy ( Ảnh : sưu tầm )
Nhìn một cách sâu xa, xe máy chính là thứ làm nên một văn hóa hết sức “đường phố” và “hoang dã”. Những người đi xe máy chỉ biết mỗi việc lên xe, nổ máy và đi, mặc kệ hết những quy định luật pháp hay quy chuẩn an toàn. Mỗi chiếc xe máy đi trên đường như một chiếc quan tài di động với một tử thần ngồi bên trên. Đáng buồn hơn, những “tử thần” ấy lại mang một văn hóa rất lùn và yếu kém.
Tất nhiên, việc cấm xe máy sẽ cần một lộ trình chứ không thể ngay lập tức cấm ngay được. Tuy nhiên, việc này không khó, bởi đã có quá nhiều tấm gương cho chúng ta học hỏi. Vấn đề là chúng ta đã có đủ dũng khí và quyết tâm thực hiện cái việc loại trừ xe máy - sản phẩm đã lỗi thời của lịch sử hay không mà thôi.
Link:http://www.tinmoi.vn/xe-may-da-den-thoi-di-vang-011283931.html
(Tinmoi.vn) - Theo VTC đưa tin, ngày 10/12 vừa qua tại buổi giao lưu trực tuyến về “Cấm xe máy: bao giờ và như thế nào?”, lãnh đạo của hai thành phố lớn đều thống nhất quan điểm về cấm xe máy là giải pháp tối ưu nhất hiện nay.
Theo ông Dương Hồng Thanh - phó giám đốc Sở GTVT Thành phố Hồ Chí Minh - lí do xác đáng nhất để cấm xe máy là : “Theo thống kê, vẫn có những hành vi xấu của người sử dụng xe cơ giới như lạng lách, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ, chạy không đúng làn đường quy định, chuyển không có tín hiệu… đã gây ra tai nạn giao thông đáng tiếc”.


Giải pháp của Tp Hồ Chí Minh
Khi được hỏi về biện pháp của Tp Hồ Chí Minh khi cấm xe máy, theo ông Thanh : "Muốn tạo được giao thông thông thoáng thì phải có giải pháp hạn chế việc gia tăng xe máy như phát triển giao thông công cộng, kiểm soát gia tăng xe cá nhân…"

Quảng cáo




Ông Dương Hồng Thanh ( bên phải ) - Ảnh ( VTC News )
Cụ thể, Tp Hồ Chí Minh đã có kế hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng đến 2025 với đầy đủ các hạ tầng như 6 tuyến metro, 3 tuyến xe điện mặt đất, một số tuyến xe buýt nhanh BRT cùng với việc phát triển hệ thống xe buýt hiện tại.
Mục đích của Tp Hồ Chí Minh ngoài việc cấm xe máy và kiểm soát chặt phương tiện cá nhân, chính là khiến người dân tự nguyện sử dụng các loại phương tiện công cộng với mức độ hài lòng cao chứ không hề muốn tạo áp lực ép buộc người dân phải bỏ phương tiện của mình tại nhà.
Kế sách của Hà Nội.
Đặc điểm quy hoạch dân cư của Hà Nội là mật độ dân cư rất cao, người dân sinh sống và làm việc, giao thương trên một địa bàn xen kẽ các khu vực hành chính nhà nước, di tích lịch sử văn hóa. Điều này dẫn đến việc giao thông của Hà Nội phải chịu nhiều áp lực lớn, có nhiều nút giao thông có lưu lượng xe thông gấp nhiều lần lưu lượng cho phép.
Giao thông ở Hà Nội là giao thông hỗn hợp đa phương tiện, các thiết kế tuyến đường dành cho người đi bộ như cầu vượt, hầm đường bộ,...hoặc còn thiếu và yếu, hoặc chưa hợp lí dẫn đến bỏ không. Thêm vào đó, tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, buôn bán lấn chiếm vỉa hè, chống đối quy định giao thông đường bộ diễn ra một cách thường xuyên.
Ông Nguyễn Hoàng Giáp ( bên phải ) - Ảnh ( VTC News )
Giải pháp tổng thể của Hà Nội, theo Chánh thanh tra Sở GTVT Hà Nội, ông Nguyễn Hoàng Giáp : "Để tiến tới một thành phố văn minh, hiện đại và an toàn, chúng ta phải phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng nhiều loại hình khác nhau, như các loại xe buýt, tàu điện trên cao, tàu điện ngầm ".
Theo đó, Hà Nội sẽ mở rộng thêm nhiều tuyến phố đi bộ ở khu vực trung tâm, xây dựng thêm nhiều tuyến đường, cầu vượt dành cho người đi bộ. Sở GTVT sẽ phối hợp cùng các cơ quan ban ngành tiến hành quy hoạch lại các cơ quan làm việc, trường học, bệnh viện,... hợp lí để tránh việc tập trung tất cả vào một khu vực, gây ra ùn tắc. Việc phát triển các loại phương tiện giao thông công cộng là việc làm ưu tiên, trong đó át chủ bài là hệ thống metro sắp được đi vào sử dụng, cộng thêm với việc phát triển, củng cố thêm hệ thống xe bus Hà Nội hiện tại.
Theo ông Giáp, khi mà hệ thống giao thông công cộng được đảm bảo về chất lượng, không cần cấm thì người dân cũng sẽ tự nguyện bỏ xe máy ở nhà để sử dụng tàu điện, xe bus.
Như vậy, chúng ta có thể thấy Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đã có những giải pháp chuẩn bị để tiến hành cấm xe máy. Người dân sẽ sử dụng các loại phương tiện giao thông công cộng cho mục đích đi lại của mình. Tuy nhiên, có thể thấy để đạt được một chất lượng giao thông công cộng tốt thì cần một lộ trình trong tương lai, và người dân sẽ phải đợi chờ về điều đó. Còn hiện tại, có lẽ điều thiết thực nhất mà người dân có thể làm là cầu nguyện để cái lộ trình kia nhanh chóng thành hiện thực hoặc chính quyền tiến hành cấm xe máy...muộn muộn chút.
Link:http://www.tinmoi.vn/di-bang-gi-khi-ha-noi-tp-ho-chi-minh-cam-xe-may-011289064.html

Quảng cáo

3 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

không có gì phải lo.người ta mà cấm thì thì phải có gì đó cho người dân đi .không có gì thay được cho xe máy thì lại phải gỡ bỏ lệnh cấm thôi . mà với mặt độ dân như hà nội với sài gòn muốn cấm xe máy chắc phải thả bom nguyên tử cho chết bớt mới đủ đường mà đi .
Ô, hay! Vậy đầu tư tiền bạc vào nâng cấp xe máy làm gì nữa nhỉ? Giờ thì có gì cứ xài nấy cho tiết kiệm và thông minh.
lộ trình 100 năm😁. các bác cứ an tâm, bằng tuổi chúng ta lúc nào có cháu may ra cấm dc xe máy tại 2 cái thành phố này

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019