- Khi có Kết quả nằm ngoài tiêu chuẩn (OOS) hoặc khi có Kết quả ngoài xu hướng (OOT) đối với Nghiên cứu độ ổn định thì mọi người sẽ xử lý như thế nào, có khoa học không, có hợp lý không?
- Trước hết mình khẳng định 1 kết quả Nghiên cứu độ ổn định nằm trong tiêu chuẩn nhưng nằm ngoài xu hướng (OOT) thì kết quả đó nên xếp vào điều tra giống y như điều tra OOS. Bởi vì theo thời gian kết quả định lượng sẽ phải có xu hướng giảm, tạp chất sẽ có xu hướng tăng.
- Quay lại về điều tra OOS và OOT:
+ Việc kiểm tra lại mẫu, đổi thay kiểm nghiệm viên nhiều lần là có khoa học ko?
+ Việc thử lại nhiều lần, như thay đổi các bước xử lý, thay hóa chất, ... nhằm tìm ra nguyên nhân gốc rễ như thế nào mới đúng?
+ Việc lấy mẫu lại để kiểm tra có đúng ko?
+ Khi kiểm tra lại, kết quả xử lý như như thế nào: kết quả ngoại lệ, kết quả báo cáo?
Bài viết này sẽ giải quyết các nội dung này.
- Điều tra Kết quả OOS, OOT là rất quan trọng và được FDA, MHRA đưa ra guideline, đặc biệt mới đây FDA đã cập nhật guide này, nội dung thì vẫn như trước chủ yếu là đổi QC sang QU (Quality unit) - có thể coi là QA (như hiện tại ở VN áp dụng) (Nhắc đến QA thì bộ phận này rất quan trọng đảm bảo hệ thống QMS vận hành tốt, bất kỳ hoạt động nào đều phải được phê duyệt (trách nhiệm của QA) thì lúc đó mới coi là hợp lế trong nhà máy dược, và điều tra OOS/T cũng phải được QA phê duyệt).
- "Việc kiểm tra lại mẫu, đổi thay kiểm nghiệm viên nhiều lần là có khoa học ko?" Kiểm tra lại mẫu là không đúng, theo FDA, khi có kết quả OOS/T thì điều tra Giai đoạn I là điều tra phòng Lab: điều tra sơ bộ (Ia), và điều tra chi tiết (Ib), các nội dung kiểm tra như: mất điện, làm đổ, cài sai thông số, công thức tính, sự phù hợp của phương pháp, hiệu chuẩn, đánh giá, ... Nếu xác nhận là lỗi do phòng thí nghiệm thì lúc đó mới làm mẫu lại. Việc đổi kiểm nghiệm viên trừ khi chứng minh được trong Giai đoạn I người kiểm nghiệm viên thứ nhất làm sai hoặc khi điều tra nguyên nhân gốc rễ (vẫn không coi là kết quả chính thức.
- "Việc thử lại nhiều lần, như thay đổi các bước xử lý, thay hóa chất, ... nhằm tìm ra nguyên nhân gốc rễ như thế nào mới đúng?" Khi điều tra nguyên nhân gốc rễ không phải ngẫu hứng thay đổi rồi chạy mẫu được mà nó phải có khoa học, giải thích hợp ký và được QA phê duyệt trước khi làm. Các giả thuyết này (hypothesis) chỉ để phục vụ kiểm tra mà ko coi là kq chính thức
- "Việc lấy mẫu lại để kiểm tra có đúng ko?" Việc lấy mẫu lại chỉ được khi chứng minh là việc lấy mẫu không đúng, bảo quản không đúng hoặc khi điều tra giai đoạn I và II không ra nguyên nhân
- "Khi kiểm tra lại, kết quả xử lý như như thế nào: kết quả ngoại lệ, kết quả báo cáo?" Khi không tìm ra được OOS ở phòng Lab thì điều tra lan sang Giai đoạn II, bước này triển khai ở phòng QA, nó điều tra về Sự không phù hợp (Deviation), điều tra lô sản xuất đó, các lô khác của sản phẩm đó. Nếu ko xác nhận OOS ở giai đoạn II này thì phòng QC làm các thử nghiệm bổ sung:
+ Lấy mẫu lại (nếu được QA phê duyệt)
+ Kiểm tra lại
>>> Lúc này kết quả kiểm tra lần 1 và những lần kiểm tra sau sẽ được tính toán. Việc áp dụng Ngoại lệ các kết quả này ở phần này (xem ở bài viết Xử lý kết quả Ngoại lệ (Outliers)). Sau đó mới áp dụng kết quả báo cáo.
