TTBC2024

TTBC2024


[ DIOXIN- Chia sẻ tấm lòng ] Cùng hành động xoa dịu NÕI ĐAU DA CAM

ngocrock
13/9/2008 20:15Phản hồi: 4
[ DIOXIN- Chia sẻ tấm lòng ] Cùng hành động xoa dịu NÕI ĐAU DA CAM
[​IMG]


Nhóm tình nguyện “Cùng hành động” kêu gọi quyên góp tiền, quần áo, chăn màn,…nhằm giúp đỡ trẻ nhỏ, gia đình bị nhiễm dioxin tại tỉnh Thái Bình.


Chiến tranh đã lùi xa nhưng trên mảnh đất Việt Nam anh hùng, hậu quả tàn khốc vẫn còn in đậm nơi những người lính rồi những đứa con và bây giờ là những đứa cháu của họ! Tại một tỉnh còn nhiều khó khăn như Thái Bình, chiến tranh đã “lưu giữ” cho mảnh đất này gần 30.000 người bị ảnh hưởng chất độc màu da cam mà trong đó có khoảng 1.000 đứa trẻ sinh ra mãi mãi không có được một cơ thể bình thường hay có được niềm vui, nụ cười như những bạn cùng trang lứa…
Cảm thông với những hy sinh của thế hệ đi trước, những khó khăn, mất mát và không ít đau khổ của các nạn nhân chất độc da cam tỉnh Thái Bình, chúng tôi, nhóm tuổi trẻ “Cùng hành động” tổ chức vận động quyên góp với mong muốn làm nhịp cầu Chia sẻ tấm lòng của các bạn tới những nạn nhân trực tiếp hoặc gián tiếp bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam.
Với thông điệp “giúp đỡ các nạn nhân giảm bớt gánh nặng cho gia đình”, chúng tôi kêu gọi các bạn hãy tham gia “Cùng hành động” và “chia sẻ tấm lòng”.
Hãy cùng nhau vì Niềm vui, nụ cười, ước mơ và khát vọng sống, học tập vẫn hiện trên gương mặt các em thơ nơi đây.




Hãy cùng các em, bớt phần gánh nặng cho gia đình

Chương trình “Dioxin - Chia sẻ tấm lòng
Đơn vị thực hiện: Nhóm tuổi trẻ tình nguyện “Cùng hành động”.
Thời gian quyên góp: Từ ngày 15/9/2008 – 15/10/2008.
Trang thông tin cập nhật: http://blog.360.yahoo.com/cunghanhdong
Hình thức quyên góp:
- Tiền mặt hoặc chuyển khoản
- Quần áo, giầy dép, mũ, tất…mới và cũ (còn lành lặn).
- Sách vở, đồ dùng học tập, truyện thiếu nhi…
- Các vật dụng sinh hoạt thiết yếu
Địa điểm nhận quyên góp:
- Quán cafe Buzz, số 4 ngõ 34 Văn Cao - cạnh sân vận động Quần Ngựa, Hà Nội.
- Quán Gina cafe, số 102 D6 Giảng Võ (trong ngõ cạnh KS Hà Nội khoảng 150 mét).
- Phòng khám Hồng Mai, 83 Giải Phóng, Hà Nội.

Quảng cáo


* Các cơ quan, trường học có số lượng quyên góp lớn, xin liên hệ trực tiếp với nhóm “Cùng hành động”, chúng tôi sẽ đến tận nơi tiếp nhận.

Những đóng góp về tài chính của các cá nhân, tổ chức, xin gửi về:

* Địa chỉ: Số 6, ngõ 318 Đê La Thành, Hà Nội


* Trong trường hợp chuyển khoản:

Tên tài khoản: Phạm Thu Trà.
Số tài khoản: 13820129826017.
Tại: Ngân hàng Thương mại cổ phần Kĩ thương Việt Nam (Techcombank).

Quảng cáo


Mọi thắc mắc về tài chính, xin liên hệ: Phạm Thu Trà - ĐT: 0989250885.

