Reuters dẫn 3 nguồn tin giấu tên, rằng nếu không có bất ngờ vào phút chót, cơ quan quản lý của Ủy ban châu Âu sẽ chấp thuận cho thương vụ Microsoft mua lại Activision Blizzard diễn ra.
Trái ngược với phía CMA của Anh Quốc với báo cáo sơ bộ điều tra chống độc quyền thương vụ trị giá 68.7 tỷ USD này, phía châu Âu sẵn sàng phê duyệt pha sáp nhập đắt giá nhất thế giới công nghệ, nhờ vào việc Microsoft sẵn sàng ký những thỏa thuận phát hành game dài hạn trên các nền tảng của đối thủ. Trước đó, Microsoft đã ký thỏa thuận để mang Call of Duty lên máy game của Nintendo trong vòng 10 năm tới. Ngay sau đó vài ngày, tuyên bố mới từ Microsoft cho biết vài game Xbox sẽ được phát hành trên nền tảng stream game đám mây GeForce Now.
Đọc thêm: https://tinhte.vn/thread/neu-thuong-vu-thanh-cong-microsoft-se-dua-call-of-duty-len-may-game-nintendo-trong-10-nam.3636626/
Reuters cho biết: “Bên cạnh thỏa thuận phát hành game với các đối thủ cạnh tranh, Microsoft có thể cũng sẽ phải có những biện pháp khác về mặt hành vi để xoa dịu các đối thủ khác, Sony chẳng hạn. Những biện pháp này, hiểu đơn giản, là những hành vi của Microsoft và Activision trong tương lai sau khi sáp nhập thành công.”
Đáp lại thông tin này, người phát ngôn Microsoft cho biết họ “cam kết phát hành một cách bình đẳng Call of Duty lên nền tảng của Sony, Steam, Nvidia và những đơn vị khác để đảm bảo quyền lợi của người chơi và nhà phát triển, đồng thời tăng tính cạnh tranh cho thị trường game.”
Mặc dù có vẻ như đã làm yên lòng các nhà quản lý thị trường châu Âu, Microsoft vẫn đang gặp những rào cản tương tự ở Mỹ và Anh Quốc. Ủy ban thương mại liên bang Mỹ đã khởi kiện Microsoft vài tháng trước để ngăn chặn thương vụ này diễn ra. Còn Nvidia trước khi có thỏa thuận mang game Xbox lên GeForce Now cũng đã lên tiếng phản đối thương vụ, trước khi thay đổi quan điểm.
Cũng cần nhớ, nếu Microsoft vượt qua được những rào cản tại các thị trường lớn, họ sẽ không chỉ sở hữu trong tay con gà đẻ trứng vàng Call of Duty, mà còn cả những cái tên khác như Overwatch, Diablo, World of Warcraft và Starcraft từ Blizzard nữa.
Theo BGR
Trái ngược với phía CMA của Anh Quốc với báo cáo sơ bộ điều tra chống độc quyền thương vụ trị giá 68.7 tỷ USD này, phía châu Âu sẵn sàng phê duyệt pha sáp nhập đắt giá nhất thế giới công nghệ, nhờ vào việc Microsoft sẵn sàng ký những thỏa thuận phát hành game dài hạn trên các nền tảng của đối thủ. Trước đó, Microsoft đã ký thỏa thuận để mang Call of Duty lên máy game của Nintendo trong vòng 10 năm tới. Ngay sau đó vài ngày, tuyên bố mới từ Microsoft cho biết vài game Xbox sẽ được phát hành trên nền tảng stream game đám mây GeForce Now.
Đọc thêm: https://tinhte.vn/thread/neu-thuong-vu-thanh-cong-microsoft-se-dua-call-of-duty-len-may-game-nintendo-trong-10-nam.3636626/
Reuters cho biết: “Bên cạnh thỏa thuận phát hành game với các đối thủ cạnh tranh, Microsoft có thể cũng sẽ phải có những biện pháp khác về mặt hành vi để xoa dịu các đối thủ khác, Sony chẳng hạn. Những biện pháp này, hiểu đơn giản, là những hành vi của Microsoft và Activision trong tương lai sau khi sáp nhập thành công.”
Đáp lại thông tin này, người phát ngôn Microsoft cho biết họ “cam kết phát hành một cách bình đẳng Call of Duty lên nền tảng của Sony, Steam, Nvidia và những đơn vị khác để đảm bảo quyền lợi của người chơi và nhà phát triển, đồng thời tăng tính cạnh tranh cho thị trường game.”
Mặc dù có vẻ như đã làm yên lòng các nhà quản lý thị trường châu Âu, Microsoft vẫn đang gặp những rào cản tương tự ở Mỹ và Anh Quốc. Ủy ban thương mại liên bang Mỹ đã khởi kiện Microsoft vài tháng trước để ngăn chặn thương vụ này diễn ra. Còn Nvidia trước khi có thỏa thuận mang game Xbox lên GeForce Now cũng đã lên tiếng phản đối thương vụ, trước khi thay đổi quan điểm.
Cũng cần nhớ, nếu Microsoft vượt qua được những rào cản tại các thị trường lớn, họ sẽ không chỉ sở hữu trong tay con gà đẻ trứng vàng Call of Duty, mà còn cả những cái tên khác như Overwatch, Diablo, World of Warcraft và Starcraft từ Blizzard nữa.
Theo BGR