Điểm qua lịch sử của những chiếc máy hút bụi

AudioPsycho
10/4/2020 8:29Phản hồi: 36
Điểm qua lịch sử của những chiếc máy hút bụi
Nếu sự sạch sẽ được đặt lên tầm vóc của một tôn giáo thì chiếc máy hút bụi nghiễm nhiên sẽ trở thành “linh vật”. Liệu có ai ngờ rằng chiếc máy ồn ào với hình dáng kỳ lạ đó lại có thể trở thành thiên địch của lớp bụi bẩn đáng ghét. Ngày nay, máy hút bụi là một trong những ngành kinh doanh hái ra tiền, trở thành sản phẩm tiện lợi và cần thiết trong bất cứ ngôi nhà nào.

Thiết kế của những chiếc máy hút bụi hiện nay nói chung không quá khác biệt so với khoảng 100 năm trước, và hiệu năng của chúng cũng vậy. Theo Tom Gasko, một trong những nhà nghiên cứu về máy hút bụi đang làm việc tại Bảo tàng Máy hút bụi Tacony (St. James, Missouri), thì “chiếc máy hút bụi của những năm 1910 vẫn có thể làm sạch thảm trải sàn tốt ngang ngửa với máy hút bụi đời mới hiện nay”.

tinhte_Vacuum_Cleaner_history_1.jpg

Sau đây chúng ta hãy cùng điểm qua một lịch sử “đầy những vết nhơ” của chiếc máy hút bụi, bắt đầu từ những mẫu sản phẩm thô sơ và trải qua các biến đổi trở thành chiếc máy hút bụi mạnh mẽ của ngày nay.

Công việc vệ sinh bắt nguồn từ một dụng cụ thô sơ nhất: cây chổi. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những cổ vật có hình dáng và tính chất giống như dụng cụ vệ sinh thuộc niên đại khoảng 2.300 B.C. Cây chổi được “hoàn thiện” vào năm 1797 bởi bác nông dân Levi Dickenson (Massachusetts) khi ông này thấy vợ mình giống như phải “đánh vật” khi quét nhà. Cây chổi lúc đó được bó rất thô sơ, có lá chổi cứng và giòn nên vừa quét không sạch mà còn để lại các tàn chổi khi quét. Ông Levi Dickenson đã nảy ra sáng kiến sử dụng cây miến (sorghum – còn gọi là cây bo bo) vừa dai vừa chắc để quấn chổi. Khi vợ ông “trên tay” thành công cây chổi này, Levi Dickenson bắt đầu làm chổi trong thời gian rảnh để bán cho hàng xóm. Chỉ trong 3 năm sau đó gia đình Dickenson bắt đầu sản xuất chổi và bán khắp vùng New England, và đến năm 1850 người ta lấy luôn tên cây chổi để đặt lại cho cây miến là broomcorn (tạm dịch: cây quấn chổi).


tinhte_Vacuum_Cleaner_history_2.jpg

Dĩ nhiên mọi việc sẽ không dừng lại ở đó. Cây chổi dù sao vẫn có những phiền toái riêng và người ta bắt đầu suy nghĩ đến những biện pháp vệ sinh nhanh chóng, tiện dụng và hữu hiệu hơn. Nhiều nhà sáng chế ở Anh bắt đầu nghiên cứu và đăng ký phát minh máy quét để dọn dẹp đường phố, lau sàn và vệ sinh thảm. Cơ chế hoạt động của chúng khá đơn giản chỉ gồm một hệ thống ròng rọc và tay quay để xoay đầu chổi, cùng lúc đẩy bụi vào các thùng chứa gắn xung quanh. Nói thật thì trông chúng khá phức tạp nhưng công dụng chẳng khác một cây chổi là mấy.

Vào năm 1858, Hiram Herrick (Boston) nộp bằng sáng chế cho chiếc máy quét thảm đầu tiên ở Mỹ (bù lại khá giống với phát minh của Anh trước đó). Về cơ bản thì chiếc máy này là một cây chổi và hốt rác có thể xoay được. Trong vòng 2 năm sau, nhiều nhà phát minh khác cho ra thêm các “cải tiến” cho thiết kế này, tuy nhiên chúng hầu như chỉ là các chỉnh sửa lặt vặt. Máy quét thảm của Hiram Herrick được sản xuất với số lượng ít và cũng chẳng mấy ai mua.

