![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/09/5621506_1.png)
Hello anh em.
0. Lời mở: Câu hỏi lớn.
“Vì sao không thể dùng tai nghe bluetooth để làm micro thu âm khi quay Video”, đây là câu hỏi gây nhức nhối mình từng được nghe trong suốt 5 6 năm nay và khi search trên mạng thì bạn chỉ toàn tìm được các loại reviewer cố gắng tìm cách biến tai nghe bluetooth thành micro khi quay video thôi chứ không bao giờ tìm hiểu tại sao điều đó là không thể và không nên.đến thời điểm viết bài này thì Samsung họ cho phép dùng tai nghe để làm Micro thu âm khi quay clip rồi và phía Apple thì Apple vẫn giữ quan điểm “méo”, không dùng tai nghe làm micro quay clip được nhé mấy cháu, nhưng livestream thì ok, mình là Pro-K giờ bắt đầu hén.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/09/5621509_2.png)
1. Nguyên lí âm thanh cơ bản nhất
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/09/5621511_3.png)
- Âm thanh là năng lượng dạng sóng âm và nó có áp lực khi lan truyền trong không khí, tai của chúng ta cảm nhận các âm thanh này bằng việc cảm thụ áp lực khi sóng âm tác động lên màng nhĩ, âm thanh càng lớn thì áp lực càng cao, âm thanh nhỏ thì áp lực càng nhỏ cường độ của áp lực này người ta có nhiều đại lượng để đo nhưng quy đổi ra deciBel “dB”, những âm thanh lớn có dB cao tức là áp lực nó tạo ra lớn và quá lớn sẽ có thể gây chấn thương, rất nhiều nghiên cứu đã có gắng dùng âm thanh để tạo ra vũ khí là như thế, ví dụ lựu đạn Flash Bang.
- Vậy thiết bị thu âm nó cũng như tai người vậy nó có một cái màng rung để cảm nhận áp lực này như tai người có màng nhĩ vậy và nó cảm nhận âm thanh bằng cách sự rung động
2. Qui trình đi của âm thanh khi thu âm
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/09/5621551_4.png)
- Nó sẽ chuyển đổi sóng âm trong thực tế thành tín hiệu điện tử mà chúng ta hay gọi là tín hiệu Analog.
- Việc thu âm của Microphone và Phát Âm Thành của Loa, tai nghe về phương diện vật lý cơ bản nó là tương tự nhau thậm chí bạn có thể coi nó y chang chỉ là ngược nhau về mặt quy trình và ta sẽ nói sơ qua các thuật ngữ.
Thu âm:
- Sound wave: sóng âm trong thực tế, nó mang năng lượng, có áp lực về mặt vật lý, áp lực này chính là cách để màng nhĩ con người tiếp nhận âm thanh và microphone cũng sử dụng nguyên lý tương tự
- Diaphragm: màng rung của microphone giống như màng nhĩ của con người, đối với loa nó chính là màng loa.
- Electrical Signal: khi thu âm âm thanh sẽ chuyển thành Electrical Signal nó chính là tín hiệu Analog
- Amp/PreAmp: Amplifier là bộ khuếch đại tín hiệu, hoặc cân chỉnh, uốn nắn các tín hiệu Analog để nó được “ngon” hơn khi chuyển đi, Amp luôn có trong các Máy quay, "máy ảnh quay phim" và đương nhiên những microphone xịn cho quay video họ tích hợp sẵn amp bên trong và phải xài nguồn
- Analog Processing: là những gì diễn ra trong Amp và Pre/Amp
- ADC: nó là viết tắt của Analog to Digital Converter là bộ mã hóa, số hóa tín hiệu Analog thành kỹ thuật số.
- Digital Processing: là những xử lý ta sẽ thao tác trên file kỹ thuật số và đương nhiên nó là những thuật toán, 100% chỉ là tính toán.
- File Recording
Phát âm: nó ngược lại với thu âm
- Digital File
- Digital Processing
- DAC
- Analog Processing
- Electrical Signal
- Preamp/Amp
- Diaphragm: màng loa hay với tai nghe nó chính là cái Driver, nó phức tạp hơn không đơn giản chỉ là 1 cái mảng mỏng lét, nó có thể là sự kết hợp của rất nhiều thứ nhưng nó vẫn là một cái màng loa.
3. Bluetooth:
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/09/5621556_5.png)
- dùng tần số 2.4Ghz, bản chất khá tương đồng với Wifi
- những gì Bluetooth chuyển đi là 100% Digital
- cho nên khi dùng Bluetooth để chuyển âm thanh đi nó phải là Digital, được mã hóa và có Codec cùng các định dạng.
