Thông tin hồi chiều tối ngày thứ 2, 9/12 theo giờ Việt Nam, các nhà quản lý thị trường Trung Quốc tìm lại những thỏa thuận liên quan tới thương vụ mua lại đơn vị Mellanox Technologies Ltd với giá 7 tỷ USD, diễn ra từ tận năm 2020, để tuyên bố mở cuộc điều tra chống độc quyền tập đoàn này.
Phải thừa nhận, điều tra chống độc quyền là một động thái rất hiếm khi thấy các nhà quản lý thị trường Trung Quốc thực hiện. Trùng hợp là cuộc điều tra này được công bố đúng 1 tuần sau khi chính quyền tổng thống Joe Biden mở rộng quy mô cấm vận bán dẫn, đưa thêm 140 đơn vị và tập đoàn vào danh sách kiểm soát xuất khẩu công nghệ, sản phẩm và trang thiết bị bán dẫn của bộ thương mại Mỹ.
Hoàn toàn có thể kết hợp cuộc điều tra chống độc quyền dựa trên một thương vụ diễn ra hơn 4 năm về trước, với tuyên bố kiểm soát xuất khẩu nguồn cung đất hiếm, cấm xuất khẩu vài loại nguyên liệu thô cực kỳ quan trọng cho nhiều ngành nghề, từ dân dụng tới quân sự, từ bán dẫn tới thiết bị công nghệ như germanium, gallium hay antimony sang Mỹ.
Các nhà phân tích cho rằng, Bắc Kinh bây giờ hoàn toàn sẵn sàng trả đũa những quy định cấm vận hay tăng hàng rào thuế quan đối với sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc nhập khẩu vào thị trường Mỹ, bằng cách thực hiện chiến tranh thương mại, đánh thẳng vào chuỗi cung ứng chứ không chỉ đơn thuần tăng thuế như trước đây nữa. Những động thái này được thực hiện giữa thời điểm chiến tranh thương mại vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, và cả hai cường quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều đang cố gắng tăng cường kiểm soát công nghệ.
Phải thừa nhận, điều tra chống độc quyền là một động thái rất hiếm khi thấy các nhà quản lý thị trường Trung Quốc thực hiện. Trùng hợp là cuộc điều tra này được công bố đúng 1 tuần sau khi chính quyền tổng thống Joe Biden mở rộng quy mô cấm vận bán dẫn, đưa thêm 140 đơn vị và tập đoàn vào danh sách kiểm soát xuất khẩu công nghệ, sản phẩm và trang thiết bị bán dẫn của bộ thương mại Mỹ.
Hoàn toàn có thể kết hợp cuộc điều tra chống độc quyền dựa trên một thương vụ diễn ra hơn 4 năm về trước, với tuyên bố kiểm soát xuất khẩu nguồn cung đất hiếm, cấm xuất khẩu vài loại nguyên liệu thô cực kỳ quan trọng cho nhiều ngành nghề, từ dân dụng tới quân sự, từ bán dẫn tới thiết bị công nghệ như germanium, gallium hay antimony sang Mỹ.
Trả đũa
Các nhà phân tích cho rằng, Bắc Kinh bây giờ hoàn toàn sẵn sàng trả đũa những quy định cấm vận hay tăng hàng rào thuế quan đối với sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc nhập khẩu vào thị trường Mỹ, bằng cách thực hiện chiến tranh thương mại, đánh thẳng vào chuỗi cung ứng chứ không chỉ đơn thuần tăng thuế như trước đây nữa. Những động thái này được thực hiện giữa thời điểm chiến tranh thương mại vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, và cả hai cường quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều đang cố gắng tăng cường kiểm soát công nghệ.
Bản thân cuộc chiến tranh công nghệ diễn ra trong vài năm trở lại đây giữa Mỹ và Trung Quốc đã góp phần khiến những con chip tăng tốc xử lý mô hình AI trở thành một trong những thứ hàng hóa được săn lùng gắt gao nhất trên thị trường. Xét riêng cái thị trường chip AI máy chủ đám mây ấy, Nvidia đang thống trị, tính đến hết năm 2023, thị phần của họ chiếm tới 90% toàn ngành. Cũng nhờ điều đó, giờ Nvidia đang là một trong số những tập đoàn có giá trị vốn hóa cao nhất thế giới.
Graham Webster, học giả tại trường đại học Stanford, Mỹ, người nghiên cứu về địa chính trị và công nghệ cho rằng, Trung Quốc giờ có một vài thứ vũ khí mà họ có thể tận dụng để nhắm vào những doanh nghiệp phương Tây, cũng như để trả đũa hoặc để bày tỏ quan điểm phản đối những quy định và chính sách của chính quyền các quốc gia phương Tây. Theo ông, “Nvidia là mục tiêu tương đối dễ nhắm đến.”