Vào khoảng năm 1860, ông Daniel Hess nộp bằng sáng chế cho chiếc máy vệ sinh sử dụng khí. Cấu trúc chính của máy là sử dụng ống hút để hút bụi, tuy nhiên trong thiết kế ban đầu của Daniel Hess thì nó chưa có khả năng làm việc tự động. Đây là lý do vì sao Daniel Hess chỉ xem đây là ý tưởng và chưa bao giờ thực sự bắt tay vào thực hiện nó.

tinhte_Vacuum_Cleaner_history_3.jpg

Ý tưởng của Daniel Hess tuy vậy lại là tiền đề quan trọng cho chiếc máy hút bụi hiện nay của chúng ta. Vào năm 1869, Ives McGaffey (Chicago) đã sử dụng một cây quạt quay tay để lưu chuyển khí và mang đến lực hút cho chiếc máy. Thiết kế của Ives cũng được quảng cáo tốt hơn, ghi rằng: “Bụi bẩn trong nhà chính là sự khó chịu mà bất cứ bà nội trợ nào cũng phải đối mặt hàng ngày... và phát minh của tôi sẽ làm nhẹ gánh nặng này”. Mẫu máy của Ives được đặt tên là Whirlwind và bán với giá $25 lúc đó (khoảng $450 ngày nay). Không chỉ bị rào cản là giá đắt, thiết kế tay quay của Whirlwind còn bị đánh giá là rườm rà không cần thiết. Các bà nội trợ thà dùng chổi cho rồi nên không ai mua chiếc máy này, khiến công ty sản xuất Whirlwind xém phá sản. Một xui xẻo nữa cũng xảy ra khi hai nhà máy sản xuất Whirlwind bị cháy rụi vào năm 1872.

Đến đây ta có thể thấy ý tưởng lưu chuyển khí chỉ mới là một nửa của câu trả lời cho chiếc máy hút bụi. Chẳng ai muốn phải tự xoay tay quay của máy để tạo lực hút, vì phiền toái như thế thì thà sử dụng chổi luôn còn hơn.Đến khoảng cuối thế kỷ 19, các phát minh mới hơn nữa đã giúp biến giấc mơ này thành hiện thực. Xăng dầu trở thành nguồn nhiên liệu chính vào năm 1892 và năm 1898 John S. Thurman (St. Louis) đã phát minh ra chiếc máy vệ sinh thảm chạy bằng nhiên liệu. Về nguyên lý hoạt động thì chiếc máy này không “hút bụi” mà thay vào đó là sử dụng luồng khí mạnh để “thổi” bụi vào hộc chứa. Máy có kích thước to bằng một chiếc xe ngựa và Thurman chọn hình thức kinh doanh dịch vụ vệ sinh tại nhà với mức giá $4/lần (khoảng $110 ~ $115 hiện nay).

Những nhà phát minh khác lại một lần nữa cố gắng cải thiện thiết kế của Thurman nhưng không gặt hái được nhiều thành công. Một trong những câu chuyện tức cười là có một nhà phát minh vô danh đã giới thiệu tại hội chợ chiếc máy vệ sinh thảm chạy bằng nhiên liệu “mới nhất và hiện đại nhất” của mình. Khi được kỹ sư Hubert Cecil Booth tiếp cận và đặt câu hỏi vì sao không sử dụng cơ chế hút bụi thay vì thổi bụi, nhà phát minh này đã nổi đóa và khẳng định thiết kế hút bụi là bất khả thi.

Quảng cáo


Kỹ sư Hubert Cecil Booth thuộc Hải quân Hoàng gia Anh chắc chắn không đồng ý với điều đó. Ông mày mò và đảo ngược thiết kế máy của Thurman để tạo ra Puffing Billy, một chiếc máy to lớn, được kéo bằng xe ngựa và cũng chạy bằng nhiên liệu. Puffing Billy sau đó nhanh chóng được đưa đi khắp phố phường và kéo ống vào các tòa nhà lớn để hút bụi. Theo The Atlantic, Puffing Billy còn được sử dụng để vệ sinh Westminster Abbey trước khi làm lễ đăng quang cho vua Edward VII và hoàng hậu Alexandra. Vua và hoàng hậu có ấn tượng rất tốt với chiếc máy và đã mua nó để sử dụng cho điện Buckingham và lâu đài Windsor. Trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, một “đội” Puffing Billy đã được sử dụng để vệ sinh Crystal Palace (London) sau khi lính hải quân dự bị được phát hiện bị sốt.

tinhte_Vacuum_Cleaner_history_4.jpg

Chiếc máy của Booth dần dần được đưa hẳn vào các gia đình quyền quý và giàu có, hay các khách sạn sang trọng, tạo nên một “chuẩn mực” cho giới nhà giàu ở New York. Chiếc máy này cũng trở thành thứ “phải có” đối với những ngôi nhà lớn, tuy nhiên không quá cần thiết ở những căn nhà dạng vừa. Mức giá đắt cũng là một rào cản to lớn.

