'Dữ liệu tối' đang tạo ra nhiều dấu chân carbon hơn cả ngành hàng không

Lê Q Khánh
4/10/2022 2:22Phản hồi: 40
'Dữ liệu tối' đang tạo ra nhiều dấu chân carbon hơn cả ngành hàng không
Hơn một nửa dữ liệu số mà các công ty tạo ra được thu thập, xử lý và lưu trữ một lần, và thường không bao giờ được sử dụng lại. Chẳng hạn như những hình ảnh hao hao nhau được lưu giữ trên Google Photos hoặc iCloud, hoặc các file Excel đã quá lâu không bao giờ được sử dụng lại hoặc dữ liệu từ các cảm biến của internet vạn vật (internet of things) không có mục đích cụ thể nào cả.

Loại "dữ liệu tối" (dark data) này vẫn còn tồn tại là nhờ vào năng lượng. Ngay cả những dữ liệu được lưu trữ và không bao giờ được sử dụng nữa vẫn chiếm dung lượng lớn trên các máy chủ - điển hình là các trung tâm dữ liệu lớn. Những trung tâm này đó sử dụng rất nhiều điện. Đây là một chi phí năng lượng đáng kể mà hầu hết các tổ chức không muốn nhắc đến. Quản lý dữ liệu hiệu quả là một thách thức, nhưng cái giá phải trả đối với môi trường là bao nhiêu?

Nhiều tổ chức đang cố gắng giảm lượng khí thải carbon của họ trong nỗ lực hướng tới phát thải ròng bằng 0. Và các khuyến cáo thường tập trung vào việc giảm các nguồn tạo ra carbon truyền thống, thông qua các cơ chế bù đắp, ví dụ như trồng cây để bù đắp lượng khí thải từ việc sử dụng xăng dầu. Trong khi hầu hết các nhà hoạt động về biến đổi khí hậu tập trung vào việc hạn chế phát thải từ các ngành công nghiệp ô tô, hàng không và năng lượng, việc xử lý dữ liệu kỹ thuật số đã tương đương [về phát thải] với các lĩnh vực này và vẫn đang tiếp tục tăng lên.

darkdata_1.jpg

Vào năm 2020, quá trình số hóa được cho đã tạo ra 4% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Hơn nữa, hiện tại, dữ liệu số đang được tạo ra với tốc độ rất nhanh - năm nay thế giới dự kiến sẽ tạo ra 97 zettabyte (97 nghìn tỷ gigabyte) dữ liệu. Đến năm 2025, con số này có thể tăng gấp đôi, lên 181 zettabyte. Do đó, điều ngạc nhiên là có rất ít sự quan tâm về mặt chính sách đối với việc giảm lượng khí thải carbon kỹ thuật số. Nhiều người vẫn cho rằng dữ liệu số, và quá trình số hóa, là trung tính carbon (carbon neutral). Nhưng sự việc không phải như vậy.

Để giúp giảm thiểu dấu chân carbon từ dữ liệu số và quá trình số hóa, ý tưởng "khử cacbon kỹ thuật số" (digital decarbonisaton) đã được nêu ra, theo đó chìa khóa quan trọng của quá trình này là ở cách dữ liệu được sử dụng và tái sử dụng bởi nhân viên của tổ chức trong hoạt động hằng ngày của họ. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng bản thân số hóa không phải là một vấn đề môi trường, nhưng có những tác động môi trường rất lớn phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng các quy trình kỹ thuật số trong các hoạt động tại nơi làm việc. Dấu chân carbon (carbon footprint) (đơn vị thường được dùng là km, kg hoặc tấn), được định nghĩa là tổng lượng phát thải khí nhà kính của một sản phẩm hay dịch vụ tính từ lúc nó được sản xuất, sử dụng cho đến cuối vòng đời của nó. Các khí nhà kính này chủ yếu bao gồm carbon dioxide (CO2), khí metan (CH4).

Hiện tại, các trung tâm dữ liệu (chiếm 2,5% tổng lượng carbon dioxide do con người tạo ra) có lượng khí thải carbon lớn hơn ngành hàng không (2,1%). Để những con số này dễ hình dung hơn, có một công cụ để tính toán chi phí carbon của dữ liệu được tạo ra từ các nhân viên của một tổ chức. Chẳng hạn, một doanh nghiệp hoạt động dựa trên dữ liệu như bảo hiểm, bán lẻ hoặc ngân hàng, với 100 nhân viên, có thể tạo ra 2.983 gigabyte dữ liệu tối mỗi ngày. Nếu họ giữ dữ liệu đó trong một năm, dữ liệu đó sẽ có lượng khí thải carbon tương đương sáu lần bay từ London đến New York. Hiện tại, các công ty tạo ra 1.300.000.000 gigabyte dữ liệu tối mỗi ngày - tương đương 3.023.255 chuyến bay từ London đến New York.