Năm 2020, SAMR, Cơ quan Nhà nước về Quản lý thị trường thuộc chính phủ Trung Quốc đã cho phép Nvidia thực hiện thương vụ trị giá 7 tỷ USD, mua lại tập đoàn sản xuất thiết bị cơ sở hạ tầng mạng Mellanox Technologies, với những điều kiện để ngăn chặn Nvidia có những hành vi độc quyền, lũng đoạn thị trường, cũng như đảm bảo nguồn cung sản phẩm thương mại xuất sang Trung Quốc.
Nvidia, trong tuyên bố chính thức trước báo giới, khẳng định rằng họ “sẵn sàng trả lời” những thắc mắc và lo ngại của nhà quản lý thị trường Trung Quốc: “Chúng tôi làm việc hết sức để đảm bảo tạo ra những sản phẩm tốt nhất mà chúng tôi có thể làm ra ở mọi khu vực trên toàn thế giới, cùng lúc đảm bảo tuân thủ mọi lời hứa mà chúng tôi đã đưa ra, ở mọi nơi mà chúng tôi kinh doanh.”
Tự chủ công nghệ
Ở thời điểm chính quyền tổng thống Joe Biden đang liên tục có những động thái thắt chặt và cắt đứt nguồn cung chip xử lý máy chủ đám mây vận hành thuật toán AI do Nvidia sản xuất rồi xuất khẩu sang Trung Quốc, thì tập đoàn này buộc phải cứu vãn doanh thu ở thị trường lớn nhất này của họ bằng việc tạo ra những phiên bản chip xử lý tuân thủ giới hạn tốc độ (4000 TOPS) và băng thông bộ nhớ theo quy định của bộ thương mại Mỹ, rồi bán tại thị trường Trung Quốc.
Thành ra mới có những sản phẩm như H20, L20 và L2 dành riêng cho thị trường này. Rồi RTX 4090 do băng thông bộ nhớ vượt qua giới hạn của bộ thương mại Mỹ, nên mới có RTX 4090D.
Quảng cáo
Các quan chức Washington đang có những nỗ lực ngăn chặn các tập đoàn Trung Quốc mua được những con chip với hiệu năng mạnh nhất trên thị trường chip xử lý AI hiện nay, rồi thậm chí là chặn cả nguồn cung thiết bị quang khắc bán dẫn thế hệ mới, những cỗ máy đủ sức tạo ra những chip xử lý cao cấp nhất trên thị trường hiện giờ. Để giải thích cho những động thái này, các quan chức chính phủ Mỹ cho rằng, công nghệ quang khắc EUV không chỉ quan trọng đối với thị trường điện thoại thông minh, mà còn rất quan trọng đối với tham vọng hiện đại hóa công nghệ quân sự.
Hệ quả là, các tập đoàn công nghệ Trung Quốc giờ phải tìm cách đặt hàng, nhập khẩu và trữ lượng chip rất lớn để phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghệ. Thậm chí những công ty ma, những kẻ buôn lậu cũng được nhờ tới để mua chip bán dẫn từ Mỹ.
Cùng lúc, Bắc Kinh cũng đang phải đổ những khoản tiền khổng lồ cho những công ty chip bán dẫn nội địa để đảm bảo ngành công nghệ nước này không bị phụ thuộc vào công nghệ, giải pháp, sản phẩm và thiết bị của phương Tây. Cùng lúc, Bắc Kinh cũng đang muốn tự chủ phát triển nhiều công nghệ cốt lõi và quan trọng trong tương lai gần.
Những biện pháp cấm vận mới
Quảng cáo
Trong thời gian vừa qua, chính quyền tổng thống Joe Biden cũng đang cân nhắc áp dụng thêm những hạn chế trong việc kinh doanh chip xử lý AI máy chủ đám mây trên thị trường toàn cầu đối với những tập đoàn của Mỹ. Điều này hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới doanh thu của Nvidia, hay những đối thủ cạnh tranh của họ trên thị trường như AMD hay có thể là cả Intel.
Một quy định mới có thể được áp dụng, qua đó đặt ra những yêu cầu mở rộng đối với các doanh nghiệp Mỹ hoặc các quốc gia khác xuất khẩu chip xử lý AI cao cấp sang Trung Quốc, để đảm bảo họ không vi phạm những quy định hiện hành của chính phủ Mỹ.
Vì sao TSMC bị Bộ thương mại Mỹ điều tra, có vô tình lách quy định cấm vận Huawei?
Hôm thứ 6 vừa rồi, tờ The Information đã dẫn nguồn tin giấu tên, nói rằng Bộ thương mại Mỹ đã mở cuộc điều tra TSMC, với nghi ngờ nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất hành tinh có vẻ đã thực hiện hành vi lách quy chế cấm vận để tiếp tục sản xuất...
tinhte.vn
Quy định kể trên có thể sẽ được xây dựng dựa trên những văn bản mà chính phủ Mỹ đã gửi cho Samsung và TSMC, hai tập đoàn gia công chip bán dẫn lớn nhất thế giới hiện tại, với những yêu cầu dừng gia công theo hợp đồng và bán những con chip dựa trên những tiến trình mới nhất cho các đối tác và khách hàng Trung Quốc. Trước đó nếu anh em còn nhớ, chính phủ Mỹ đã phát hiện ra trên những chip xử lý AI mới nhất và hiện đại nhất của Huawei, là những die bán dẫn do TSMC gia công rồi đóng gói lên sản phẩm thương mại.
