E-Commerce & Logistics trong thời đại 4.0

doanthienphuc
31/5/2020 18:43Phản hồi: 0
Lĩnh vực E-Commerce và lĩnh vực Logistics là hai lĩnh vực tưởng chừng như có sự khác biệt rất lớn nhưng thật ra lại chính là một cặp anh em chung một mái nhà International Business. Bài viết sau xin trình bày về sự liên quan mật thiết của E-Commerce & Logistics cũng như là sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như thế nào đến lĩnh vực Logistics.
A. E-Commerce & Logistics là hai anh em chung một mái nhà
1. E-Commerce và Logistics
cùng hỗ trợ qua lại cho nhau để tạo thành một chuỗi hoạt động khép kín của việc đặt hàng trực tuyến, vận chuyển hàng hóa, giao nhận hàng hóa, xuất khẩu & nhập khẩu hàng hóa đủ để đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao và sự khó tính của người tiêu dùng.
2. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ thông tin toàn cầu như hiện nay cụ thể là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm cho lĩnh vực E-Commerce và những website kinh doanh hàng hóa trực tuyến cũng như sự vận động thương mại trên các sàn giao dịch International E-Commerce dường như đã trở nên thành xu hướng chung của sự đầu tư thông minh đến từ các công ty và doanh nghiệp trong việc tăng trưởng và phát triển các kênh kinh doanh hàng hóa trực tuyến của mình trên toàn cầu. Có thể nói E-Commerce xuyên lục địa và không có sự rào cản biên giới được xem như là xu thế không thể thay đổi và nó sẽ ngày càng lớn mạnh thêm, được dự đoán sẽ tạo nên nhiều ích lợi cho các công ty, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Như đã nói ở trên, khi xảy ra một hoạt động đặt mua một món hàng qua một kênh E-Commerce thì hoạt động vận chuyển hàng hóa sẽ luôn luôn song hành và đi cùng như hình với bóng, không thể nào bị loại bỏ. Và có thể nói E-Commerce muốn trở thành một gã khổng lồ mạnh mẽ thì không thể nào thiếu đi sự hỗ trợ và hậu thuẫn đằng sau của Logistics và dịch vụ vận chuyển hàng hóa chất lượng cao.
3. Dựa theo tính chất của hàng hóa & sản phẩm chúng ta có thể chia thành hai nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất
là các sản phẩm vô hình không thể cầm, nắm, chạm và cảm nhận được. Nó có thể số hóa thành các sản phẩm như: các file bài hát, các phần mềm của máy vi tính, các game online,...
Nhóm thứ hai là các sản phẩm hữu hình có thể cầm, nắm, chạm và cảm nhận được vì nó có khối lượng, trọng lượng và thể tích. Nó không thể số hóa được và là các sản phẩm như: đồ điện tử, đồ điện lạnh, đồ điện gia dụng, các bộ quần áo thời trang, các sản phẩm giày dép, các sản phẩm làm đẹp, mỹ phẩm, nước hoa,...
Một sợi dây xích có rất nhiều mắt xích không thể gỡ bỏ, E-Commerce & Logistics và dịch vụ vận chuyển hàng hóa cũng như vậy, luôn luôn dính chặt lấy nhau khi các hoạt động đặt hàng các sản phẩm hữu hình trên các kênh kinh doanh hàng hóa trực tuyến xảy ra.

B. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng trưởng mạnh
Các khâu của sản phẩm hữu hình như:
tìm kiếm hàng hóa, giao kết hợp đồng, thanh toán,... dẫu cho có thể thực hiện trên môi trường mạng không dây trực tuyến thì các giai đoạn như: vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng luôn luôn thắt chặt với logistics và dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
Chỉ số LPI (Logistics Performance Index - chỉ số năng lực quốc gia về Logistics) do Ngân hàng Thế giới tiến hành nghiên cứu và công bố trong báo cáo mang tên “Kết nối để cạnh tranh - ngành Logistics trong nền kinh tế toàn cầu” thì vào năm 2018, Việt Nam có chỉ số LPI tăng 25 bậc so với năm 2016, đứng thứ 39/160 quốc gia, đứng thứ 3 trong các quốc gia thuộc khối Asean. Với những kết quả tích cực, theo VLA (Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam), ngành Logistics của Việt Nam có thể đóng góp khoảng 5% GDP trong năm 2017 và sẽ có đóng góp GDP cao hơn trong năm 2025.
Với sự lớn mạnh to lớn của lĩnh vực E-Commerce sẽ góp phần to lớn vào cơ hội phát triển lĩnh vực E-Logistics. Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), hiện nay lĩnh vực E-Commerce của Việt Nam tăng trưởng khoảng 35%/năm; doanh số bán lẻ của lĩnh vực E-Commerce trong giai đoạn 2016-2020 ước tính tăng 20%/năm và tổng doanh số bán lẻ của lĩnh vực E-Commerce dự kiến đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Như vậy, các công ty, doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực Logistics phải phát triển các kênh của mình đang có thành các kênh E-Logistics theo hướng chuyên nghiệp hóa để đáp ứng lại số lượng người tiêu dùng đang mua hàng trực tuyến đang ngày càng tăng trưởng cao. Các công ty, doanh nghiệp bán lẻ và công ty, doanh nghiệp E-Commerce đang thực hiện cơ cấu tái cấu trúc hệ thống Logistics của mình, để thích nghi và kịp thời đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú đến từ người tiêu dùng.
Lĩnh vực E-Logistics sẽ phải không ngừng nâng cấp các hoạt động vận chuyển hàng hóa để giảm thiểu chi phí cho hệ thống Logistics với mục đích gia tăng sự cạnh tranh về giá cho hàng hóa, sản phẩm và tạo sự thu hút với người tiêu dùng nhiều hơn vì yếu tố giá rẻ, hợp lý. Năm 2018, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) đã thực hiện khảo sát gián tiếp cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu của dịch vụ vận chuyển hàng hóa sẽ tăng từ 62% đến 200% vào giai đoạn 2018-2020.
C. Xu hướng phát triển của ngành Logistics bị ảnh hưởng bởi sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Hiện nay,
trên 30% các ứng dụng công nghệ thông tin được các công ty, doanh nghiệp Logistics sử dụng là các ứng dụng cơ bản như: hệ thống quản lý giao nhận, kho bãi, trao đổi dữ liệu điện tử, quản lý vận tải, khai báo hải quan (được ứng dụng nhiều nhất từ 75.2% đến 100%) theo kết quả khảo sát được công bố tại Sách trắng Logistics 2018.
Dự báo cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có những tác động vô cùng to lớn đến lĩnh vực Logistics nói chung và công nghệ Logistics mới nói riêng, từ đó dẫn đến tác động đến hình thái kinh doanh về lĩnh vực Logistics của các công ty, doanh nghiệp là phải hướng đến tính khoa học và đòi hỏi sự sáng tạo.
D. Lĩnh vực Logistics đòi hỏi nguồi nhân lực chất lượng cao
Theo VLA cả nước có khoảng hơn 3.000 công ty,
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Logistics (70% có trụ sở tại TPHCM), trong đó có 1.300 công ty, doanh nghiệp đang hoạt động tích cực, 89% đến 100% có vốn trong nước, còn lại là có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong giai đoạn 2017-2020, lĩnh vực Logistics của Việt Nam sẽ cần nguồn nhân lực khoảng 20.000 người chất lượng cao, có trình độ chuyên môn.
Đến năm 2030, số lượng nguồn nhân lực mới cần thêm lên đến 200.000 người có trình độ cao, đáp ứng đủ các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức chuyên môn và trình độ tiếng Anh.
Đến năm 2025, cần khoảng 300.000 người nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn, ICT, tiếng Anh mới đủ đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Tính chung, tổng số nhân lực cần cho các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics là khoảng 1.2 triệu người.
Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng của lĩnh vực này hiện nay tương đối cao.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa E-Commerce & Logistics cũng như là sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực Logistics để từ đó hiểu rõ lĩnh vực Logistics phải thực hiện những bước chuyển mình mạnh mẽ đế đáp ứng kịp nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng. Những bạn trẻ sẽ chuẩn bị được những hành trang trước khi chọn Logistics là nghề nghiệp tương lai của mình.

Quảng cáo

Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019