Điều gì xảy ra bên trong một màn hình?

ND Minh Đức
19/5/2023 8:27Phản hồi: 24
Điều gì xảy ra bên trong một màn hình?
Mỗi ngày chúng ta dành một lượng thời gian cực kỳ lớn để nhìn vào các màn hình, từ màn hình máy tính làm việc, xem TV để giải trí, đến điện thoại thông minh và nhiều thứ khác. Vậy làm thế nào màn hình có thể tạo ra được hình ảnh để chúng ta xem? Infographic động bên dưới đây mổ xẻ một trong những công nghệ màn hình phổ biến là màn hình LCD, qua đó chúng ta sẽ phần nào hình dung được “miếng sandwich” chứa hàng đống lớp bên trong đã điều hướng, tạo màu cho từng pixel và tạo nên hình ảnh cho chúng ta coi như thế nào?

viman1.gif
viman2.gif

Tham khảo animagraffs
24 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Cảm ơn ad 😁
Đánh dấu mai đọc trên máy tính, nhìn trên điện thoại muốn toét mắt.
Làm mod tinhte giờ nhàn phết nhỉ
@Kenny 909PV Làm gì cũng thế, nhàn hay không nhàn không quan trọng, quan trọng là có hiệu quả hay không
Trước em có dùng cam VGA củ khoai, cắm lens thẳng vào màn xong quay để zoom thì soi được ra từng RGB channel một, bây giờ thì đọc post hóa ra cũng thông ra một chút 🤣
Vì cách pha màu sẽ tạo lên các màu nên là Oled WRGB khi pha màu cũng lên đc màu đẹp như RGB thôi. Miễn tỉ lệ % tốt là màu đẹp
Nhưng 1 bộ phận cứ mặc định WRGB là màu giả cày thì chịu rồi
@pro744 tuy giả cày nhưng WRGB OLED vẫn đẹp hơn con LCD 100% RGB, còn hơn là ko có mà dùng
@pro744 Ở đây chúng ta phải tách ra thành 2 tiêu chí (hay quan điểm) riêng biệt:
- Tái tạo màu chính xác (độ trung thực): Đây là yếu tố khách quan, định lượng được.
- Độ đẹp của màu sắc, hình ảnh: Đây là yếu tố chủ quan, định tính theo quan điểm người nhìn.
Để tạo độ trung thực cực kỳ khó, nhưng để làm cho màu sắc rực rỡ, nịnh mắt người xem lại rất dễ, nhiều khi màu sai tùm lum mà người xem cũng chẳng để ý đến.
Và trong công nghệ tái tạo hình ảnh này thì mỗi công nghệ có ưu nhược điểm riêng, ở góc độ kỹ thuật công nghệ thì các hãng luôn đi tìm cái để thể hiện màu chính xác nhất.
Về việc WRGB hay RGB hay có khi là bộ phối hợp màu khác đó chỉ là cách làm, dù cách nào nó vẫn có công thức để tính toán ra thông số của điểm ảnh. Nếu được thì có khi họ còn cho nhiều màu hơn, ví dụ như bạn thấy có máy in màu 3, 5, 7, 10 màu... Sở dĩ trong lĩnh vực truyền hình ảnh người ta chọn RGB vì đây là 3 thông số cơ bản nhất để tái tạo lại màu sắc ban đầu. Vì nó là cơ bản nhất nên tiết kiệm băng thông nhất. Mỗi nhà sản xuất đều hoàn toàn có thể xây dựng 1 cách thức tái tạo màu riêng phù hợp với công nghệ của họ. Hay như trên photoshop có các hệ màu như RGB, CMYK...
@Anonymox chịu rồi, nói thế vẫn giả cày thì thôi khỏi giải thích nữa
@caothudeche 1 cái là để chỉnh sửa, 1 cái là đánh giá hiển thị, 2 cái chẳng liên quan gì tới nhau để mang vào so sánh.
Ô hiểu thế nào là sRGB, DCI-P3, phủ màu 100%, 16tr màu là như nào
@pro744 Bạn đang lẫn chứ không phải mình nhé, mình không nhắc đến sRGB hay DCI-P3 hay cả Adobe RGB. Những cái mà bạn nhắc tới đó nó gọi là Tiêu Chuẩn Màu nó dùng để đánh giá hiển thị đúng ý bạn hiểu luôn.