Vào năm 1907, James Murray Spangler (Canton, Ohio) đã chính thức cách mạng hóa thiết kế máy hút bụi. Lúc đó ông đã 60 tuổi và đang làm công việc quét dọn tại một cửa hàng bách hóa. Công việc nhàm chán và mệt mỏi mỗi ngày khiến Spangler nảy ra ý tưởng kết hợp chiếc chổi, vỏ gối và motor điện. Thiết kế của ông là sử dụng motor có gắn cánh quạt để tạo ra luồng khí lưu, sau đó cột nó vào đầu chổi (gỡ ra từ chổi quét sàn) bằng dây da. Cách làm này cho phép ông vệ sinh thảm cực sạch mà chưa ai có thể làm được (vì không có đầu chổi xoay bằng motor).

Thiết kế thô sơ của Spangler làm việc rất hữu hiệu, cho phép hút bụi và thổi chúng ra phía sau vào trong áo gối. Spangler đăng ký sáng chế vào năm 1907 và nghỉ việc, sau đó mở công ty máy hút bụi Electric Suction Sweeper Company. Các nhà đầu tư (trong đó có cả chủ cửa hàng cũ) đã giúp ông sản xuất chiếc máy của mình. Tuy nhiên sau khi mua về 75 chiếc motor và thuê kho chứa, Spangler đã hết vốn và phải thế chấp căn nhà của mình, đến mức bị chủ nợ kéo đến xiết nhà, khóa cửa và rao bán. Trong cơn túng quẫn, Spangler đành nhờ cậy người họ hàng Susan Hoover, vốn cũng là một khách hàng hài lòng sớm nhất của ông.

Chồng bà Susan là William Hoover, một người chuyên làm đồ da. Tuy ban đầu rất nghi ngờ nhưng cuối cùng ông này cũng mua lại bằng sáng chế của Spangler vào năm 1908. Do có tiềm lực về tài chính, Hoover đã bỏ thêm chi phí đầu tư nghiên cứu và hoàn thiện, quảng cáo cho sản phẩm, cuối cùng biến nó thành một thành công lớn. Theo Carroll Gantz, tác giả cuốn sách The Vacuum Cleaner: A History, thí “nếu không có Hoover thì phát minh của Spangler sẽ là một sự thất bại”.

Quảng cáo




Hơn một thế kỷ sau, ai ai cũng biết đến cái tên Hoover. Công ty có doanh số lên đến hàng triệu và đã có lúc người ta gọi máy hút bụi là “máy hoover”. Cho đến nay, dù thiết kế ngoài của chiếc máy hút bụi đang ngày càng trở nên đẹp và bóng bẩy hơn nhưng cấu trúc bên trong của nó vẫn không thay đổi quá nhiều so với ý tưởng đầu tiên của Spangler. Có thể nói nếu đi ngược về khoảng năm 1930 thì chiếc máy hút bụi thực sự không thay đổi gì nhiều.

Nếu chú ý kỹ hơn thì ta còn có thể thấy rằng những chiếc máy hút bụi hiện nay còn giảm chất lượng hơn nhiều so với ngày trước. Để phục vụ cho kiểu dáng nhỏ gọn cũng như hạn chế tiếng ồn, máy hút bụi ngày nay có motor nhẹ hơn và nhanh hao mòn hơn, cũng như hay bị bụi bám vào bảng mạch điện tử. Tom Gasko cho biết motor của các mẫu máy hút bụi hồi những năm 1910 có công suất 1.5A và xoay 1.000 ~ 3.000 RPM, cho đến những năm 1930 thì lên đến gần 3A và xoay 5.000 ~ 6.000 RPM. Chiếc máy hút bụi cao cấp nhất hiện nay của Hoover có công suất 11A, hay máy Dyson có số vòng quay lên đến 104.000 RPM. Các thông số này nói chung chỉ có nghĩa là motor quay nhanh hơn chứ chưa chắc khả năng hút hay tổng hiệu năng sẽ cao hơn.

tinhte_Vacuum_Cleaner_history_5.jpg

Tuy nhiên cũng không thể không nhắc đến những cải tiến của chiếc máy hút bụi hiện nay so với phát minh đầu tiên của Spangler được Hoover mua lại. Những chiếc máy hút bụi hiện nay làm việc sạch sẽ hơn nhiều nhờ vào thiết kế bộ lọc HEPA và túi lọc mới, đồng thời cũng nhỏ gọn và tiện lợi hơn, hay có thiết kế không dây (từ bản đăng ký sáng chế năm 1975 của Black và DeckerDustbuster năm 1978). Máy hút bụi còn có kiểu dáng đẹp hơn, như mẫu Dyson G-Force 1991 với mức giá ngất ngưởng lên đến $2.000. Hay cũng có thể nhắc đến mẫu Roomba 2002 là tiền đề cho những chú robot hút bụi ngày nay.