Mọi thắc mắc hoặc liên hệ với chương trình, xin liên lạc theo các số điện thoại sau:
1. Hồng Ngọc : 0986187775 (điều phối Quan hệ đối tác)
2. Lê Trường : 0912784018 (điều phối Thông tin và truyền thông)
3. Quang Vinh: 0985330030 (điều phối Tình nguyện viên)
Nhóm Cùng hành động
---------------
(*) Bài được đăng trên báo điện tử Dân trí. Bạn có thể tham khảo theo địa chỉ http://dantri.com.vn/tamlongnhanai/Dioxin-Chia-se-tam-long/2008/9/250609.vip
4 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ngocrock
ĐẠI BÀNG
16 năm
Da cam- nỗi đau chưa nguôi

DA CAM- NỖI ĐAU CHƯA NGUÔI

Chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, nhưng nỗi đau đớn và ám ảnh khôn nguôi về hậu quả của chất độc da cam/dioxin (CĐDC/dioxin) vẫn ngày đêm dày vò hàng triệu gia đình Việt Nam. Bao nhiêu người đã phải ra đi, bao nhiêu người vẫn còn ở lại chống chọi với bệnh tật và bao nhiêu người nữa sẽ được sinh ra trong nỗi đau da cam?...


[​IMG]



1, Chất độc màu da cam???

Chất độc da cam (CĐDC), (tiếng Anh: Agent Orange - Tác nhân da cam), là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam từ 1961 đến 1971. Chất độc màu da cam có chứa dioxin, là một chất độc cực mạnh, rất bền vững, khó phân huỷ. Do đó chúng tồn tại rất lâu trong môi trường, tích luỹ sau nhiều lần sử dụng, làm cho đất và nước bị ô nhiễm nặng, cây rừng bị huỷ diệt.



[​IMG]

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, mục đích quân sự chính thức của CĐDC là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam không còn nơi trốn tránh. CĐDC là một chất lỏng trong; tên của nó được lấy từ màu của những sọc được vẽ trên các thùng phi dùng để vận chuyển nó.


[​IMG]
Quân đội Hoa Kỳ còn có một số mã danh khác để chỉ đến các chất được dùng trong thời kỳ này: "chất xanh" (Agent Blue, cacodylic acid), "chất trắng" (Agent White, hỗn hợp 4:1 của 2,4-D và picloram), "chất tím" (Agent Purple) và "chất hồng" (Agent Pink).



[​IMG]
Tổng cộng đế quốc Mỹ đã rải 72 triệu lít chất diệt cỏ (bao gồm 44 triệu lít chất độc màu da cam, 20 triệu lít chất trắng, 8 triệu lít chất xanh) lên 1,7 triệu ha đất trồng và rừng ở miền Nam Việt Nam, ít nhất có 12% diện tích rừng, 5% diện tích đất trồng trọt bị rải chất độc màu da cam một hay nhiều lần.
Chiếc máy bay số hiệu UH-1D từ Đại đội không quân 336 đang rải chất diệt cỏ trong vùng rừng của châu thổ sông Mê Kông, 26/07/1969



2. Ảnh hưởng của chất độc màu da cam

Chất diệt cỏ tác động rất xấu đến con người.
Nhân dân sống trong vùng bị rải chất diệt cỏ thiếu ăn vì mùa màng, cây cối bị phá huỷ.



[​IMG]

Nhiều dân thường, bộ đội sống trong vùng bị rải chất độc hoá học đã bị mắc các bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là ung thư.



[​IMG]

[​IMG]

[​IMG] Nhiều phụ nữ bị sảy thai, đẻ non. Nguy hiểm hơn cả là chất độc màu da cam đã để lại di chứng cho đời sau, con cái của những người bị nhiễm chất độc hoá học, mặc dù sinh ra sau chiến tranh, thậm chí ở rất xa nơi có chiến sự, cũng mắc các bệnh hiểm nghèo như câm, mù, điếc, tâm thần... hoặc có hình hài dị dạng.