Còn những thứ như RGB đơn thuần, CMYK, YUV, YQI... nó gọi là Hệ Màu, hay như mình nói ở trên nó là cách thức phối hợp để cho ra màu gốc. Cái này là để hiển thị đó và là cái mình nhắc đó. Và nếu bạn nghĩ rằng mình nhắc đến RGB, CMYK trên photoshop là để chỉnh sửa thì bạn nhầm. Bản chất của nó là để hiển thị cho bạn thấy mà chỉnh sửa, mỗi hệ màu nó sẽ sử dụng các thông số khác nhau, và bạn chỉnh sửa thông số tương ứng để thay đổi màu sắc, rồi nó hiển thị trên màn hình cho bạn thấy. Còn việc sau khi sửa xong bạn xuất ra các tiêu chuẩn hình ảnh nào đó là chuyện khác, bạn xuất ra sRGB, xuất DCI-P3... đó là việc của bạn muốn lưu lại hình ảnh ở mức nào mà thôi.
Và để cho bạn rõ hơn thì các Hệ màu thường gặp CMYK hay dùng trên máy in (cũng là 1 dạng hiển thị phải không, RGB là hiển thị trên TV hiện tại, YUV, YQI là hệ màu hiển thị trên TV ngày xưa.
Và cũng để cho bạn khỏi nghi ngờ, mình trả lời luôn thắc mắc nghe có vẻ như bạn đang nghĩ mình mù mờ.
- sRGB, DCI-P3 là tiêu chuẩn màu sắc, hay còn gọi là độ phủ màu. Nó thể hiện độ chi tiết của màu sắc hay độ chính xác mà ảnh hay thiết bị thể hiện được. Tiêu chuẩn màu này liên quan mật thiết đến cái "triệu màu" mà bạn hỏi.
- Độ phủ màu 100% là nhắc đến khả năng đáp ứng của màn hình khi tái tạo màu sắc. Ví dụ độ phủ 100% sRGB có nghĩa màn hình đó thể hiện được 100% số màu trong hệ sRGB.
- 16tr màu: Giờ này còn nhắc đến 16tr màu thì xưa quá rồi. Nó là số màu mà 1 điểm ảnh có thể hiển thị được. Quay trở lại cái cách thức tái tạo màu sắc điểm ảnh qua 3 điểm ảnh phụ R - G - B. Chúng ta đã quá quen thuộc với loại panel màn hình 8 bit. 8 bit này người ta gọi là độ sâu màu (color depth). Áp dụng công thức toán học thôi, mỗi sub-pixel có thể hiển thị được số màu là 2^8 = 256 màu, tổ hợp của 3 sub-pixel thì thành 256 * 256 * 256 = 16.777.216 màu (làm tròn thành 16tr màu, thiên hạ đi làm tròn xuống mới đau).
Giờ là thời điểm của HDR rồi, màn panel 10 bit, 12 bit đầy rồi. Ví dụ màn có tấm nền 10 bit thể hiện được 2^10 * 2^10 *2^10 = 1 tỉ màu, gấp 64 lần cái 16tr màu.
Đấy là mới nói đến màn hình thôi nhé, còn chuyện ảnh 14, 24, 32 bit màu đầy.
bác làm hay nhưng chữ nhỏ, và tối
Tóm lại có cách nào chữa màn hình bị sọc mà ko thay mới ko, 1+ 9
vẫn chưa hiểu gì
Mấy cái infographics này nên cho hình ảnh to ra mod ơi, dùng đt hay lap 14" phải căng mắt ra nhìn ko đã
cái Infographic này rối quá, nhìn hết muốn đọc.
Tkx mod, mình sẽ đọc trên máy tính sau. Nhìn trên đt hơi khó 😁
LCD nó cổ lắm rồi, thế nên các bài viết về nó cũng nhiều lắm rồi. Nhưng này không thể hiện rõ được cách thức hoạt động của màn hình LCD. Quá chi tiết so với người thông thường, nhưng đối với người cần tìm hiểu sâu thì cũng không rõ ràng, các phần nó không có sự liên kết.
- Về cấu tạo của LCD thì mình không nói gì, hình quá đầy đủ rồi.
- Không thể hiện được tại sao người ta lại dùng tấm phân cực, tại sao người ta lại dùng tinh thể lỏng, tại sao lại dùng ma trận RGB...
Mính có thể bố cục lại và tóm gọn như sau:

1) Tại sao lại là RGB?
Người ta tìm ra được công thức tổng hợp một màu sắc bất kỳ từ độ sáng của 3 màu cơ bản là R-G-B, và từ đó ứng dụng vào trong kỹ thuật ghi lại hình ảnh số. Vì vậy khi phát lại thì sẽ cần tìm cách chiếu được độ sáng và màu sắc tương ứng của 3 màu này để mắt người tự tổng hợp thành màu ban đầu.