Và dù có được thay đổi kiểu dáng hay công nghệ bao nhiêu đi nữa, những chiếc máy hút bụi sẽ vẫn chỉ phục vụ cho duy nhất một nhu cầu chính: đó là làm sạch cho căn nhà bạn.

Nguồn popularmechanics
36 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Tây lông vẫn đóng vai trò quan trọng trong một cuộc sống hiện đại và tiện nghi
@cuhiep Bởi thế mới thích sài vật dụng hàng ngày của Tây lông như điện thoại, xe, hàng gia dụng, nội thất nhà bếp, nhà tắm, phòng khách.....

Tây lông vẫn thích cưới vợ Á Đông, nghe đâu Tây nó thích vợ Viet hơn Korea, China, Japan, Lao, Cambodia, Thailan, Indonesia

Tây lông chỉ kém cạnh về ẩm thực (theo cá nhân ăn các nước), chỉ có Châu Á, Vietnam, China, Korea, Taiwan là mình kết ẩm thực ngon hợp khẩu vị, nhiều
Đúng là để nghiên cứu thôi chứ mà sử dụng nó còn mệt hơn 🤣
image.jpg
@NDC9057 bác nhìn mặc đồ thế kia thì lao động còn khó nữa là.
@boyngo1988 Còn kéo thêm cái máy cày Kkkk🤣
Chidova
ĐẠI BÀNG
5 năm
Nhà mình xài chổi
@Chidova Mình xài robot thông minh hút bụi, công suất nó có 60W, ngày nó chạy 2 tiếng, vậy 1 tháng mình tốn đâu tầm 8k tiền điện ( tầm tiền mua 1 chai nước lọc ). Và nó giải phóng 60 tiếng ( gần 2.5 ngày trong cho việc suốt ngày phải cầm chổi đi quét nhà với lau nhà ) để có thời gian chơi với con cái, thư giãn hoặc làm việc khác.
@tuansiro Mới chặn ông nội...81, giờ không lẽ chặn luôn ông nội này. Haiz....
@phongtran2014 Thì bác phải đầu tư một khoản tiền trước để mua robot
Chidova
ĐẠI BÀNG
5 năm
Vừa tiết kiệm điện lại bảo vê mt
Chidova
ĐẠI BÀNG
5 năm
Bảo vệ sức khoẻ nữa ạ
roycaro5151
ĐẠI BÀNG
5 năm
Những bài dịch chất lượng như thế này rất hữu ích , vừa giúp người đọc hiểu lịch sử với cơ chế vận hành của máy móc.
Người dùng cứ nghĩ máy càng kêu to thì mạnh 😆
@Vivavuto Bình thường thì vậy ngoại trừ máy hư
Hôm nay nhân sự tinhte đâu hết mà anh Nhật lại phải làm cả bài về máy hút bụi thế này ????
@n.a.v.i.p ha ha ngồi rảnh làm chơi
Công suất sao dùng đơn vị A thế kia???
@matrix8145 mình cũng khá là quan ngại chỗ này
@matrix8145 Hahaha. Thiệt. Quan ngại. Nhiều bạn khen bài dịch bổ ích....
BenGlo
CAO CẤP
5 năm
@matrix8145 Chắc ông X nghịch mấy cục pin nên bị XYZ đây mà kk
Máy làm sạch nhà mình đổ cơm vào là chạy phà phà bao sạch mọi ngóc ngách
Chỉ có điều phải thường xuyên bơm dầu tuần vài lần, hay chục lần tùy máy nó đòi hỏi cao
Thông tin hữu ích, thks thớt
Vừa mua một máy hút bụi trên shoppe
Đình_Nam
ĐẠI BÀNG
5 năm
máy hút bụi giờ không chỉ dùng để hút bụi mà còn nhiều công dụng khác nữa
Bài viết hay quá
Dù đọc qua bài viết, tôi vẫn tin rằng sáng chế ra máy hút bụi hẳn là 1 người đàn ông rất biết "nể" vợ.
Khá thú vị, phát minh thật hữu ích !
Có lẽ đây là dụng cụ ít tiến hóa nhất sau 100 năm
Lại nhớ bộ phim có em Jennifer Lawrence đóng khởi nghiệp cây lau nhà nổi tiếng về sau
Đang nghiên cứu loại ko sài dây ngon rẻ.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019