Này thì tin: Hờ ,hờ...........
(Dân trí) - Sắm đồ hi-tech trên mạng có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền lớn vì mua được đồ rẻ, thậm chí còn có chút lãi nếu nhượng lại món đồ ấy cho người khác. Nhưng chợ ảo luôn mang lại tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Người mua sắm khi mua món đồ nào đó, nhiều khi giống như dùng cả số tiền để đánh cược với thần may mắn. Ngay cả những thợ chuyên nghiệp cũng có lúc phải lắc đầu lè lưỡi vì các chiêu lừa trên chợ ảo.
(Dân trí) - Sắm đồ hi-tech trên mạng có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền lớn vì mua được đồ rẻ, thậm chí còn có chút lãi nếu nhượng lại món đồ ấy cho người khác. Nhưng chợ ảo luôn mang lại tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Người mua sắm khi mua món đồ nào đó, nhiều khi giống như dùng cả số tiền để đánh cược với thần may mắn. Ngay cả những thợ chuyên nghiệp cũng có lúc phải lắc đầu lè lưỡi vì các chiêu lừa trên chợ ảo.
Rẻ thì rất rẻ
Mặc dù đã nửa đêm, nhưng hầu hết các khu vực buôn bán ở các diễn đàn hi-tech (điện thoại, máy tính) như tinhte.com, handheld.com.vn và các trang web rao vặt vẫn có hàng trăm người online. Mấy phút lại có một bài mới, kẻ tìm mua, người rao bán cực kỳ tấp nập.
Hải là người chuyên mua- bán trên một số diễn đàn, sống bằng nghề “mua của người chán, bán cho người thèm”. Với nick đã quen thuộc với nhiều người trên các diễn đàn công nghệ, anh khoe rằng vừa mua được chiếc Palm Treo 650 còn khá mới trên diễn đàn handheld.com.vn với giá chỉ có 2,7 triệu. “Chiếc điện thoại còn tương đối mới và giá trị thực của nó chắc chắn phải trên 3 triệu”, Hải nói chắc như đinh. Để mua được chiếc máy ưng ý này, Hải đã phải lùng sục rình suốt mấy hôm.
“Hầu hết điện thoại hoặc máy tính, kể cả cũ lẫn mới, trên mạng đều ít nhiều rẻ hơn so với các cửa hàng bày bán trên thị trường”, Hải nói. Buôn bán trên mạng thì đương nhiên không ai có thể đánh thuế được, không tốn diện tích cửa hàng và nhiều chi phí khác. Bởi vậy giá cả chắc chắn phải rẻ.
Quảng cáo
Kể cả các mặt hàng công nghệ cao khác, như máy tính xách tay, linh kiện máy tính, máy nghe nhạc iPod, máy nghe nhạc Creative... trên mạng đều rao bán rất nhiều. Chợ ảo đáp ứng được đủ hết các nhu cầu từ bình dân đến cao cấp. Từ những chiếc máy tính cổ lỗ tới các loại máy tân kỳ đều có.
May hơn khôn
Vinh, một thợ lọc lõi trong nghề sửa chữa điện thoại đã phải đắng cay thừa nhận như vậy. Chính anh cũng từng dính nhiều bài học, bị “chăn” từ khi bắt đầu vào nghề. Rất ít người miêu tả đúng về món hàng mình rao bán, càng ít người trung thực đưa ra khuyết điểm của món đồ. Vì thế, người mua như lạc vào mê cung của các món đồ thật- giả.
Quảng cáo
Một lần, Vinh mua chiếc Nokia 6600, trông còn rất mới, tem FPT còn nguyên. Đến lúc mang về dùng thì chỉ từ sáng đến chiều chiếc máy đã trục trặc. Hệ điều hành liên tục bị khởi động lại, thẻ nhớ lúc nhận lúc không. Đến lúc hơi hoang mang, xem kỹ lại thì tem là tem giả, chiếc máy mở ra thì bên trong đã bị chọc be bét, coi như vứt đi.
Thường gặp nhất là mua phải món hàng chất lượng thấp với giá cao, hàng có chất lượng không đúng như khi rao bán, tệ hơn là mua phải hàng... hỏng. Rất nhiều người khi dính tình huống này chỉ còn biết than trời. Người bán không có cửa hàng, điểm giao dịch lại ở một quán cafe, hoặc đâu đó ở một góc phố. Đến lúc hữu sự thì trong tay người mua chỉ có số điện thoại di động, nick chat, không thể nào lần ra tung tích người bán, đành ngậm đắng nuốt cay mất “tiền ngu”.
Trường hợp xảy ra ít hơn là người bán- người mua giao dịch qua chuyển phát nhanh và chuyển khoản, sau khi đã tin tưởng nhau ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, đến lần cuối thì hoặc đã chuyển hàng mà không thấy tiền, hoặc ngược lại. Đối tác thì lặn mất tăm, dẫu có nỗ lực tìm kiếm đến mấy cũng không thấy.
Làm sao để “gặp may” nhiều?
Hầu hết các trường hợp buôn bán online, khi gặp sự cố (bị lừa), đều không thể nhờ tới sự can thiệp của pháp luật bởi không đủ bằng cứ, chỉ còn cách đành... chấp nhận.
Anh Trần Hiệp, admin diễn đàn tinhte.com, nơi có rất đông thành viên chơi cũng như mua bán, trao đổi điện thoại BlackBerry và các đồ công nghệ cao khác, cho rằng không nên giao dịch khi chưa có sự tin tưởng lẫn nhau, hoặc người bán hàng trên diễn đàn chưa được nhiều thành viên biết tới.
Theo ông Nguyễn Công Khanh - Giám đốc Sàn giao dịch và so sánh giá sản phẩm www.didong.vn, thì cách tốt nhất là người tiêu dùng nên tìm đến những website có địa chỉ giao dịch cụ thể, đăng ký kinh doanh hợp pháp và mua những món hàng đã được thẩm định. Cùng một món đồ nhưng mỗi cửa hàng có một giá bán khác nhau. Khách hàng không thể đi từng cửa hàng để xem, nhưng cũng có thể biết giá thấp nhất bằng cách sử dụng dịch vụ nhắn tin tư vấn qua tổng đài.
“Nếu bạn không có chút hiểu biết nào về máy móc thì tốt nhất không nên mua đồ cũ, nếu vẫn muốn mua đồ cũ thì tốt hơn cả là nhờ người am tường về máy móc xem giùm”, ông Khanh chia sẻ.
Và cuối cùng, nếu không có độ tin tưởng nhất định thì tuyệt đối không nên giao dịch mua bán tại các địa điểm như quán cafe, quán nước, trên đường... mà hãy yêu cầu giao dịch tại cửa hàng hoặc nhà riêng, phải có bảo hành ít nhất là 1 tuần cho món đồ. Làm sao để “gặp may” nhiều hơn, điều này phụ thuộc vào sự cảnh giác của chính bạn.
Bảo Trung