Người ta chia một ảnh ban đầu ra rất nhiều điểm ảnh nhỏ (pixel), số điểm ảnh này cũng tương ứng với số điểm ảnh trên màn hình LCD, chúng ta có thể gọi đây là ma trận điểm ảnh. Và mỗi điểm ảnh này là một màu bất kỳ, mỗi màu này lại có thể được tái tạo từ 3 màu R-G-B theo nguyên tắc trên, vì vậy mỗi điểm ảnh lại có 3 điểm ảnh con (sub-pixel), lúc này chúng ta có thể gọi là ma trận RGB.
Bây giờ người ta cần tìm cách làm thế nào để điều chỉnh được độ sáng của từng sub-pixel R-G-B, 1 trong các cách đó chính là lợi dụng tính chất của tinh thể lỏng.

2) Tại sao lại là tinh thể lỏng: Như ở trên ta thấy bản chất của tái tạo hình ảnh là điều khiển ánh sáng đến mắt người. Và người ta nhận thấy tinh thể lỏng có đặc tính điều hướng ánh sáng khi có dòng điện phân cực đặt lên nó, đó là lý do có sự xuất hiện của 2 lớp điện cực.
Nhưng điều hướng thôi chưa đủ, phải còn điều chỉnh được cường độ của ánh sáng thì mới tại tạo được màu bất kỳ, đó là lý do chúng ta cần 2 tấm phân cực ngang, dọc. Chỉ cần tia sáng nào có trục vuông góc với trục của tấm phân cực thì nó sẽ bị chặn lại (một nguồn sáng thì có nhiều tia sáng).
(Chỗ này cần có 1 hình ảnh thể hiện rõ việc tinh thể lỏng và màn phân cực điều khiển ánh sáng như thế nào ở cấp độ sub-pixel).

3) Hệ thống đèn nền? Chúng ta cần đèn nền đơn giản vì cần nguồn sáng để phát ra. Và nguồn sáng này trên LCD chưa thể là ở cấp độ sub-pixel được nên mới cần các thành phần khác như phản xạ, khuếch tán, lăng kính.

4) Ánh sáng từ đèn nền là ánh sáng trắng thì làm sao mà tạo ra được màu R-G-B?
Ánh sáng được đưa tới tấm ma trận sub-pixel R-G-B toàn bộ là ánh sáng trắng, và nếu không xử lý theo nguyên tắc tái tạo màu sắc từ R-G-B ở đầu thì chúng ta nhận lại cũng là ánh sáng trắng với cường độ thấp hơn mà thôi. Vì vậy cần tìm cách để đưa ra được 3 màu R-G-B với cường độ phù hợp để cho ra màu tương ứng. Cường độ ánh sáng sẽ quyết định bởi 2 lớp điện cực qua 1 hệ thống tính toán phức tạp để có giá trị thích hợp. Màu sắc của sub-pixel sẽ đi qua 1 bộ lọc, bộ lọc này nó chỉ cho ánh sáng có màu tương ứng với bộ lọc đó đi qua, đây chính là chức năng của lớp phủ R-G-B ở trên. Đây là điểm rất quan trọng nhưng bài trên chưa nói lớp phủ này nó là cái gì, hoạt động ntn.

P/s: Sẽ có nhiều người thắc mắc hoặc cố tình hỏi vặn kiểu "Đã là ánh sáng TRẮNG rồi lại còn LỌC được cả MÀU, ảo tung chảo".
Ánh sáng TRẮNG là cách gọi theo cảm nhận của mắt người, chứ trong vật lý thì nó là sự tổng hợp của tất cả các màu sắc cơ bản, chẳng qua mắt chúng ta không đủ khả năng tách rời nó mà thôi. Trong một số tình huống các màu đơn sắc của ánh sáng trắng bị khúc xạ thành các hướng riêng biệt thì chúng ta sẽ thấy màu đơn của nó, ví dụ như cầu vồng.
@caothudeche Đọc xong bài định back ra luôn vì không hiểu thớt nói gì, may quá kéo xuống thấy bài của bạn. Xin cảm ơn 😃
TQB103
ĐẠI BÀNG
một năm
@caothudeche Cảm ơn bạn!!!
hnammad
ĐẠI BÀNG
một năm
Việc kiểm soát cường độ sáng đã có tinh thể lỏng làm, vậy transitor của subpixel có tắc dụng gì nhỉ mn?
xtdv
ĐẠI BÀNG
một năm
@hnammad Transitor dùng để điều khiển dòng điện cấp vào tinh thể lỏng, để tinh thể lỏng hoạt động theo mục đích nào đó (ở đây là điều khiển độ xoay của nó)
@hnammad Chắc họ bị lẫn đó vì tấm phân cực trước nó dính ngay liền tấm lọc. Vì bản chất tấm lọc là hoạt động thụ động chỉ lọc lấy màu nó cần mà thôi.
Yêu quá
Hay và dễ hiểu

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019