EU đã cáo buộc Apple vi phạm luật chống độc quyền công nghệ khi hãng được cho là có những hành vi loại trừ các công ty đối thủ khỏi hệ thống thanh toán di động Apple Pay. EU đã chính thức gửi đến Apple một “Tuyên bố phản đối” với quan điểm sơ bộ chỉ ra rằng Apple đã lạm dụng vị trí thống trị trên thị trường để kiềm hãm sự phát triển của các ứng dụng tương tự như Apple Pay.
Theo đó, Ủy ban châu Âu đã phản đối hành vi "ngăn các nhà phát triển ứng dụng ví di động có thể tiếp cận với hệ thống NFC trên các thiết bị của Apple". Theo EU, hành vi này của Apple “khiến người dùng có ít sự lựa chọn và sự đổi mới trong việc sử dụng các phương thức thanh toán di động trên iPhone”.
Về phía Apple, người phát ngôn của công ty, Hannah Smith, cho biết, Apple Pay chỉ là một trong nhiều lựa chọn có sẵn đối với người tiêu dùng châu Âu trong việc sử dụng ví thanh toán điện tử, và công ty vẫn đảm bảo quyền truy cập bình đẳng vào hệ thống NFC trên các thiết bị của Apple trong khi vẫn đảm bảo việc thiết lập các tính năng tiêu chuẩn để bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu của người dùng. Apple vẫn sẽ đảm bảo rằng người dùng hoàn toàn có thể lựa chọn các phương thức thanh toán điện tử khác nếu muốn chứ không chỉ phải sử dụng Apple Pay.
Với những cáo buộc này, EU có thể phạt Apple phải nộp phạt tới 10% doanh thu toàn cầu của công ty (36 tỷ USD), cũng như có thể buộc Apple phải thay đổi cách kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, trên thực tế, Apple vẫn có thể kháng cáo nếu có đủ các bằng chứng thuyết phục.
Theo Theverge
Theo đó, Ủy ban châu Âu đã phản đối hành vi "ngăn các nhà phát triển ứng dụng ví di động có thể tiếp cận với hệ thống NFC trên các thiết bị của Apple". Theo EU, hành vi này của Apple “khiến người dùng có ít sự lựa chọn và sự đổi mới trong việc sử dụng các phương thức thanh toán di động trên iPhone”.
Về phía Apple, người phát ngôn của công ty, Hannah Smith, cho biết, Apple Pay chỉ là một trong nhiều lựa chọn có sẵn đối với người tiêu dùng châu Âu trong việc sử dụng ví thanh toán điện tử, và công ty vẫn đảm bảo quyền truy cập bình đẳng vào hệ thống NFC trên các thiết bị của Apple trong khi vẫn đảm bảo việc thiết lập các tính năng tiêu chuẩn để bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu của người dùng. Apple vẫn sẽ đảm bảo rằng người dùng hoàn toàn có thể lựa chọn các phương thức thanh toán điện tử khác nếu muốn chứ không chỉ phải sử dụng Apple Pay.
Với những cáo buộc này, EU có thể phạt Apple phải nộp phạt tới 10% doanh thu toàn cầu của công ty (36 tỷ USD), cũng như có thể buộc Apple phải thay đổi cách kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, trên thực tế, Apple vẫn có thể kháng cáo nếu có đủ các bằng chứng thuyết phục.
Theo Theverge