Di chứng sốt xuất huyết

2 KHỎE
28/7/2022 9:58Phản hồi: 1
Di chứng sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết, hay còn được gọi với cái tên sốt đau cơ, với các triệu chứng điển hình là: sốt cao liên tục kéo dài, đau nhức xương khớp, đau mắt, da nổi mẩn đỏ. Phần đa các trường hợp mắc sốt xuất huyết đều không có hoặc có các triệu chứng ở mức độ nhẹ, và sẽ khỏi sau 1~2 tuần chăm sóc tại nhà. Tuy vậy, hậu sốt xuất huyết cũng để lại một số “di chứng” phiền toái có thể khiến sức khỏe giảm sút. Nếu không có những biện pháp đối phó thì sẽ rất dễ tái mắc sốt xuất huyết.

1. Những ảnh hưởng hậu sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là loại bệnh không có thuốc đặc trị, vậy nên quá trình điều trị sốt xuất huyết chủ yếu là tự chăm sóc, thực hiện các biện pháp giảm sốt và nghỉ ngơi, bồi bổ cơ thể để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Tuy vậy, nhiều trường hợp sốt xuất huyết ảnh hưởng tới cơ thể cả một thời gian dài sau khi mắc bệnh, với các di chứng phổ biến sau:

1.1. Căng thẳng, lo âu, mỏi mệt

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy người từng mắc sốt xuất huyết có nguy cơ lớn hơn đối mặt với căng thẳng, lo âu, mỏi mệt và cũng khó vượt qua tình trạng này hơn người khác. Những người này cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh tâm thần - tâm lý.


1.2. Rụng tóc

Nhiều người gặp tình trạng tóc rụng tóc nhiều khi hậu sốt xuất huyết, đặc biệt là 1~2 tháng đầu sau khi mắc bệnh. Bệnh trạng thậm chí có thể phát triển thành tóc thưa, hói đầu ở một số người. Đối với những trường hợp này, bạn có thể dùng DẦU DỪA của lão nhà quê để chăm sóc chân tóc, da tóc giúp tóc đỡ rụng, đen hơn và nhanh mọc dài ra.

1.3. Hệ miễn dịch suy yếu

Mỏi mệt, ốm yếu là cảm giác mà nhiều người thấy sau khi khỏi sốt xuất huyết. Nguyên do là bởi sốt xuất huyết ảnh hưởng khá lớn tới hệ miễn dịch khiến cơ thể mất sức nhiều. Để bồi bổ cơ thể, ngoài chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bạn có thể dùng thêm bài VIÊM GAN B VIÊM GAN C của Lão nhà quê. Đây là bài thuốc sử dụng các nguyên liệu dân gian như gừng, muối, dứa, mật ong, … có tác dụng bổ thận, bổ gan, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng.

1.4. Đau cơ, đau khớp

Đau cơ, đau khớp có thể kéo dài cả khi đã khỏi sốt xuất huyết, đặc biệt đối với người trung tuổi trở đi, người có bệnh về xương khớp. Bạn nên bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, các thực phẩm tốt cho xương khớp như trứng, chân giò, …. Bạn cũng nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tránh cho xương khớp bị cứng, chẳng hạn như: ĐI BỘ 3~5km/ngày, NẰM NGỬA ĐẠP XE, BÀI TẬP VAI CỦA LÃO NHÀ QUÊ.

1.5. Chán ăn

Một trong những triệu chứng của sốt xuất huyết là đau bụng, buồn nôn, thậm chí trong một số trường hợp người bệnh có thể nôn mửa liên tục, nôn ra máu, chảy máu đường tiêu hóa. Các vấn đề này để lại di chứng là người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn kể cả khi đã khỏi sốt xuất huyết. Các món ăn thanh đạm, các bữa ăn nhỏ, kết hợp một số gia vị kích thích tiêu hóa như dấm có thể giải quyết phần nào tình trạng này.

Quảng cáo



1.6. Thiếu dinh dưỡng, sút cân

Mệt mỏi, chán ăn kéo dài sẽ khiến cho cơ thể sau khi khỏi sốt xuất huyết dễ rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng, sụt cân nghiêm trọng. Bạn cần xây dựng cho mình một thực đơn hợp lý với đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là những món ăn dễ tiêu nhưng giàu protein, vitamin như: canh gà, súp nấm rau củ, …



Ảnh hưởng của sốt xuất huyết

2. Hạn chế di chứng sốt xuất huyết

2.1. Chữa trị hiệu quả

Quảng cáo



Để có thể hạn chế di chứng sốt xuất huyết thì tốt nhất là giảm thiểu được thời gian mắc bệnh, tức cố gắng để cơ thể nhanh chóng khỏi sốt nhanh nhất có thể. Cơ thể bị mắc bệnh càng lâu thì ảnh hưởng của sốt xuất huyết tới hệ miễn dịch càng lớn, di chứng càng nhiều. Để làm được điều đó, trong quá trình điều trị, người bệnh cần:
  • Được xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ tiêu, dễ hấp thụ. Tham khảo bài: xây dựng thực đơn cho người sốt xuất huyết của lão nhà quê.
  • Được bổ sung đủ nước trong ngày. Tham khảo bài: tổng hợp những thức uống cho người sốt xuất huyết của lão nhà quê.
  • Sử dụng các biện pháp giảm sốt hiệu quả như: dùng điện giải thay nước để nhanh hạ sốt; dùng paracetamol để hạ sốt trong trường hợp cần kíp, tuyệt đối không được dùng aspirin. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bài thuốc nước lá tre gai của lão nhà quê để giảm sốt. Phương pháp này rất hiệu quả, mà dân dã, gần như không có phản ứng phụ.

Công thức như sau:

Nguyên liệu: Lá tre gai + nước sạch

Cách dùng:
  • 200~300g lá tre gai + 1,5 lít nước đun sôi nhỏ lửa 20~30 phút uống thay nước lọc cả ngày.
  • Uống liên tiếp 5 – 10 ngày, kể cả khỏi rồi vẫn phải uống, cho đủ ngày đủ liều.

Lưu ý: có thể dùng CAO DỨA TRE thay thế:

Cao Dứa Tre ngày uống 2 lần, sau khi ăn sáng và ăn trưa ít nhất 30 phút. Mỗi lần 1 - 2 thìa (theo hướng dẫn khi kê đơn) pha với 300 - 400ml nước nóng 60-80 độ. Có thể pha thêm Gừng Muối Mật Ong theo chỉ định. Uống 2 ngày nghỉ 2 ngày.

* Lưu ý: Nếu có nóng trong uống kèm bài Chữa bệnh kiết ly.



Cao dứa tre của lão nhà quê

  • Nghỉ ngơi thật nhiều. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, ngủ nhiều, không nên tập luyện thể dục hay vận động mạnh vào lúc này.

2.2. Bổ sung dinh dưỡng hậu sốt xuất huyết

Hậu sốt xuất huyết, người bệnh nên bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ, nhất là vitamin khoáng chất và protein. Người bệnh cũng cần có lối sống lành mạnh như ngủ sớm, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, không sử dụng chất kích thích. Ngoài ra, các bài tập luyện nhẹ với cường độ nhẹ, tốc độ chậm cũng giúp cơ thể nhanh phục hồi.

Để tránh tái mắc sốt xuất huyết, bạn đọc xem bài: bị lại sốt xuất huyết phải làm sao của lão nhà quê.
1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019