Các nhà nghiên cứu Hà Lan cho biết họ đã phát triển ứng dụng trên điện thoại có khả năng "nghe" giọng nói để xác định người đó có bị covid hay không. Đây được cho là 1 bước đột phá trong việc phòng chống đại dịch khi không cần phải làm các xét nghiệm nhanh hay PCR gì nữa mà chỉ cần bật ứng dụng lên, người dùng nói vài câu và AI sẽ làm việc còn lại.
Lý do họ đưa ra là SARS-CoV-2 thường gây ảnh hưởng đến đường hô hấp trên và thanh quản, dẫn đến việc thay đổi giọng nói của người bị nhiễm. Vì vậy ứng dụng này được phát triển để theo dõi sự thay đổi của âm thanh người đó phát ra. Kết quả sẽ có chỉ sau chưa đến 1 phút để xác định các ca dương tính, độ chính xác 89%, số ca âm tính thì có độ chính xác 83%. Nguồn dữ liệu tham chiếu của phần mềm này là từ Covid-19 Sounds App vốn là phần mềm mã nguồn mở để tất cả mọi người đều có thể tham gia phát triển. Đã có 893 đoạn mẫu âm thanh lấy từ 4.352 người tính nguyện, trong đó có 308 người bị covid-19. Từ đó họ đã tiếp tục phát triển thư viện âm thanh này, đến giờ họ có đến 53.499 mẫu âm từ 36.116 người.
Ngoài việc tận dụng AI từ các mẫu có sẵn nhóm còn phát triển các mô hình khác dựa trên các neural network (thuật toán bắt chước cách não người hoạt động để xác định mối liên quan giữa các dữ liệu thu thập được) để có thể phân loại các ca dương tính 1 cách tốt nhất. Kết quả khi dùng thuật toán này họ có thể để lọt 11/100 người bị covid, còn với cách làm xét nghiệm nhanh hiện tại nhóm cho rằng nguy cơ để lọt những người bị dương tính lên đến 44/100.
Nhóm nghiên cứu hướng tới việc dùng phần mềm này để tầm soát nhanh trước khi họ tham dự các sự kiện tập trung đông người như các buổi hòa nhạc hay đi xem bóng đá. Ngoài ra nhóm cũng hi vọng sản phẩm có thể được triển khai ở các quốc gia nghèo khi xét nghiệm PCR vẫn còn quá đắt và không phải lúc nào cũng sẵn để sử dụng đại trà. Có thể dùng ứng dụng này để sàng lọc nhanh người có thể có nguy cơ dương tính với virus, để rồi sau đó chỉ định họ đi làm PCR thay vì chỉ định làm PCR từ xét nghiệm nhanh, vốn tốn kém và không có kết quả chính xác bằng ứng dụng.
Tham khảo Telegraph
Lý do họ đưa ra là SARS-CoV-2 thường gây ảnh hưởng đến đường hô hấp trên và thanh quản, dẫn đến việc thay đổi giọng nói của người bị nhiễm. Vì vậy ứng dụng này được phát triển để theo dõi sự thay đổi của âm thanh người đó phát ra. Kết quả sẽ có chỉ sau chưa đến 1 phút để xác định các ca dương tính, độ chính xác 89%, số ca âm tính thì có độ chính xác 83%. Nguồn dữ liệu tham chiếu của phần mềm này là từ Covid-19 Sounds App vốn là phần mềm mã nguồn mở để tất cả mọi người đều có thể tham gia phát triển. Đã có 893 đoạn mẫu âm thanh lấy từ 4.352 người tính nguyện, trong đó có 308 người bị covid-19. Từ đó họ đã tiếp tục phát triển thư viện âm thanh này, đến giờ họ có đến 53.499 mẫu âm từ 36.116 người.
Ngoài việc tận dụng AI từ các mẫu có sẵn nhóm còn phát triển các mô hình khác dựa trên các neural network (thuật toán bắt chước cách não người hoạt động để xác định mối liên quan giữa các dữ liệu thu thập được) để có thể phân loại các ca dương tính 1 cách tốt nhất. Kết quả khi dùng thuật toán này họ có thể để lọt 11/100 người bị covid, còn với cách làm xét nghiệm nhanh hiện tại nhóm cho rằng nguy cơ để lọt những người bị dương tính lên đến 44/100.
Nhóm nghiên cứu hướng tới việc dùng phần mềm này để tầm soát nhanh trước khi họ tham dự các sự kiện tập trung đông người như các buổi hòa nhạc hay đi xem bóng đá. Ngoài ra nhóm cũng hi vọng sản phẩm có thể được triển khai ở các quốc gia nghèo khi xét nghiệm PCR vẫn còn quá đắt và không phải lúc nào cũng sẵn để sử dụng đại trà. Có thể dùng ứng dụng này để sàng lọc nhanh người có thể có nguy cơ dương tính với virus, để rồi sau đó chỉ định họ đi làm PCR thay vì chỉ định làm PCR từ xét nghiệm nhanh, vốn tốn kém và không có kết quả chính xác bằng ứng dụng.
Tham khảo Telegraph