Theo Digitaldicarb.
40 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Ko dùng tới thì nó cũng chỉ mất 1 lần điện để ghi thôi mà nhỉ
Kahny La
TÍCH CỰC
2 năm
@kidhitech đã quote lại còn quote nhầm 😁
Kahny La
TÍCH CỰC
2 năm
@Manhtoan112 vẫn lấy google photos làm ví dụ
việc bạn hầu như k dùng tới là do bạn (người dùng) k dùng tới
chứ còn họ lưu trữ tất cả tấm ảnh là như nhau, khi cần là phải có liền
chứ k lẽ lưu ảnh cũ thế kỷ 18,19 tới lúc xài mới cắm điện à
@Kahny La Thì đi kèm nó là các ảnh khác thì hdd nó vẫn hoạt động thôi
Kahny La
TÍCH CỰC
2 năm
@Manhtoan112 vấn đề ban đầu bạn nói là chỉ tốn 1 lần điện để "ghi"
còn tôi thì nói là nó luôn tốn điện để "truy xuất"
Saga0803
TÍCH CỰC
2 năm
Mình vẫn giữ thói quen dọn dẹp và phân loại tài liệu, ảnh, video trên điện thoại, máy tính. Cái gì không dùng đến thì xóa, chỉ giữ lại những thứ quan trọng.
Với người dùng phổ thông, việc mua một chiếc điện thoại dung lượng lớn hay mua thêm cloud để lưu giữ chục nghìn bức ảnh, video là không cần thiết.
Khi có quá nhiều, người ta sẽ không biết thứ nào là quan trọng nữa, phần lớn sẽ chỉ là rác.
tetekh
TÍCH CỰC
2 năm
@Saga0803 mình cũng đang đặt ra target 1 ngày xóa 20 hình+20mail từ tk Google. Có lẽ chúng ta phải tự văn minh thôi =))
magez
CAO CẤP
2 năm
@Saga0803 Hoá ra mình hay xoá dữ liệu trình duyệt là góp phần bảo vệ môi trường à? Giờ mới biết luôn á 🤔
Saga0803
TÍCH CỰC
2 năm
@magez Ctrl + Shift + N đi bạn ơi 😃
Với cái đó cũng không đáng bao nhiêu.
Saga0803
TÍCH CỰC
2 năm
@tetekh Nhiều hình thế à b? :v
Hình ảnh, video mình thường dọn dẹp từ đầu:
- khi đi chơi hay tổ chức gì, chụp hình xong thì lúc về rảnh sẽ chọn hình giữ lại, còn đâu xoá hết. Video cũng cắt ghép lại thành video hoàn chỉnh. Không để video quay vô thưởng vô phạt.
- Ảnh chụp màn hình, chụp tài liệu thỉnh thoảng lướt lại. Khi hết giá trị sử dụng cũng xoá. Cái nào thực sự quan trọng thì up lên cloud.

