Lạc xoong

Lạc xoong


"Đường mòn" xuyên rừng là mối đe dọa lớn nhất đối với rừng nhiệt đới

Nam Air
16/5/2024 11:43Phản hồi: 42
"Đường mòn" xuyên rừng là mối đe dọa lớn nhất đối với rừng nhiệt đới
Qua dữ liệu thu được từ 7000 giờ đi rừng của các tình nguyện viên, các nhà khoa học đã thu được số liệu của 1,37 triệu km đường mòn xuyên các khu rừng ở Đông Nam Á gồm Sumatra, New Guinea và Bornea (đảo giáp với Brunei). Số lượng đường mòn này dày đặc gấp nhiều lần so với các con đường đã có tên trên bản đồ.

Các nhà khoa học cho rằng những con đường mòn này có thể là mối đe dọa lớn nhất đối với các khu rừng mưa nhiệt đới. Đường mòn được sử dụng để vận chuyển gỗ khai thác lậu, đi tới các hầm mỏ lậu, các khu săn bắn thú rừng lậu và chặt gỗ lậu, ảnh hưởng trực tiếp tới sự đa dạng của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.

Tổng cộng họ sử dụng hơn 7000h đi rừng của các tình nguyện có kinh nghiệm, nhằm lấy mẫu 1.420.000 “ô rừng”, mỗi ô có diện tích 1km vuông. Lượng đường mòn dọc ngang các khu rừng nhiều gấp từ 3 tới 6.6 lần các con đường đã có tên trên bản đồ.
tinhte-bo-lac-penan.jpg
Người của bộ lạc Penan chặn đường xe vận chuyển gỗ lậu ở Borneo.

Trong 38 biến số được liệt kê có tác động tới nạn phá rừng, thì đường mòn đang được các nhà khoa học đánh giá là yếu tố có sức ảnh hưởng cao nhất. Vì đường mòn được sử dụng để vận chuyển lậu lâm sản, lẩn tránh sự phát hiện của kiểm lâm.

Phát hiện của các nhà khoa học cho rằng đường mòn ít được quản lý, dọc ngang các khu rừng chính là mối đe dọa trực tiếp và nghiêm trọng nhất đối với các khu rừng nhiệt đới.