4. Tai nghe Bluetooth: Headphone và headset nhìn giống nhưng khác
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/09/5621560_6.png)
- Có lẽ chúng ta sẽ bỏ qua những tai nghe Full Size, tai nghe có có cần headphone, hay những loại tai nghe to khác vì ai cũng thích mọi thứ nhỏ gọn nên họ mới suốt ngày hỏi việc tai nghe Bluetooth để làm Micro là toàn nói đến những tai nghe nhỏ nhỏ.
- Quay trở lại câu chuyện cái tai nghe nếu bạn tinh ý bạn sẽ nhận ra một chuyện là các tai nghe họ chỉ tập trung làm tai đúng phần phát nhạc thôi mà bạn phải bỏ tiền nhiều mới mong có tai nghe hay vì trong một cái tai nghe phần chiếm diện tích nhiều nhất chính là cái màn loa tai nghe mà ta hay gọi là Driver, rồi sau đó là đến pin, mạch âm thanh DAC, vì bạn nhận tín hiệu kỹ thuật số rổi giải mã nó thành tín hiệu Analog để phát đến tai của bạn.
- Ngay từ đầu Bluetooth được làm để truyền tải dữ liệu kỹ thuật giữa các thiết bị và tai nghe nó cũng chia ra làm 2 trường phái là tai nghe chuyên đàm thoại và tai nghe để nghe nhạc, nếu các bạn có quan tâm công nghệ trong khoảng giai đoạn từ 2002 đến 2007 thì đó là giai đoạn nở rộ của tai nghe đàm thoại Bluetooth tai nghe nhạc Bluetooth ở thời gian này chỉ nó chỉ có thể nghe nhạc và gần như không hề có chức năng đàm thoại hay micro còn các tai tai nghe có chức năng đàm thoại thì chỉ làm 1 bên tai, nối dài ra và khá to, âm thanh thì đúng nghĩa chỉ làm tất cả để nghe được giọng nói.
Quảng cáo
5. Bên trong tai nghe Bluetooth có gì ?
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/09/5621563_7.png)
- micro trên tai nghe Bluetooth có nhiệm vụ để hỗ trợ đàm thoại, tức là thứ âm thanh mà nó cần quan tâm chính là giọng nói, nó cũng chả cần giọng nói hay, trầm ẩm bay bổng gì cả mà mục đích của nó là âm thanh không ngắt quãng, đủ độ trong và không bị lẫn tạp âm, bởi vậy tần số thu âm của micro trên tai nghe bluetooth có thể nói ngắn, tức là âm trầm không xuống sâu, nó bao nhiêu thì không hãng nào công bố cụ thể nhưng khi lắng nghe ta có thể đoán nó phải từ 120hz trở lên
- Micro của tai nghe tận dụng mọi kĩ thuật để khử tạp âm lẫn noise môi trường bởi vậy cho nên giộng trong điện thoại nó cũng sẽ hơi méo mó một chút, lỗ micro cũng cũng khá nhỏ tức là màng rung khá nhỏ nếu không muốn nói là bé tí teo thành ra độ chi tiết cũng không nhiều, đó là về mặt Analog còn về mặt Digital thì nó chỉ là một thứ đính kèm vào tai nghe thành ra bộ ADC của nó cũng không phải xịn sò gì, nó chỉ làm một nhiệm vu đơn giản là chuyên sang tín hiệu digital và có độ phân giải cũng thấp luôn, độ phân giải hay bit rate của âm thanh thấp nó sẽ đảm bảo việc truyền dữ liệu nhanh liền mạch, không bị delay.
- Chính vì nó tai nghe nó chỉ đến như thế nên việc các hãng sản xuất phần cứng cả tai nghe và lẫn camera họ gọi những bộ tai nghe như thế là headset và họ khóa lại chức năng truyền dẫn âm thanh từ micro của các headset để tránh cho người dùng lạm dụng tính năng không hoàn hảo đó dẫn tới các đoạn video sẽ có âm thanh không chất lượng.
- Nhưng nếu bạn sử dụng Video Call hay Livestream lại là câu chuyện khác vì khi VIdeocall hay Livestream nhà sản xuất các bên nhất trí rằng nội dung trong đoạn Video mới quan trọng, hình ảnh hay âm thanh có sút kém cũng ko thành vấn đề vì ngay cả đường truyền internet cũng chắc gì đã đủ chất lượng, còn nếu bạn cần giải pháp pro siêu chất lượng thì câu chuyện nó sẽ khác.
6. Nói một chút về Apple Airpod và Samsung Galaxy BUD LIVE
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/09/5621567_8.png)
- Có khá nhiều bạn cảm thấy khả năng ổn định của 2 chiếc tai nghe này cũng như khả năng đàm thoại tốt của nó và quá hi vọng nhiều về khả năng sẽ dùng nó như micro thu âm.
- Đáng tiếc nó phục vụ tốt cho việc livestream, Videocall thứ mà giọng nói to rõ mới quan trọng, nó dồn hết mọi sức mạnh và độ thông minh để làm cho giọng nói nghe “ổn” còn ngoài ra thì chưa, cần rất nhiều thời gian nữa để nó có thể tiến bộ được.
