Ước mơ những chiếc điện thoại di động “made in Vietnam” đang dần dần trở thành hiện thực với sự ra đời của Cty Thuận Phát IMOSO cùng dây chuyền thiết bị sản xuất nhập khẩu của BenQ-Siemen CHLB Đức.
Khởi xướng cho kế hoạch sản xuất điện thoại di động thương hiệu Việt đầu tiên phải kể tới dự án sản xuất, lắp ráp điện thoại di động giá rẻ - kết quả liên doanh của Cty cổ phần VinaMobi VN và Cty Zentek Technology Singapore được Ban quản lý Khu Công nghiệp Hòa Khánh (Liên Chiểu, Đà Nẵng) cấp giấy phép cách đây gần 3 năm.
Vậy mà mới đây, Ban quản lý khu công nghiệp Hòa Khánh đã đệ trình lên UBND thành phố Đà Nẵng kiến nghị thu hồi giấy phép của đề án này với lý do liên doanh đã triển khai quá chậm so với cam kết ban đầu.
Đề án sản xuất điện thoại di động thương hiệu Việt thứ hai cũng đã rất được mong chờ, đó là sản xuất điện thoại di động giá rẻ của Cty cổ phần thiết bị Bưu điện Postef từ năm 2005, tuy vậy đến nay vẫn im ắng…
Các dự án sản xuất điện thoại di động “made in Vietnam” bị cho là khá mạo hiểm khi thị trường điện thoại di động ở Việt Nam vốn là mảnh đất màu mỡ và chịu sự cạnh tranh lớn của các thương hiệu nước ngoài nhập khẩu như Nokia, Samsung…
Khởi xướng cho kế hoạch sản xuất điện thoại di động thương hiệu Việt đầu tiên phải kể tới dự án sản xuất, lắp ráp điện thoại di động giá rẻ - kết quả liên doanh của Cty cổ phần VinaMobi VN và Cty Zentek Technology Singapore được Ban quản lý Khu Công nghiệp Hòa Khánh (Liên Chiểu, Đà Nẵng) cấp giấy phép cách đây gần 3 năm.
Vậy mà mới đây, Ban quản lý khu công nghiệp Hòa Khánh đã đệ trình lên UBND thành phố Đà Nẵng kiến nghị thu hồi giấy phép của đề án này với lý do liên doanh đã triển khai quá chậm so với cam kết ban đầu.
Đề án sản xuất điện thoại di động thương hiệu Việt thứ hai cũng đã rất được mong chờ, đó là sản xuất điện thoại di động giá rẻ của Cty cổ phần thiết bị Bưu điện Postef từ năm 2005, tuy vậy đến nay vẫn im ắng…
Các dự án sản xuất điện thoại di động “made in Vietnam” bị cho là khá mạo hiểm khi thị trường điện thoại di động ở Việt Nam vốn là mảnh đất màu mỡ và chịu sự cạnh tranh lớn của các thương hiệu nước ngoài nhập khẩu như Nokia, Samsung…
Và nỗ lực của những doanh nghiệp trẻ…
Chính những tiềm năng, cơ hội và thách thức của thị trường điện thoại di động đã tiếp thêm sức mạnh cho các doanh nghiệp trẻ.
Họ nung nấu quyết tâm không chỉ dừng bước ở việc phân phối ĐTDĐ nhập khẩu mà trong tương lai không xa sẽ giới thiệu những chiếc điện thoại di động mang thương hiệu Việt tại thị trường trong nước và quốc tế.
Nổi lên trong số các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông phải kể đến Cty TNHH TM Thuận Phát - một thành viên trong tập đoàn Thuận Phát.
Được thành lập năm 2002, Cty đã nhanh chóng trở thành nhà phân phối chính thức các sản phẩm điện thoại di động NOKIA, Sonny Erricsons, các dịch vụ viễn thông của Hanoi Telecom (HT mobile) và Motorola tại Việt Nam.
Sau 5 năm hoạt động, Cty đã hình thành được hệ thống hơn 500 đại lý bán buôn cho hàng ngàn đại lý cấp 2 rộng khắp trên cả nước.
Năm 2006, Thuận Phát bắt đầu tìm hiểu công nghệ sản xuất điện thoại di động tại nhà máy BenQ-Siemen (CHLB Đức). Nhằm xác định nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng, Cty đã nhập khẩu điện thoại di động chính hãng từ nhà máy BenQ- Siemen (CHLB Đức).
Và kết quả của việc thăm dò nghiên cứu thị trường đã được đánh dấu bằng quyết định đầu tư 70 triệu USD nhập khẩu dây chuyền thiết bị, công nghệ sản xuất của BenQ-Siemen (CHLB Đức) xây dựng nhà máy sản xuất bo mạch điện tử và máy điện thoại di động tại Việt Nam ở Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Tây) vào cuối năm 2007.
Tại buổi lễ nhận Giấy chứng nhận đầu tư do UBND tỉnh Hà Tây cấp, bà Bùi Phương Anh, đại diện tập đoàn Thuận Phát phát biểu “Nắm bắt được sự phát triển của thị trường cung cấp sản phẩm điện thoại, điện tử có chất lượng cao và giá cả hợp lý, chúng tôi đã thành lập Cty Thuận Phát IMOSO.
Quảng cáo
Sản phẩm của chúng tôi không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng về xuất khẩu. Đây là dự án sử dụng công nghệ hoàn toàn tự động nhập khẩu từ nhà máy của BenQ - Siemen tại CHLB Đức, sử dụng 100 lao động”.
Với tiêu chí “Lấy khách hàng làm yếu tố cơ bản, sự năng động sáng tạo là động lực phát triển”, Thuận Phát IMOSO đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất và phân phối các sản phẩm điện thoại di động chất lượng cao, giá thành hợp lý.
Dự kiến nhà máy sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2008 với sản lượng 3 triệu máy điện thoại/năm, đạt doanh thu khoảng 2.000 tỷ đồng/năm.
Thị trường viễn thông Việt Nam hiện đang phát triển nhanh thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Với con số gần 100.000 thuê bao hòa mạng mới mỗi ngày trên toàn quốc, thị trường điện thoại di động ở nước ta được đánh giá đầy tiềm năng.
Cùng với nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao, các hãng cung cấp dịch vụ điện thoại di động liên tục giảm cước dịch vụ cũng như các gói dịch vụ hấp dẫn, … chắc chắn sẽ đẩy nhu cầu sử dụng ĐTDĐ của Việt Nam gia tăng.
Đây cũng chính là lý do Thuận Phát IMOSO đặt mục tiêu sớm cung cấp sản phẩm của mình tại Việt Nam và xuất khẩu
Quảng cáo
sang các nước khác trên thế giới.
Đức Đại
Theo Tiền Phong