Phương pháp đồng vô định hình (Co-amorphous) ngày càng được quan tâm trong lĩnh vực dược phẩm nhằm tăng sinh khả dụng đối với các dược chất kém tan trong nước. Dược chất dạng rắn có thể tồn tại dưới dạng tinh thể hay vô định hình. Trong đó, dạng vô định hình có độ tan cao hơn và kém ổn định hơn so với dạng tinh thể. Do đó, dược chất dạng vô định hình thường có xu hướng chuyển thành dạng tinh thể ổn định hơn. Tuy nhiên điều này làm giảm độ hòa tan của dược chất sau thời gian lưu lão hóa. Ứng dụng của hệ Co-amorphous trong cải thiện độ hòa tan dựa trên cơ sở việc sử dụng các tá dược phân tử lượng thấp nhằm “giữ” dược chất ở dạng vô định hình trong suốt quá trình nghiên cứu lão hóa.
Hai loại hệ Co-amorphous chính gồm kết hợp dược chất- dược chất và dược chất- tá dược. Kết hợp dược chất-dược chất thường được áp dụng đối với các dược chất có đặc tính dược lý liên quan đến nhau, thường được sử dụng trong các sản phẩm kết hợp. Trong đó, dược chất không những ổn định dược chất khác dưới dạng vô định hình mà còn thể hiện cả hoạt tính dược lý. Trong dạng kết hợp dược chất- tá dược, các tá dược phân tử lượng thấp như amino acid thường được sử dụng.
Công nghệ bào chế hệ Co-amorphous được đề cập trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Tùy theo cơ chế liên quan, các công nghệ được chia thành 2 loại gồm: thay đổi nhiệt động và thay đổi động học. Qúa trình thay đổi nhiệt động học thường bắt đầu bằng việc điều chế dược chất dưới dạng không tinh thể ổn định về nhiệt động. Dược chất thường đun chảy hay hòa tan dưới dạng dung dịch. Để thu được dạng vô định hình, dược chất sau đó hoặc được thủy tinh hóa bằng cách làm lạnh nhanh hay kết tủa từ dung dịch bằng cách bay hơi dung môi. Qúa trình thay đổi động học thường chuyển hoạt chất trực tiếp từ dạng tinh thể sang dạng vô định hình. Qúa trình chuyển dạng thường thu được từ các tác động cơ học thông qua lực cắt hay nghiền. Thông thường, 2 cơ chế thường được sử dụng kết hợp.
Hiện nay, ứng dụng hệ Co-amorphous trong ngành dược vẫn ở những giai đoạn đầu, chủ yếu dựa vào những phương pháp nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm như nghiền bị hay bay hơi dung môi. Một số nghiên cứu cũng đưa ra những phương pháp nâng cấp cỡ lô cho hệ Co-amorphous gồm phun sấy, đông khô hay đùn ép siêu âm.
Nguồn tham khảo: Recent advances in co-amorphous drug formulations
Hai loại hệ Co-amorphous chính gồm kết hợp dược chất- dược chất và dược chất- tá dược. Kết hợp dược chất-dược chất thường được áp dụng đối với các dược chất có đặc tính dược lý liên quan đến nhau, thường được sử dụng trong các sản phẩm kết hợp. Trong đó, dược chất không những ổn định dược chất khác dưới dạng vô định hình mà còn thể hiện cả hoạt tính dược lý. Trong dạng kết hợp dược chất- tá dược, các tá dược phân tử lượng thấp như amino acid thường được sử dụng.
Công nghệ bào chế hệ Co-amorphous được đề cập trong nhiều nghiên cứu khác nhau. Tùy theo cơ chế liên quan, các công nghệ được chia thành 2 loại gồm: thay đổi nhiệt động và thay đổi động học. Qúa trình thay đổi nhiệt động học thường bắt đầu bằng việc điều chế dược chất dưới dạng không tinh thể ổn định về nhiệt động. Dược chất thường đun chảy hay hòa tan dưới dạng dung dịch. Để thu được dạng vô định hình, dược chất sau đó hoặc được thủy tinh hóa bằng cách làm lạnh nhanh hay kết tủa từ dung dịch bằng cách bay hơi dung môi. Qúa trình thay đổi động học thường chuyển hoạt chất trực tiếp từ dạng tinh thể sang dạng vô định hình. Qúa trình chuyển dạng thường thu được từ các tác động cơ học thông qua lực cắt hay nghiền. Thông thường, 2 cơ chế thường được sử dụng kết hợp.
Hiện nay, ứng dụng hệ Co-amorphous trong ngành dược vẫn ở những giai đoạn đầu, chủ yếu dựa vào những phương pháp nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm như nghiền bị hay bay hơi dung môi. Một số nghiên cứu cũng đưa ra những phương pháp nâng cấp cỡ lô cho hệ Co-amorphous gồm phun sấy, đông khô hay đùn ép siêu âm.
Nguồn tham khảo: Recent advances in co-amorphous drug formulations