- Trước hết mình khẳng định 1 kết quả Nghiên cứu độ ổn định nằm trong tiêu chuẩn nhưng nằm ngoài xu hướng (OOT) thì kết quả đó nên xếp vào điều tra giống y như điều tra OOS. Bởi vì theo thời gian kết quả định lượng sẽ phải có xu hướng giảm, tạp chất sẽ có xu hướng tăng.
- Quay lại về điều tra OOS và OOT:
+ Việc kiểm tra lại mẫu, đổi thay kiểm nghiệm viên nhiều lần là có khoa học ko?
+ Việc thử lại nhiều lần, như thay đổi các bước xử lý, thay hóa chất, ... nhằm tìm ra nguyên nhân gốc rễ như thế nào mới đúng?
+ Việc lấy mẫu lại để kiểm tra có đúng ko?
+ Khi kiểm tra lại, kết quả xử lý như như thế nào: kết quả ngoại lệ, kết quả báo cáo?
Bài viết này sẽ giải quyết các nội dung này.
- Điều tra Kết quả OOS, OOT là rất quan trọng và được FDA, MHRA đưa ra guideline, đặc biệt mới đây FDA đã cập nhật guide này, nội dung thì vẫn như trước chủ yếu là đổi QC sang QU (Quality unit) - có thể coi là QA (như hiện tại ở VN áp dụng) (Nhắc đến QA thì bộ phận này rất quan trọng đảm bảo hệ thống QMS vận hành tốt, bất kỳ hoạt động nào đều phải được phê duyệt (trách nhiệm của QA) thì lúc đó mới coi là hợp lế trong nhà máy dược, và điều tra OOS/T cũng phải được QA phê duyệt).
- "Việc kiểm tra lại mẫu, đổi thay kiểm nghiệm viên nhiều lần là có khoa học ko?" Kiểm tra lại mẫu là không đúng, theo FDA, khi có kết quả OOS/T thì điều tra Giai đoạn I là điều tra phòng Lab: điều tra sơ bộ (Ia), và điều tra chi tiết (Ib), các nội dung kiểm tra như: mất điện, làm đổ, cài sai thông số, công thức tính, sự phù hợp của phương pháp, hiệu chuẩn, đánh giá, ... Nếu xác nhận là lỗi do phòng thí nghiệm thì lúc đó mới làm mẫu lại. Việc đổi kiểm nghiệm viên trừ khi chứng minh được trong Giai đoạn I người kiểm nghiệm viên thứ nhất làm sai hoặc khi điều tra nguyên nhân gốc rễ (vẫn không coi là kết quả chính thức.
- "Việc thử lại nhiều lần, như thay đổi các bước xử lý, thay hóa chất, ... nhằm tìm ra nguyên nhân gốc rễ như thế nào mới đúng?" Khi điều tra nguyên nhân gốc rễ không phải ngẫu hứng thay đổi rồi chạy mẫu được mà nó phải có khoa học, giải thích hợp ký và được QA phê duyệt trước khi làm. Các giả thuyết này (hypothesis) chỉ để phục vụ kiểm tra mà ko coi là kq chính thức
- "Việc lấy mẫu lại để kiểm tra có đúng ko?" Việc lấy mẫu lại chỉ được khi chứng minh là việc lấy mẫu không đúng, bảo quản không đúng hoặc khi điều tra giai đoạn I và II không ra nguyên nhân
- "Khi kiểm tra lại, kết quả xử lý như như thế nào: kết quả ngoại lệ, kết quả báo cáo?" Khi không tìm ra được OOS ở phòng Lab thì điều tra lan sang Giai đoạn II, bước này triển khai ở phòng QA, nó điều tra về Sự không phù hợp (Deviation), điều tra lô sản xuất đó, các lô khác của sản phẩm đó. Nếu ko xác nhận OOS ở giai đoạn II này thì phòng QC làm các thử nghiệm bổ sung:
+ Lấy mẫu lại (nếu được QA phê duyệt)
+ Kiểm tra lại
>>> Lúc này kết quả kiểm tra lần 1 và những lần kiểm tra sau sẽ được tính toán. Việc áp dụng Ngoại lệ các kết quả này ở phần này (xem ở bài viết Xử lý kết quả Ngoại lệ (Outliers)). Sau đó mới áp dụng kết quả báo cáo.