[​IMG]


[​IMG]

[​IMG]


[​IMG]


[​IMG] Sự tồn tại của hàng loạt các trẻ em dị tật trong các vùng bị nhiễm chất độc và trong các gia đình cựu chiến binh có bố hoặc mẹ từng công tác, chiến đấu trong vùng bị nhiễm chất độc màu da cam, đang trở thành nỗi đau và gánh nặng to lớn không chỉ riêng cho các em và gia đình, mà còn cho cả xã hội


[​IMG]


[​IMG]


[​IMG]


[​IMG]
Trên cả n­ước ư­ớc tính có khoảng 4,8 triệu ng­ười bị nhiễm CĐDC/dioxin, trong đó có khoảng 3 triệu ng­ười là nạn nhân. Hàng trăm nghìn người trong số họ đã qua đời. Hàng triệu ngư­ời và cả con cháu dị tật của họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chất độc da cam gây ra.
[​IMG]

Ngày nay vẫn có những đứa trẻ ra đời với những dị tật bẩm sinh cả về thể xác lẫn trí tuệ. Nguy cơ mắc các bệnh ung thư của chúng rất cao.
[​IMG] Đến năm 1971 Mỹ ngừng việc rải các chất độc xuống Việt Nam do gặp phải sự chống đối của cộng đồng thế giới. Tuy nhiên đã có khoảng 6000 chuyến bay rải chất độc được thực hiện.

Theo thống kê, 4 tỉnh có nhiều nạn nhân chất độc màu da cam nhất là: Đồng Nai, Quảng Nam, Đà Nẵng và Thái Bình


Bài viết tổng hợp, sử dụng hình ảnh và tư liệu trên internet

Nhóm CÙNG HÀNH ĐỘNG
ngocrock
ĐẠI BÀNG
16 năm
Đông Hưng - Thái Bình, ngày 21/09/2008

Đông Hưng - Thái Bình, ngày 21/09/2008


Như dự kiến, ngày 21/09/2008 nhóm CÙNG HÀNH ĐỘNG đã có chuyến đi thực tế, thăm một số gia đình có người nhiễm Dioxin tại huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình. Hội chữ thập đỏ Tỉnh đã hết sức nhiệt tình giúp đỡ nhóm, cung cấp thông tin đầy đủ, đưa nhóm tới từng gia đình.
STT
Họ và Tên
Địa chỉ
1​
Nguyễn Bá Khải
Thôn Thượng - xã Đông Phương
2​
Vũ Văn Dương
Thôn Thượng - xã Đông Phương
3​
Bùi Thị Tảo
Thôn Lương Đống, xã Đông Giang
4​
Trần Minh Thuận
Xóm 4, xã Đông Quang
5​
Bùi Quang Giang
Xóm 9, xã Đông Quang
6​
Nguyễn Văn Thôn
Thôn Văn ông Đoài - xã Đông Vinh
Danh sách những hộ gia đình CHĐ đã đến thăm hỏi và trao quà


Nhóm đã thăm hỏi và tặng mỗi gia đình một phần quà nhỏ. Được gặp trực tiếp những con người này, các thành viên mới cảm nhận và có cái nhìn thực tế về những khó khăn họ đang gặp phải. Như chúng ta đã biết, chất độc da cam ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh, những người con trong gia đình bị di chứng bởi chất này hầu hết mắc bệnh tâm thần và bị khuyết tật.
Điển hình là gia đình bác Bùi Quang Giang. Bác Giang là lái xe Trường Sơn, bị ảnh hưởng của chất độc da cam. Sau khi trở về địa phương, Bác lập gia đình và có 5 người con, trong đó người con trai bị ảnh hưởng nặng nhất. Anh bị tâm thần nặng, mất khả năng giao tiếp. Khi chúng tôi đến thăm gia đình, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là một chiếc lồng sắt lớn ngay giữa nhà.


[​IMG]
Chiếc lồng sắt đặt ngay giữa nhà


Trong chiếc lồng, anh con trai ngồi co ro, gương mặt sáng, hiền lành. Tuy nhiên, theo tâm sự của người mẹ và hàng xóm, lúc lên cơn anh thường xuyên quậy phá, nhảy ra đánh mọi người trong nhà. Gia đình không còn cách nào khác là phải nhốt anh lại, để anh có một góc riêng an toàn. Tiếp chúng tôi trên chiếc giường ọp ẹp, bác gái không khỏi xúc động khi kể về những khó khăn trong suốt 30 năm qua. Do phải dành hầu hết thời gian chăm lo cho anh, không thể làm thêm được gì nên kinh tế gia đình hiện giờ rất khó khăn, trong nhà chỉ có bộ bàn ghế gỗ mục nát, chiếc giường cũ kỹ, nền nhà bằng đất nện.