Một quy định khác đang được cân nhắc từ phía các quan chức Washington, đó là áp dụng yêu cầu xin giấy phép, cũng như giới hạn số lượng tối đa số chip được bán ở một số quốc gia, cũng như đặt ra những tiêu chuẩn an ninh để phê duyệt những đơn vị mua số lượng chip xử lý AI máy chủ rất lớn.
Alan Estevez, một quan chức cấp cao của bộ thương mại Mỹ, người phụ trách quy định quản lý xuất khẩu từ chối bình luận về những quy định được hé lộ nhưng chưa chính thức. Nhưng cùng lúc, ông cũng cho biết bộ thương mại Mỹ vẫn đang tiếp tục điều tra xem làm cách nào chip do TSMC gia công lại rơi được vào tay của Huawei.
Không phải lần đầu Trung Quốc nhắm vào công ty Mỹ
Và Nvidia cũng chẳng phải tập đoàn chip xử lý Mỹ đầu tiên bị chính phủ Trung Quốc nhắm tới. Hồi tháng 10, một think tank có liên hệ với cơ quan quản lý internet Trung Quốc đã kêu gọi nhà quản lý nước này điều tra Intel, với cáo buộc tập đoàn Mỹ này đã bán những sản phẩm “liên tục gây hại” tới lợi ích và an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Rồi gần đây, Micron Technologies cũng bị Trung Quốc thực hiện đánh giá chất lượng an ninh. Kết quả, Micron bị cấm cung cấp chip nhớ cho một phần rất lớn trong toàn bộ thị trường Trung Quốc.
Qualcomm năm 2015 phải trả khoản phạt trị giá 975 triệu USD sau khi Trung Quốc mở cuộc điều tra chống độc quyền tập đoàn chip xử lý smartphone khổng lồ này.
Tuần trước, những hiệp hội đại diện cho nhiều ngành nghề tại Trung Quốc, trong đó bao gồm cả bán dẫn và xe hơi đã lên tiếng kêu gọi các doanh nghiệp Trung Quốc đặt mua thêm chip sản xuất nội địa, hoặc những quốc gia khác thay vì đặt mua từ Mỹ. Hiệp hội ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc đưa ra tuyên bố chính thức: “Những sản phẩm chip của Trung Quốc không còn an toàn và đáng tin cậy nữa, và những ngành công nghiệp có liên quan tại Trung Quốc sẽ phải cảnh giác khi đặt mua chip bán dẫn của Mỹ.”
Khi Nvidia tăng trưởng doanh thu và thị phần chip xử lý, cả tiêu dùng lẫn doanh nghiệp trên toàn thế giới, tỷ lệ doanh thu của họ tại thị trường Trung Quốc cũng bắt đầu giảm dần. Năm tài khóa vừa rồi, doanh thu từ thị trường Trung Quốc chỉ chiếm có 14% tổng doanh thu cả năm của Nvidia. Con số này trong năm trước đó là 19%.
Tuy nhiên, chưa có một công ty Trung Quốc nào, kể cả Huawei, tạo ra được một sản phẩm chip xử lý AI máy chủ đám mây với hiệu năng và mức độ phức tạp trong kiến trúc giống như Nvidia. Kevin Xu, nhà sáng lập Interconnected Capital, một quỹ đầu tư cho các startup nghiên cứu AI cho biết: “Trung Quốc vẫn thèm muốn công nghệ của Nvidia, dù ít hay nhiều. Thị phần của Nvidia tại Trung Quốc đã xếp thứ nhất từ rất lâu rồi, trước cả khi phía Mỹ áp dụng những biện pháp cấm vận bán dẫn đối với Trung Quốc.”
Ở Mỹ, bộ tư pháp nước này cũng đang điều tra Nvidia, xem xét cách họ kinh doanh sản phẩm trên thị trường, cũng như cách họ thực hiện những thương vụ sáp nhập trong thời gian gần đây. Đối với cuộc điều tra này, lo ngại của các nhà quản lý thị trường Mỹ là Nvidia đang lũng đoạn cách phân phối thứ sản phẩm ai cũng cần nhưng nguồn cung thì cực kỳ hạn chế.
Cả các khách hàng lẫn các đối thủ cạnh tranh của Nvidia từ trước tới nay không thiếu những lần phàn nàn về cách Nvidia sở hữu những mắt xích quan trọng nhất của chuỗi cung ứng chip xử lý AI. Bên cạnh việc tạo ra những con chip phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng máy chủ đám mây phục vụ cho ngành AI, Nvidia còn kiểm soát luôn cả hệ thống phần mềm quản lý những data center, cùng những trang thiết bị cơ sở hạ tầng để kết nối toàn bộ hệ thống lại với nhau, tạo ra hiệu năng như mong muốn.
Theo The New York Times