Dự án Zplasma tạo các bức xạ siêu ngắn sử dụng trong công nghệ bán dẫn

shinbehv
2/7/2012 12:58Phản hồi: 45
Dự án Zplasma tạo các bức xạ siêu ngắn sử dụng trong công nghệ bán dẫn
Một thiết bị đo đạc dòng plasma

Số lượng bóng bán dẫn (transistor) trên một vi mạch tích hợp đã tăng gấp hai lần mỗi năm trong suốt 40 năm qua như dự đoán của định luật Moore nổi tiếng, nhờ những thành tựu đó, máy tính và các điện thoại thông minh có tốc độ xử lý ngày càng nhanh, làm việc hiệu quả và tiết kiệm năng lượng hơn. Cùng với sự phát triển ấy, kích thước các bóng bán dẫn phải ngày càng nhỏ đi. Công nghệ 22nm của Intel hiện nay cho phép sản xuất các bóng bán dẫn nhỏ nhất, họ cũng đã lên kế hoạch cho các vi xử lý với các công nghệ 7nm và 5nm trong tương lai nên chúng ta có thể hi vọng tốc độ vi xử lý tăng gấp đôi mỗi năm vẫn được duy trì. Khi kích thước các bóng bán dẫn càng nhỏ, công nghệ tạo ra các mạch điện liên kết chúng cũng phải phát triển kịp để đáp ứng. Để chế tạo được các mạch điện như vậy, các công ty sản xuất vi xử lý sử dụng các chùm tia bức xạ có công suất lớn để khắc các đường mạch, ví dụ công nghệ hiện nay đang sử dụng chùm tia cực tím có bước sóng 193nm.

Tuy nhiên khi kích cỡ các bóng bán dẫn nhỏ hơn nữa, các hãng sản xuất cần sử dụng bức xạ có bước sóng 13,5nm (ngắn hơn 14 lần so với hiện tại). Đây chính là một thách thức với công nghệ hiện tại vì bức xạ siêu cực tím 13,5nm chỉ có thể sinh ra từ một nguồn plasma (được biết như là trạng thái thứ 4 của vật chất khi ở nhiệt độ cao electron bứt ra khỏi nguyên tử tạo nên một khối khí nóng chứa toàn các hạt mang điện). Để tạo ra plasma các nhà khoa học có thể bắn chùm tia laser siêu mạnh vào các giọt thiếc nóng chảy, nhưng bức xạ siêu cực tím tạo ra theo cách này chỉ có thể tồn tại trong thời gian rất ngắn từ 20 đến 50 nano giây. Người ta có thể kéo dài thời gian bằng cách phản xạ chùm sáng này qua một hệ thống gương đặt liên tiếp, nhưng khi đó năng lượng của chùm sáng lại bị hấp thụ trên các bề mặt phản xạ.

4 tụ điện này có thể sinh hiệu điện thế 10.000 Vôn giúp tách electron từ nguyên tử Xenon, chuẩn bị cho việc tạo plasma
Tại trường đại học Washington, các nhà khoa học đã tìm ra lời giải cho vấn đề này từ nguồn phản ứng nhiệt hạch- một loại phản ứng hạt nhân xảy ra ở nhiệt độ hàng triệu độ khi hai hạt nhân Hydrogen kết hợp với nhau tạo thành hạt nhân Helium và giải phóng năng lượng lớn. Các phản ứng kiểu như vậy chính là nguồn gốc của năng lượng mặt trời. Từ ý tưởng trên, nhóm nghiên cứu trong dự án Zplasma đã phát triển một lò phản ứng nhiệt hạch với giá thành rẻ để tạo ra các dòng plasma. Thay vì sử dụng từ trường khổng lồ, nhóm nghiên cứu khống chế dòng plasma bằng cách cho nó chạy qua một vật liệu. Phương pháp này cho phép dòng plasma có thể tồn tại đủ lâu để tạo ra bức xạ siêu cực tím trong thời gian 20 đến 50 phần triệu giây, tức là lâu hơn 1000 lần so với thời gian tồn tại các bức xạ được tạo ra trước đó. Tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn có thể sẽ rộng mở từ công nghệ này.

