Dược liệu trở thành một món hàng đại chúng
Thời kì hiện đại hóa, internet ra đời và mạng xã hội trở thành một kênh quảng cáo gần như là miễn phí. Người ta thành lập chợ trên mạng xã hội và rao bán những gì họ có. Và dược liệu cũng thế, nó được rao bán trên trang cá nhân Facebook và các hội nhóm. Bên cạnh những người bán dược liệu chân chính thì còn rất nhiều người bán hàng bất lương. Họ không được đào tạo sâu về dược liệu cũng như không hề trải qua một khóa học, hay nghề gia truyền gì cả. Họ chỉ biết bán họ đưa ra những lời quảng cáo có cánh, quá sự thật về dược liệu. Và điều đó không hề hiếm trên Facebook. Những lời quảng cáo hấp dẫn. Ví dụ như cây an xoa chữa khỏi ung thư gan, sâm cau đỏ làm mạnh sinh lý... Công dụng của cây thuốc được nâng lên tầm cao mới. Đó là tầm cao không có thật. Bao nhiêu người mua thuốc bổ, cuối cùng "bổ ngửa".Sự tha hóa về đạo đức hay sự thiếu hiểu biết?
Tôi có những người bạn, thậm chí có người là bác sĩ. Họ vẫn bán dược liệu với những lời quảng cáo sai sự thật. Họ mượn danh là nhân viên y tế, là bác sĩ để buôn bán, làm tiền trên chính những nỗi đau về bệnh tật. Họ bất chấp tất cả chỉ vì đồng tiền. Họ nói rằng cây này chữa bệnh, bệnh kia nhưng thực ra nó chả có tác dụng đó, chưa kể có tác dụng đó cũng phải biết cách phối vị dựa vào âm dương ngũ hành mà chữa bệnh. Họ là bác sĩ, là nhân viên y tế, họ đã từng thề lời thề của Hipocrat rằng họ coi nỗi đau của bệnh nhân như chính nỗi đau của mình. Kết quả sao, chỉ là lời nói suông. Đến tên của cây thuốc cũng gọi sai, tác dụng tra Google thì làm sao họ có thể tư vấn như những người thầy thuốc chân chính được. Họ chà đạp lên nỗi đau của bệnh nhân, cho bệnh nhân một niềm hi vọng không có thật. Để rồi sao? Người ta mất niềm tin vào các thầy thuốc chân chính. Rồi bệnh nhân bị quan vào cuộc sống. Chính những con người vô đạo đức đội lốt nhân viên y tế đó là những tên sát thủ máu lạnh. Tất cả đối với họ chỉ có đồng tiền mà thôi.Dược liệu là con dao hai lưỡi nên nếu dùng không cẩn thân sẽ rước họa vào thân.
Tác giả :Lương Y, Bác sĩ Phan Lê Ý