Theo Nature
42 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Vì có đường mòn nên mới có khai thác lậu tài nguyên - hay vì khai thác tài nguyên lậu nên mới có đường mòn?
@tranvanphong_vn88 theo như bài thì lỗi là do cái đường mòn nhé 😆
@daoluong1991 thật, do cái đường, do gì bọn lâm tặc
@tranvanphong_vn88 Làm gì có rừng nào có sẵn đường, hỏi câu ngớ ngẩn
@born2yesterday "Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi" - nhưng đường được sinh ra sau khi người ta đi lại chứ đâu phải là sau khi người ta khai thác lậu?
Có thể là do người ta khai thác lậu, đi lại nhiều nên tạo ra đường mòn, mà cũng có thể nhờ có con đường mòn dễ đi lại mà người ta mới hướng tới khai thác lậu, hoặc cũng có thể nhờ có con đường hiểm hách khó khăn người ta mới dám khai thác lậu vì khi đó không sợ kiểm lâm.
Tại sao ko xây cầu vượt băng rừng cho đỡ thiệt hại rừng nhỉ ?
@sốt-siêu-vi-sốt-phát-ban-2024 hâm thật hay giả bộ đấy?
@sốt-siêu-vi-sốt-phát-ban-2024 Vì tốn tiền thôi.
@tminhdn cái nick nói lên tất cả bác 😁
mấy lão nhà khoa học riết rồi cái gì cũng bảo gây hại cả :v
@tminhdn thì đúng rồi còn gì, chỗ nào có con người thì chỗ đó có phá rừng, xẻ núi. Mà nó chỉ nói là gây hại thôi chứ nó có cấm làm đâu 😆
@tminhdn Còn không tin hoạt động con người nhiều hoạt động tưởng vô hại nhưng lại hại vô cùng càng chết
Vấn đề đưa ra chưa đúng: Nạn lâm tặc mới là mồi de dọa của rừng, chứ đường mòn nó có lỗi lầm chi mà đổ cho nó. Ví dụ như lâm tặc xây đường bê tông để vào rừng thì không có lỗi à.
@khac che xam lol bọn lăm tặc nó tạo đường mòn nó đi chứ ai tạo ra nữa.
@HungNguyen94 thì nói mẹ là bọn đạo tặc đi mắc gì câu view ghi là đường mòn gây hại cho rừng, biết đọc không?
Khai thác quá nhiều
"Bornea (đảo giáp với Brunei)"
cái này sai nha bro.
Có người đi lại mới thành đường, nhóm người nào đi lại nhiều nhất
Ngày trước Tây Nguyên làm gì có đường mòn trong rừng (không tính đường mòn HCM), nhưng bị khai thác lậu dể dàng quá nên mới hình thành đường mòn đó thôi. cái này là lỗi của cơ quan quản lý rừng. để cho lâm tặc mở đường mòn luôn thì chịu rồi.
@BánTáoQ10 Cắn mẹ rồi lỗi gì.
Theo mình hiểu thì "đường mòn" làm cho vấn nạn khai phá lâm sản trầm trọng thêm, tác hại hơn... Vì từ xa xưa, con người đã đi săn bắt, khai thác lâm sản rồi.
Mấy bài kiểu cánh tả như vầy thu hút nhiều bait vl 😆
Kì thực rừng vốn làm gì có đường,lâm tặc đi mãi thì thành đường thôi...
Như bài viết thì cái 'thứ' được cho là gây ra tác hại tới rừng chính là đường mòn?
Vấn đề đưa ra chưa đúng, nói đúng hơn thì đây là do con người khai thác rừng, săn bắn, ... nên mới tạo ra đường mòn chứ nội cái con đường chả có cái gì mà gây hại cả. Lắm lúc nếu sử dụng đúng nó còn là vành đai ngăn cháy
Vậy cũng tính là phát hiện 😃
Cái này đường mòn gì nữa? Khai hoang thi công thành đường giao thông luôn rồi 😁
Không còn gọi là đường mòn rồi
Có đường thì càng sễ lập chốt kiểm soát chứ, chủ yếu có làm đúng chức năng hay là không? Hay ăn hối lộ cho qua?
Đường nó cũng do con người tạo ra cho nên mối đe dọa chính vẫn là con người chứ sao lại do con đường?
Tóm lại: bạn nào chỉ giúp mình cách chặn để không thấy bài của Mod này được không?
Toàn lượm lặt mấy bài chẳng đâu ra đâu.
Đường mòn thôi á
vn nhà tao gọt nguyên quả đồi chứ đó mà mòn mủng
Nguy hiểm thật sự chẳn hạn như đường mòn tám keo phá nát hòn Ngọc viễn đông không vậy?
Đường mòn thì vô vàn nhưng nguyên do chính dẫn đến việc chặt phá rừng là do kinh tế. Nếu dân địa phương có công ăn việc làm, có thu nhập cũng như được hưởng lợi từ rừng. Không bị bán nguyên “lô” thì rừng sẽ được dân địa phương bảo vệ nghiêm ngặt. 🙂
@SoGetSu làm giàu từ rùng khó quá bác nhỉ
@haobcyqhdvb Một là du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái. 2 là trồng rừng và khai thác bền vững từng chút 1, luôn đảm bảo tỷ lệ rừng trên 70%. 3 là bán chứng chỉ carbon.
Sự thật thì rất hiếm chổ nào chia sẻ lợi ích cho dân. Chỉ chổ nào có đa dạng nguồn thu thì họ mới không chặt phá rừng thôi!

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019