45 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

cong bro!
TvsH
ĐẠI BÀNG
12 năm
Tương lai của khoa học sẽ đi về đâu. Đọc ko hiểu lắm nhưng thấy ngợp quá.
nhìn các thiết bị thí nghiệm qua cả mắt nhìn như cài máy xay lúa ấy
dinhduoc
ĐẠI BÀNG
12 năm
không biết nhà máy Intel ở VN có cái này không nhỉ ?
hay chỉ là cái xác không hồn ?
@dinhduoc ko. ở intel vn chỉ có test chip thôi chứ ko đủ trình làm. các wafer dc nhập về từ các nc khác.
các con chíp tương lai nhỏ và mạnh tới đâu là do cái bức xạ làm ra được ngắn tới đâu! cái này mà thành công là công nghệ sản xuất chip tiến xa đấy! theo mình biết thi công nghệ 193nm bây giờ đang xài cũng khá là lâu rồi!
intereal
ĐẠI BÀNG
12 năm
hoa kỳ vẫn đứng đầu về nghiên cứu sáng chế!
đang chờ xem qui trình dưới 10nm trên những con CPU thế hệ sau này kaka
Công nghê ngày càng phát triển, Toán-Lý-Hóa lại là 3 chú ấy
nghệ nghệ mỗi ngày mỗi phát triển, tương lai chíp 100 nhân, trên công nghệ 1nm, he, chém gió tý 😃
gtr_271
ĐẠI BÀNG
12 năm
Nói chung 10 ông comment thì đến 8,9 ông đọc mà không hiểu
@gtr_271 tớ cũng giống bạn 😁
vutoanltvp
ĐẠI BÀNG
12 năm
Theo kiến thức của mình thì hình như khoa học vẫn chưa thể kiểm soát được phản ứng nhiệt hạch thì phải? Bởi nếu kiểm soát được phản ứng nhiệt hạch thì có thể chết tạo ra bom nguyên tử có sức công phá gấp 10 lần bom nguyên tử hiện tại (dùng phản ứng phân hạch).
intereal
ĐẠI BÀNG
12 năm
@vutoanltvp bom nhiệt hạch đã có từ lâu rồi, chính vì ko kiểm soát phản ứng nhiệt hạch đc nên chế bom chơi vậy đó... chứ lúc kiểm soát đc thì ngồi đếm tiền mỏi tay vì đã kiểm soát đc nguồn năng lượng... ai cũng phải cầu cạnh thôi
@vutoanltvp Một câu hỏi hay, đúng là về mặt vĩ mô thì chưa kiểm soát hoàn toàn đc. Tuy nhiên người ta đang khởi động một dự án quốc tế để sử dụng từ trường khổng lồ kiểm soát dòng plasma để tạo ra điện. Còn công nghệ ở đây thì chỉ ở mức vi mô và thời gian dòng plasma nhỏ nên bạn yên tâm. Bom nhiệt hạch thì có từ lâu rồi như các bạn ở trên comment bạn ạ 😃
@Spirit Coder Hai hạt hidro(h2) kết hợp tao ra nguyên tử hery(he) 2hat nhân va cham(hết hợp) với vận tốc cực lớn lên tạo ra năng lượng( đó là năng lượng ma sát bác ah)

Sent from my GT-N7000 using Tinhte.vn
@shinbehv Đúng rùi, mình không nhầm thì mấy năm trước pháp đã chúng thầu dự án trị já 25tỉ ơro, công suất mình không nhớ

Sent from my GT-N7000 using Tinhte.vn
chả hiểu j cả.....1nm liệu có gần quá ko hả bác kia ơi..em sợ chế tạo dc ra nhưng vừa thử nghiệm nó cháy mất ý..gần hết sức luôn
bọn này siêu quá
phát biểu bậy rồi bạn ơi. tăng gấp đôi sau mỗi 2 năm mới đúng
intereal
ĐẠI BÀNG
12 năm
@FullOfLove 18 tháng tăng gấp đôi
ban đầu là 18 tháng nhưng mà đc sửa lại thành 24 tháng từ đời nào rồi
http://en.wikipedia.org/wiki/Moore's_law#cite_note-18months-21
Bao giờ kiểm soát được phản ứng phân hạch thì không chiến tranh vì dầu mỏ nữa.lúc đấy cái từ điện thoại đến xe hơi.cứ đổ nước vào là chạy😁
@minhtam_haui phân hạch thì được rồi (nhà máy điện nguyên tử ý) còn nhiệt hạch hoặc hiệp hạch thì chưa thôi.
@Spirit Coder Phân hạch có phóng xạ nó nổ thí toi, không chỉ sức công phá mà nguy hiểm chủ yếu do phóng xạ bay theo jó là chính, con nhiệt hạch thì không có phóng xạ, nguyên liệu rồi dào cứ có nước là có nguyên liệu, sây dựng xa khu dân cư vài chuc km nó nổ cũng chả chết ai😁

