F-16V (Viper): Chiến đấu cơ "Rắn lục" đa nhiệm của Lockheed Martin

Frozen Cat
8/4/2024 12:16Phản hồi: 62
F-16V (Viper): Chiến đấu cơ "Rắn lục" đa nhiệm của Lockheed Martin
Tiêm kích F-16V (Viper), hay còn có tên là F-16 Block 70/72, là biến thể mới nhất của chiến đấu cơ đa năng thế hệ thứ tư F-16 Fighting Falcon do Lockheed Martin sản xuất. Dù thuộc thế hệ 4, nhưng F-16V vẫn tích hợp đủ các năng lực tiên tiến như một phần trong gói nâng cấp giúp nó tương tác tốt hơn với các tiêm kích thế hệ thứ 5 như F-35 và F-22.

F-16V có thể được triển khai để trấn áp các nhiệm vụ phòng không của đối phương, tác chiến không đối đất và không đối không cũng như các nhiệm vụ ngăn chặn sâu dưới lòng biển và trên mặt biển. Nó cũng có thể thay đổi vai trò nhiệm vụ trên không, phát hiện và theo dõi các mục tiêu khó tìm thấy, cấp thiết về thời gian trong mọi điều kiện thời tiết. Nó cũng giảm được chi phí hoạt động cho người sử dụng.

Phi đội F-16V được nâng cấp liên tục để nâng cao năng lực và độ hiệu quả trong các tình huống tác chiến phức tạp. Phi đội F-16 sẽ hoạt động cho đến tận năm 2060 hay thậm chí còn xa hơn nhờ các cuộc nâng cấp liên tục về cấu trúc và năng lực của F-16V.

chiec-f-16-block-70-tai-co-so-cua-lockheed-martin-nam-carolina.jpg
F-16V tại Greenville, bang Nam Carolina.

F-16V lần đầu được ra mắt tại Triển lãm Hàng không Singapore hồi tháng 2/2012. Ngoài những máy bay sản xuất mới, các phiên bản F-16 hiện có cũng được nâng cấp nhiều bộ phận. Radar quét mảng điện tử chủ động (AESA) mới trên Viper đã được tích hợp hoàn chỉnh vào tháng 8/2014. Chuyến bay đầu tiên của F-16V được thực hiện tại cơ sở của Lockheed Martin ở Greenville, bang Nam Carolina vào tháng 1/2023.

Buồng lái và hệ thống vũ khí của tiêm kích Viper


Buồng lái trang bị màn hình điện tử tiên tiến của F-16V là sự kết hợp giữa một máy tính nhiệm vụ được nâng cấp và một hệ thống điện tử hàng không khá hiện đại. Chúng bao gồm màn hình màu đa chức năng, màn hình lớn ở trung tâm với độ phân giải cao (CPD), hệ thống tín hiệu gắn trên mũ bảo hiểm và đường truyền dữ liệu có băng thông lớn, tốc độ cao.

Màn hình CPD nâng cao nhận thức tình huống của phi hành đoàn bằng cách hỗ trợ chụp ảnh và xử lý dữ liệu an toàn của chuyến bay theo thời gian thực. F-16 Viper cũng được trang bị chương trình phát tín hiệu hình ảnh được nâng cấp và có thể lập trình được. Nó còn có mạng liên kết dữ liệu chiến trường Link-16 (thường được các nước NATO sử dụng), hệ thống nhận dạng bạn-thù (IFF) và liên lạc vô tuyến ở 3 dải tần số từ cao (HF), rất cao (VHF) đến siêu cao (UHF).

he-thong-man-hinh-dien-tu-trong-buong-lai-cua-f-16-block-70.jpg
Buồng lái của F-16 Viper.

Máy tính nhiệm vụ của F-16V có hiệu năng cao, đem lại hiệu suất tính toán cao hơn cho các hệ thống vũ khí và điện tử hàng không. Đồng thời đem lại khả năng nhận biết tình huống và hiệu suất tấn công không đối không được cải thiện, bên cạnh khả năng nhắm mục tiêu chính xác.

Kiến trúc máy tính dựa trên công nghệ truyền dẫn ethernet gigabit, cho phép điều khiển các màn hình tác chiến điện tử (EW) và hệ thống điện tử hàng không của máy bay.

Chiến đấu cơ tiên tiến này cũng được trang bị hệ thống định vị GPS chính xác và hệ thống tránh va chạm với mặt đất tự động. Chúng cung cấp cho phi công các cảnh báo về một cuộc va chạm sắp xảy ra với mặt đất hoặc trong trường hợp phi công không phản ứng với các tín hiệu thị giác, nó có thể tự điều khiển luôn máy bay để tránh va chạm.

Quảng cáo


mu-bao-hiem-cua-phi-cong-f-16-block-70.jpg Phi công lái tiêm kích Viper với mũ bảo hiểm có gắn hệ thống tín hiệu.

Tiêm kích Viper có ghế phóng US18E của Martin-Baker đem lại khả năng thoát hiểm đạt chuẩn của các tiêm kích thế hệ 5. Ghế có thiết kế kiểu mô-đun giúp dễ bảo trì và chi phí thấp. Nó bao gồm một bộ tuần tự điện tử Martin-Baker, thiết bị bảo vệ cổ và đệm tựa đầu với một dù thoát hiểm IGQ 6000 có đường kính lớn.