[​IMG]


Một gia đình nữa cũng đã để lại cho CÙNG HÀNH ĐỘNG nỗi xót xa đó là gia đình bác Nguyễn Văn Thôn. Bác tham gia chiến trường Nam Quảng Trị từ năm 1971 đến năm 1975. Bác có 4 người con. Con gái cả của bác sinh ra trước khi bác nhập ngũ nên chị hoàn toàn khỏe mạnh, đã có gia đình riêng và 2 cháu nhỏ.


[​IMG]
Nghe Bác Thôn tâm sự về những khó khăn
"...
vật dụng đáng giá trong nhà chỉ có chiếc quạt điện".
2 người con gái tiếp theo và anh con trai út của bác sinh ra sau khi trở về quê hương đã không được hưởng may mắn như người chị cả. Người con trai út mất năm 10 tuổi. Hai người con gái thứ đều bị nhiễm chất độc da cam, khuyết tật nặng, thần kinh hỏng, câm điếc, cơ thể teo nhỏ, dù đã gần 30 tuổi nhưng trông các chị chỉ như những em học sinh cấp II. Các chị thường xuyên bị co giật và phải uống thuốc an thần. Những ngày giá rét, thay đổi thời tiết, các chị bị co giật nhiều hơn, hai Bác cũng vất vả hơn.

[​IMG]
Chị thường xuyên bị co giật, phải uống thuốc an thần
Gần 30 năm trời trông nom, chăm sóc các chị, hai Bác không thể làm thêm được gì. Hiện giờ sức khỏe của Bác Thôn giảm sút nhiều, không lao động nặng được, một mình bác gái vừa vất vả chăm lo con cái, vừa lo kinh tế gia đình. Gặp CÙNG HÀNH ĐỘNG hai bác đã nắm chặt tay chúng tôi vì xúc động, còn chúng tôi cảm thấy đau xót khi nhìn những người con của bác và ánh mắt đỏ hoe luôn nhìn đi hướng khác để giấu đi nỗi dau của bác gái.


Còn nhiều những gia đình nữa chúng tôi đã gặp trong chuyến đi.
Sau những gì được chứng kiến, có thể thấy, hoàn cảnh của họ khó khăn hơn ta hình dung rất nhiều. Những người bị nhiễm trực tiếp thì sức khỏe ngày càng kém đi còn con cái bị ảnh hưởng về thần kinh, khuyết tật. Họ không có khả năng lao động. Những người bố, người mẹ, người còn khỏe mạnh thì giành phần lớn thời gian để trông nom, chăm sóc con cái. Sau nhiều năm, giờ những người cha người mẹ này đều đã cao tuổi, sức khỏe kém nên việc lao động, phát triển kinh tế gia đình là rất khó khăn.
Sau chuyến đi này, CÙNG HÀNH ĐỘNG đã đưa ra được những phương hướng họat động cụ thể hơn, hiệu quả hơn để kêu gọi những tấm lòng nhân ái giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam. Và các Bạn, những người có lòng hảo tâm, hãy góp sức cùng chúng tôi chia sẻ khó khăn với họ, những nạn nhân dioxin đang phải gánh chịu nhiều bất hạnh!!!
CÙNG HÀNH ĐỘNG
ngocrock
ĐẠI BÀNG
16 năm
Đêm ca trù quyên góp từ thiện vì nạn nhân Dioxin

Đêm ca trù quyên góp từ thiện vì nạn nhân Dioxin


CLB ca trù Thăng Long kết hợp với nhóm tình nguyện CÙNG HÀNH ĐỘNG tổ chức chương trình nghệ thuật ca trù miễn phí tại đình Ngọc Hà vào tối thứ Bảy (04/10) nhằm quyên góp từ thiện hỗ trợ các gia đình nạn nhân nhiễm dioxin tại tỉnh Thái Bình.
Chiến tranh đã lùi xa nhưng trên mảnh đất Việt Nam anh hùng, hậu quả tàn khốc vẫn còn in đậm nơi những người lính rồi những đứa con và bây giờ là những đứa cháu của họ…Tại một tỉnh còn nhiều khó khăn như Thái Bình, chiến tranh đã lưu giữ cho mảnh đất này gần 28.000 người bị ảnh hưởng chất độc màu da cam và ngay cả thế hệ sau mãi mãi không có được một cơ thể bình thường, tư duy minh mẫn hay niềm vui, nụ cười như những bạn cùng trang lứa…