Sent from my GT-N7000 using Tinhte.vn
@Spirit Coder ừ mình nhầm.hihi
Bởi vậy mới nói, tất cả mọi thứ phải đồng bộ vs nhau!
Em xin lỗi bác chứ bác về nhà đọc lại SGK 12 hay 11 gì đó xong lên đây bàn tiếp, bác chả hiểu gì về vật lí hạt nhân cả. Bác biết công thức E = mc^2 không?

Thế bác tưởng nước nào cũng được à 😆 Cái này nó nổ thì năng lượng phát ra lớn hơn năng lượng phân hạch rất nhiều lần.

Edit: chắc bác cũng không hiểu bản chất lực ma sát là cái gì luôn.
@Spirit Coder e Lớn hơn 82 mới phân rã. Còn oxi thì 02 là đúng rùi còn jì.

Sent from my GT-N7000 using Tinhte.vn
@Spirit Coder Cái C^2 của bác tương đương với vận tốc ánh sáng, còn "m" là độ hut(khối lượng) thế E không là năng lượng ma sát thì là jì? Với năng lượng tạo da do va chạm tương tac phụ thuộc vận tốc & khối lượng.

Sent from my GT-N7000 using Tinhte.vn
@luongdinhkhoa1982 O2 là phân tử Oxi, trong các tương tác này chỉ xét nguyên tử, không xét phân tử, bạn đọc lại lí và hóa cấp 2, 3
@luongdinhkhoa1982 c là vận tốc ánh sáng, không phải c^2, chả hiểu bạn lấy đâu ra cái suy luận 2 đại lượng như thế kia nhân với nhau ra năng lượng ma sát, nếu bạn có thể tìm được bất kì một quyển sách nào nói thế, nếu là của NXB Giáo dục thì mình sẽ gửi thư đề nghị họ sửa lại.
Cái c là 1 hằng số, không phải vận tốc của hạt, về lí thuyết không thể gia tốc một hạt như proton hay neutron lên vận tốc ánh sáng được. Đến e còn chả gia tốc được lên nữa là hạt nặng như p, n. Thế bạn có biết cái năng lượng phát ra này nó phát ra dưới dạng gì không? và cái năng lượng kết quả của ma sát nó phát ra dưới dạng gì không?

Gửi bạn link về lực ma sát, hy vọng bạn có thể đọc và hiểu bản chất lực ma sát là gì
http://www.helium.com/items/993009-friction-the-basics
Mình nói là ma sát tương tác chứ không nói ma sát bề mặt. Bác thử viết sem pt kết hợp 2 hat D sem có tao nhiệt được không? Đô hụt khôi là bao nhiêu trên 1 phản ứng.
Mình đồng ý với bạn tỏa nhiệt Q=(m1-m2)c2. Thế năng lượng đó tạo ra dưới dạng lào
Sent from my GT-N7000 using Tinhte.vn
@luongdinhkhoa1982 Dạ vâng, chúc mừng bạn đã phát hiện ra 1 dạng ma sát mới. =D>
Năng lượng của phản ứng nhiệt hạch tạo ra dưới dạng các tia và động năng các hạt sản phẩm. Mà bạn có hiểu bản chất của nhiệt độ là cái gì không vậy?

Bạn thích phương trình thì:
D2,1 + D2,1 -> T3,1 (1.01 MeV) + p+ (3.02 MeV) (50%)
và He3,2 (0.82 MeV) + n0 (2.45 MeV) (50%)

2 Cái trên của Wiki, còn bạn thể tham khảo thêm ở link sau:

http://www4.hcmut.edu.vn/~huynhqlinh/project/VatlyLuongtuDC/chuong5A.htm
@Spirit Coder Xl! Nhầm lẫn một chút, năng lượng tao ra là do đông năng:p

Sent from my GT-N7000 using Tinhte.vn

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019