7. Lịch sử ra đời của Microphone Bluetooth cho quay phim.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/09/5621571_9.png)
- Trước đây việc truyền dữ liệu âm thanh không dây nó hoàn toàn dựa trên sóng UHF VHF ( ví dụ 433Mhz), đó hoàn toàn là tín hiệu Analog, được chuyển sang sóng cao tần hơn so với sóng âm để truyền đi.
- Về mặt Lý thuyết đương nhiên tín hiệu Analog sẽ có dữ liệu nhiều hơn, nguyên vẹn hơn, bitrate lớn vô cùng, từ đó âm thanh sẽ tuyệt vời hơn nhưng thực tế thì chi phí để vận hành nó quá lớn chỉ có các nhà đài lớn mới có thể sử dụng còn những cá nhân nhỏ lẻ gần như khó tiếp cận được mức chi phí khổng lồ cũng như 1 lượng lớn thao tác kiến thức về âm thanh cần xử lý.
- Thực tế còn chỉ ra rằng việc truyền tín hiệu Analog bằng sóng UHF hay VHF nó quá dễ bị lẫn các noise, nhiễu sóng và đồng nghĩa với việc nó quá phức tạp.
- vào năm 2006 Sony thật sự có mảng Handycam quá tốt song song với Panasonic cả Panasonic lẫn Sony đều có cái Multi interface Shoes vô cùng sáng tạo, Sony luôn cố gắng dùng nó tạo ra hệ sinh thái riêng và họ bắt đầu tạo ra Micro Bluetooth đầu tiên trên thế giới dùng Multi interface Shoe (Mi-Shoe), nó giúp cho việc sử dụng âm thanh không dây khi quay phim thật sự dễ dàng hơn rất nhiều.
- Sony họ khỏi đầu với Mi-Shoe vì ở thời điểm đó nó tiết kiệm được công sức của việc giải mã và mã hóa hơn việc dùng 2 bộ phát nhận với cổng 3.5 mm.
- Khi dùng Mi-Shoe bạn chỉ Mã Hóa âm thanh 1 lần, còn dùng bộ thu nhận 3.5 thi quy trình nó bị tăng lên đến 3 lần Mã hóa - > giải mã - > mã hóa
- Mi-Shoe hiện tại chỉ còn Sony đang phát triển nó thương mại diện rộng cho các dòng sản phẩm phổ thông và phải nói một điều là nó thật sự giải pháp đi trước thời đại, khi các hãng khác vẫn đang phụ thuộc vào cổng Analog 3.5mm hoặc “hồi hộp” không biết là thiết bị có tích hợp các interface vào cổng USB-C hay Micro-USB của họ hay không thì Sony mặc nhiên đem Multi-interface vào hotshoe lẫn USB-C, Micro USB,…. một thời gian dài đồ của họ được coi là khá đắt vì họ xài đồ chơi riêng, nhưng ở thời điểm này thì mình thấy đồ Sony xài Multi - interface rẻ mà ngon so với người dùng phổ thông.
- trong Slide có đề cập khá chi tiết các bạn chịu khó click vào coi.
8. Qui trình hoạt động của Microphone Bluetooth cho Video
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/09/5621610_10.png)
Quảng cáo
- nó có rất nhiều hoạt động diễn ra trong cả cục phát và nhận, cho nên làm sao với công nghệ ở thời điểm hiện tại ta có thể nhét nó hoàn hảo vào chiếc tai nghe bé tí được.
- nhưng tương lai không ai nói trước được điều điều gì.
9. So Sanh Tai nghe Bluetooth có chức năng thu âm và microphone thu âm chuyên nghiệp.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/09/5621615_11.png)
- Gõ lại hơi lười nên anh em click coi info graphic cho lẹ
10. kết:
- 15 năm trước khi Sony mở ra một hướng đi mới trong việc sử dụng Bluetooth và Digital để truyền dẫn âm thanh vào các Videoclip phục vụ ban đầu là cho gia đình nhưng giờ đây nó đã dành để sáng tạo nhiều nội dung chuyên nghiệp khác.
- Samsung của 2021 đang có thử nghiệm bước đầu cho tai nghe Bluetooth để làm Vlog, Apple thì đã xử lý tốt việc Livestream và Videocall, nhưng để nó hoàn hảo và xịn thì cần chờ.
nếu anh em quan tâm thêm về hiểu Microphone cho Video thì có thể đọc thêm 1 bài rât chi tiết ở đây.
https://tinhte.vn/thread/chon-microphone-de-quay-video-nhung-dieu-co-ban-ve-thong-so-cua-micro-ma-ban-nen-biet.3384426/
video thì ở đây.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2021/09/5621619_12.png)