Theo tổng hợp thị trường của IDC và Gardner, ngành máy tính cá nhân toàn cầu trong quý II năm 2022 giảm rất mạnh về doanh số máy bán ra thị trường. Cụ thể hơn theo số liệu từ phía IDC, so với quý I, toàn ngành PC cả thế giới trong quý II vừa rồi đạt 71,3 triệu thiết bị bán đến tay người tiêu dùng, giảm tới 15,3%.
Còn theo Gardner, con số họ đưa ra là 72 triệu thiết bị, giảm 12,6% so với quý I. Chưa từng có một quý nào ngành máy tính cá nhân có doanh số sụt giảm mạnh như thế này kể từ khi IDC và Gardner tổng hợp dữ liệu thị trường kể từ giữa thập niên 1990.
Như tiêu đề, đây là hệ quả khi thế giới bước vào trạng thái bình thường hậu đại dịch COVID-19. Con số sụt giảm những 15% qua từng quý có thể gây lo ngại, nhưng so với trước thời điểm COVID-19 càn quét cả thế giới, thì ước tính 71,3 đến 72 triệu thiết bị máy tính cá nhân bán ra thị trường vẫn cao hơn rất nhiều con số của quý II năm 2018 và 2019: 62,1 và 65,1 triệu máy. Thậm chí doanh số PC quý II năm 2022 cũng không thua sút nhiều so với ước tính 74,3 triệu máy trong quý II năm 2020, chính giữa thời điểm Covid hoành hành.
Những con số này chứng minh ngành máy tính cá nhân vẫn đang sống rất khỏe.
Trong số những thiết bị máy tính cá nhân, phần cứng gaming vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Nghiên cứu thị trường của Ampere Analysis ước tính mảng gaming PC chỉ giảm doanh số từ 35,3 xuống 34,2 tỷ USD, rất thấp so với toàn ngành PC. Bất chấp những khó khăn về kinh tế ở nhiều nước, mọi người vẫn chịu chi rất nhiều tiền cho game, từ phần cứng cho tới phần mềm. Ampere ước tính doanh thu sụt giảm là vì những tiệm game quy mô lớn ở châu Á bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Tương tự, mức giá cao quá ngưỡng khuyến nghị của card đồ họa cách đây vài tháng cũng tạo ra tác động tới doanh thu ngành PC, khi mọi người dè dặt hơn trong việc đầu tư phần cứng chơi điện tử. Hai yếu tố liên quan đến tình hình giá card đồ họa cao đều có nguồn gốc từ các “chờ thủ.” Một số người thì chờ đến quãng quý III xem giá card có giảm không (và đúng là cuối quý II giảm thật). Số khác thì… đợi đến thế hệ card đồ họa mới trang bị GPU Ada Lovelace của Nvidia và RDNA 3 của AMD vào cuối quý III, đầu quý IV tới, rồi mới xuống tiền đầu tư.
Theo PCGamer
Còn theo Gardner, con số họ đưa ra là 72 triệu thiết bị, giảm 12,6% so với quý I. Chưa từng có một quý nào ngành máy tính cá nhân có doanh số sụt giảm mạnh như thế này kể từ khi IDC và Gardner tổng hợp dữ liệu thị trường kể từ giữa thập niên 1990.
Như tiêu đề, đây là hệ quả khi thế giới bước vào trạng thái bình thường hậu đại dịch COVID-19. Con số sụt giảm những 15% qua từng quý có thể gây lo ngại, nhưng so với trước thời điểm COVID-19 càn quét cả thế giới, thì ước tính 71,3 đến 72 triệu thiết bị máy tính cá nhân bán ra thị trường vẫn cao hơn rất nhiều con số của quý II năm 2018 và 2019: 62,1 và 65,1 triệu máy. Thậm chí doanh số PC quý II năm 2022 cũng không thua sút nhiều so với ước tính 74,3 triệu máy trong quý II năm 2020, chính giữa thời điểm Covid hoành hành.
Những con số này chứng minh ngành máy tính cá nhân vẫn đang sống rất khỏe.
Trong số những thiết bị máy tính cá nhân, phần cứng gaming vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Nghiên cứu thị trường của Ampere Analysis ước tính mảng gaming PC chỉ giảm doanh số từ 35,3 xuống 34,2 tỷ USD, rất thấp so với toàn ngành PC. Bất chấp những khó khăn về kinh tế ở nhiều nước, mọi người vẫn chịu chi rất nhiều tiền cho game, từ phần cứng cho tới phần mềm. Ampere ước tính doanh thu sụt giảm là vì những tiệm game quy mô lớn ở châu Á bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Tương tự, mức giá cao quá ngưỡng khuyến nghị của card đồ họa cách đây vài tháng cũng tạo ra tác động tới doanh thu ngành PC, khi mọi người dè dặt hơn trong việc đầu tư phần cứng chơi điện tử. Hai yếu tố liên quan đến tình hình giá card đồ họa cao đều có nguồn gốc từ các “chờ thủ.” Một số người thì chờ đến quãng quý III xem giá card có giảm không (và đúng là cuối quý II giảm thật). Số khác thì… đợi đến thế hệ card đồ họa mới trang bị GPU Ada Lovelace của Nvidia và RDNA 3 của AMD vào cuối quý III, đầu quý IV tới, rồi mới xuống tiền đầu tư.
Theo PCGamer