Cảm thông với những hy sinh của thế hệ đi trước, những khó khăn, mất mát và không ít đau khổ của các nạn nhân chất độc da cam tỉnh Thái Bình, CLB ca trù Thăng Long kết hợp với nhóm tình nguyện CÙNG HÀNH ĐỘNG tổ chức Đêm ca trù quyên góp từ thiện vì nạn nhân dioxin vào lúc 19h, thứ Bảy (4/10/2008) tại đình Ngọc Hà (ngõ 158 Ngọc Hà, cổng sau công viên Bách Thảo) nhằm vận động quyên góp từ thiện hỗ trợ các gia đình nạn nhân nhiễm dioxin tại tỉnh Thái Bình.

Nhóm tình nguyện CÙNG HÀNH ĐỘNG từng tổ chức và thực hiện các đợt tình nguyện quyên góp quần áo, sách vở,… giúp đỡ các em nghèo ở hai huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần (Hà Giang).

Là những thanh niên trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết và cùng chung một mục đích “Vì những người thiệt thòi của cộng đồng”, nhóm CÙNG HÀNH ĐỘNG mong muốn chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi phần nào những khó khăn của những con người bất hạnh…


Đêm biểu diễn hoàn toàn miễn phí này không chỉ là sự truyền bá nét đẹp của nghệ thuật ca trù mà còn là sự giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh bất hạnh, số phận không may mắn, đặc biệt những em nhỏ bị nhiễm dioxin.

Bên cạnh được thưởng thức những làn điệu ca trù tinh tế do Nhóm đào nhí Việt Nam (từng đoạt giải trong cuộc thiđàn hát dân ca thành phố 2007) cũng như nhóm Ca nương trẻ, (đại diện cho lớp thanh niên yêu âm nhạc truyền thống, cùng nhau gìn giữ môn nghệ thuật này) trình diễn, đêm nghệ thuật dân tộc còn có cuộc giao lưu, tìm hiểu ca trù giữa khán giả với ca nương kiêm đào đàn Phạm Thị Huệ, giảng viên đàn tỳ bà Học viện âm nhạc quốc gia VN, từng giảng dạy tại học viện Malmo (Thụy Điển).

Số tiền quyên góp được trong Đêm ca trù vì nạn nhân dioxin sẽ được đưa vào Quỹ nhóm CÙNG HÀNH ĐỘNG (Tên tài khoản: Phạm Thu Trà. Số tài khoản: 13820129826017. Tại: Ngân hàng Thương mại cổ phần Kĩ thương Việt Nam Techcombank - HỘI SỞ. ĐT liên lạc: 0989250885) và toàn bộ sẽ được dùng để giúp đỡ gia đình nhiễm dioxin đang gặp nhiều khó khăn tại Thái Bình.

Quý nhà hảo tâm có thể tham gia ủng hộ giúp đỡ nạn nhân dioxin bằng cách ủng hộ trực tiếp tại đêm nhạc hoặc thông qua tài khoản nói trên. Mọi thông tin về chương trình xin liên lạc theo số điện thoại 0986.187.775 hoặc 0982.910.184


Sau hai năm kể từ ngày thành lập, với sự tài trợ của Trung tâm trao đổi giáo dục với Việt Nam (CEEVN), CLB ca trù Thăng Long bên cạnh những hoạt động mang tính cộng đồng như biểu diễn truyền bá nét đẹp của nghệ thuật ca trù, dạy trống chầu cho thính giả còn nỗ lực đưa ca trù trở lại với đời sống tinh thần của người Hà Nội đòng thời hướng tới tầm đẳng cấp của bầu trời cổ nhạc Việt Nam bởi “âm nhạc truyền thống là bản sắc văn hoá cần được giữ gìn, phổ biến và kế thừa tính sáng tạo”.

CÙNG HÀNH ĐỘNG
ngocrock
ĐẠI BÀNG
15 năm
Bài gì mà trôi tuột đi thế này;).
Đã bắt đầu chương trình thứ 2 rồi 😃
http://www.cunghanhdong.net/CHD/Tin.aspx?Cat=2&Group=9&Item=52

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019