Có vậy mới gọn gàng được.
tieu.ngao
TÍCH CỰC
2 năm
xóa ổ đi để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ thiên nhiên nào anh em êi
@tieu.ngao clear thường xuyên lịch sử duyệt web
riêng đống ảnh mỗi lần chị em đi chụp nghìn tấm để trích ra 1 cái đăng mạng cũng rất là đáng kể
Macole
ĐẠI BÀNG
2 năm
Những dữ liệu này nên backup lại bằng hdd, blu ray rồi lưu trữ ko cần điện khi cần là cắm lại truy xuất thôi, chậm tí nhưng đảm bảo vấn đề năng lượng.
hacrot3000
TÍCH CỰC
2 năm
@Macole Vậy rồi phải nuôi một thằng ngồi trực xem nếu có người cần truy xuất nó sẽ chạy đi kiếm cái đĩa ở đâu.
Nếu dùng robot thì cũng tốn điện cho nó, rồi phải tốn điện để lưu chỉ mục cho nó biết thông tin cần tìm được cất ở đâu.
Đường nào cũng tốn, mà không chừng còn tốn nhiều hơn.
các thanh niên lưu hàng chục Tb jav điểm danh 😆
kidhitech
TÍCH CỰC
2 năm
Giải pháp có thể sẽ dần dần dùng đến cơ chế order, ví dụ data mà sau 5 năm không động đến thì có thể tìm cơ chế cho ngủ đông tức là gần khoảng 1h cho việc wakeup data đó, như vậy sẽ có rất nhiều data ko cần dùng đến được cho đi ngủ đông. khi nào cần ngừoi dùng sẽ ấn vào khôi phục và chờ 1h sau đó để khôi phục hoàn tất và tra cứu bình thường
@kidhitech cho lưu trữ băng từ làm dữ liệu lạnh thì truy xuất chờ mòn mỏi luôn 😆 tính ra sức chứa băng từ hiện nay là khủng nhất rồi.
longt61
TÍCH CỰC
2 năm
@kidhitech Khó lắm bạn ơi, cái đó chỉ áp dụng cho các tổ chức lớn thôi vì họ quản lý dữ liệu theo 1 quy trình có phân loại. Chứ mấy bên làm dịch vụ thì làm sao quản lý được, 1 ổ lưu trữ dữ liệu của bao nhiêu cá nhân và tổ chức nhỏ. Để truy xuất mất nhiều thời gian và công sức hơn, mà dữ liệu của họ không đủ lớn để xé lẻ ra mà lưu trữ. Chả lẽ lưu tạm 5GB còn 10GB thì vẫn hoạt động? Với lại chậm trễ việc truy cập ngẫu nhiên mang lại thiệt hại lớn hơn cho nhà cung cấp dịch vụ khi không thể cạnh tranh nên họ còn lâu mới làm.
ngocaominh
ĐẠI BÀNG
2 năm
Cái này là bài toán dành cho các ông lớn chứ dữ liệu thì càng truy xuất được càng dài càng tốt
TTris
TÍCH CỰC
2 năm
Nhận format ổ cứng để bảo vệ môi trường.
Chi phí phải chăng, dịch vụ hoàn hảo.
😆)
mushu
TÍCH CỰC
2 năm
Mình góp ý chút là "Carbon Footprint" ở đây có thể dịch là "lượng khí thải Carbon" nhé. Chữ footprint có nhiều nghĩa lắm trong trường hợp này nó không mang nghĩa dấu chân đâu mà mang nghĩa là mức độ đo lường về số lượng. Ngoài ra nó còn mang nghĩa khác là vùng, phạm vi bao phủ.
@mushu cảm ơn bạn đã góp ý. "carbon footprint" trước hết là một ý niệm (concept), lấy từ từ "ecological footprint", là tổng diện tích đất đai (trong đó có tài nguyên, nước, đất canh tác) cần cho một cộng đồng tồn tại. "carbon footprint" là khái niệm ngược lại với "ecological footprint". từ đó, người ta mới áp dụng tính toán để tính ecology và carbon.
@mushu "footprint" đơn giản chỉ là dấu chân thôi. có những từ sẽ không dịch cho dễ hiểu được mà cần dịch đúng và giải thích nó có nghĩa là gì.
mushu
TÍCH CỰC
2 năm
@Li Guoqing Không dịch thì không sao bạn à. Tuy nhiên các tài liệu chính thức ở bộ và một số tời báo lớn mình chỉ thấy dùng "lượng khí thải carbon" và các cách viết lại dựa theo ý nghĩa của từ "carbon footprint" mà gần như không thấy dùng từ "dấu chân carbon". Việc dịch từ "footprint" sang từ "dấu chân" ở Tiếng Việt không hợp lý lắm. Vì ở Tiếng Việt từ "dấu chân" không mang ý nghĩa để đo lường lượng hoặc vùng ảnh hưởng của cái gì đó. Trong các từ điển Oxford hoặc Cambridge đều đề cập đến nghĩa về đo lường của từ "footprint". Theo mình là nên để nguyên từ "carbon footprint" và có thể giải thích ở bên cạnh chứ không nên dịch thành "dấu chân carbon" (mặc dù cách dịch này tìm thấy trên google khá nhiều). Điều này cũng giống như từ "greenhouse" không dịch là "nhà xanh" mà dịch là "nhà kính" vì từ này mô tả nhà làm bằng kính. https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/footprint
kanijohn
ĐẠI BÀNG
2 năm
Hơi trừu tượng nhưng có vẻ như tất cả những gì mình gửi lên internet đều sẽ trở thành dữ liệu tối trong tương lai. Vậy tốt nhất là phải giảm dần tương tác với các các pro tinhte, cũng như tương tác trên internet vậy 😆
htux
CAO CẤP
2 năm
Cacbon méo gì. Mình có cái hdd cũ lưu vài trăm gb jav mấy năm ko coi, mời các nhà môi trường vào phán bao nhiu cacbon
Thế giới nên hạn chế sản sinh Carbon bằng cách ngừng mua dầu và khí đốt của Nga là ok 😁
dlcky
TÍCH CỰC
2 năm
carbon footprint dịch là "dấu vết các bon"
vunh94
CAO CẤP
2 năm
Chế tạt nuớc vô là ok
vậy nó vẫn lưu vào bộ nhớ ah, chứ ko cho vào cache đi, haha. lâu lâu rút điện cho nó clear 1 lần
có 1 giải thuyết, bấy cứ thứ gì chúng ta tải lên internet thì sẽ ko bao giờ biến mất, nó sẽ luôn nằm đầu đó trên internet
@andreelenguyen để mình tìm hiểu xem.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019