F-16V có thể được trang bị nhiều loại tên lửa không đối không (AAM), bao gồm các tên lửa AAM tầm ngắn AIM-9 Sidewinder, Magic II và ASRAAM; nó còn có các tên lửa tầm trung AIM-7, Sky Flash và AIM-120. Ngoài ra các tên lửa AAM hồng ngoại, tầm nhìn xa như AIM-9X, Python IV, AIM-132 ASRAAM và IRIS-T cũng có sẵn.

tiem-kich-f-16-block-70-nhin-tu-phia-truoc.jpg

F-16V còn hỗ trợ tích hợp các tên lửa chống hạm AGM-119/AGM-84/AGM-65G lẫn tên lửa chiến thuật không đối đất AGM-65 Maverick, cũng như bom dẫn đường bằng laser Paveway, bom GBU-15 và hệ thống vũ khí WCMD (một loại tương tự bom chùm).

Radar APG-83 AESA của F-16V cho phép nhắm mục tiêu trong mọi loại thời tiết và đem lại khả năng phát hiện và chụp ảnh các mục tiêu trên đất liền với độ phân giải cao. Radar mảng pha này cho phép áp dụng đồng thời các chế độ tấn công không đối không và không đối đất.

Quảng cáo


chuyen-bay-dau-tien-cua-f-16-block-70-thuoc-khong-quan-slovakia-vao-29-thang-11-2023.webp
Chiếc F-16 Viper của Không quân Slovakia, tháng 11/2023.

F-16V trang bị một động cơ phản lực Pratt & Whitney F100-PW-229 hoặc một động cơ phản lực General Electric F110-GE-129. F100-PW-229 có lực đẩy 129,4 kN, còn F110-GE-129 tạo ra lực đẩy tới 131,22 kN, giúp đạt tốc độ tối đa Mach 2 (2.469 km/giờ) và phạm vi bay 3.222 km.

Một số nước đang sử dụng F-16V


Không quân Mỹ (USAF) đã trao hợp đồng mua bán vũ khí nước ngoài (FMS) cho Lockheed Martin để nâng cấp 134 máy bay F-16 lên phiên bản F-16V hồi tháng 11/2016. Ngoài ra Lockheed Martin còn nhận được hợp đồng trị giá 1,12 tỷ USD từ Chính phủ Mỹ để phát triển 16 máy bay F-16V cho Không quân Bahrain vào tháng 6/2018, Bahrain là khách hàng đầu tiên nhận phiên bản mới của F-16. Chiếc F-16V đầu tiên đã được giao cho Bahrain vào tháng 3/2023.

hai-chiec-f-16-block-70-danh-cho-bahrain-tai-can-cu-khong-quan-edwards.jpg
F-16V của Không quân Hoàng gia Bahrain.

Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) đã phê duyệt thương vụ bán 8 máy bay chiến đấu F-16 Viper cho Bulgaria trị giá 1,67 tỷ USD. Vào tháng 6/2021, DSCA phê duyệt tiếp việc bán máy bay F-16V và các thiết bị liên quan với chi phí ước tính là 2,43 tỷ USD cho Philippines.

Hy Lạp đã nhận được lô F-16V đầu tiên cho Không quân nước này vào tháng 9/2022. Đến tháng 8/2023, nước này nhận được chiếc tiêm kích F-16V thứ 10 của mình. Tại Đông Âu, hai tiêm kích F-16V đầu tiên đã được bàn giao cho Slovakia vào tháng 1/2024.

Các nhà thầu tham gia chính


Tháng 3/2021, Lockheed Martin đã ký hợp đồng với L3Harris Technologies để phát triển hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến nhằm bảo vệ F-16 khỏi các mối đe dọa điện tử và radar ngày càng tăng. Lockheed Martin và công ty WZL-2 của Ba Lan cũng ký kết thỏa thuận nhằm cung cấp dịch vụ hỗ trợ liên tục cho các máy bay F-16 của Ba Lan vào tháng 6/2021.

Vào tháng 1/2021, Northrop Grumman đã được USAF chọn để hoàn thiện hệ thống EW, thay thế các hệ thống EW cũ trên phi đội F-16 của họ. Sau đó vào tháng 5/2022, USAF đã ký hợp đồng với Northrop Grumman để phát triển Gói Tác chiến Điện tử Viper Tích hợp AN/ALQ-257 (IVEWS).

minh-hoa-tiem-kich-f-16-block-70-cua-jordan.jpg

Tháng 8/2023, Amentum nhận được hợp đồng trị giá 818 triệu USD để hỗ trợ và hiện đại hóa phi đội F-16 của Hải quân Hoa Kỳ, họ sẽ cung cấp các giải pháp kỹ thuật, bảo trì và hậu cần cho máy bay F-16 đóng tại Trạm Không quân Hải quân Fallon, Nevada.

Lockheed Martin dự kiến giao khoảng 19-21 chiếc trong năm 2024 và số lượng đơn đặt hàng vẫn tiếp tục tăng lên. Sau 50 năm kể từ chuyến bay đầu tiên, rõ ràng tiêm kích F-16 vẫn đang được phát triển không ngừng. Hoạt động thử nghiệm cũng được diễn ra liên tục để đảm bảo Viper luôn dẫn đầu về công nghệ chiến đấu cơ. Bất chấp tuổi đời và chiếc F-35 thế hệ thứ 5 đang nổi lên, sự quan tâm của khách hàng đối với F-16 không hề có dấu hiệu giảm đi.

Theo AT.
62 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Dáng dấp hao hao Dassault Rafael Bennitez ha
@macinPhone Một con cánh mũi: con cánh đuôi : zống kiễu gì bạn:
chữa kễ con DaRal ra đời sau :
nó kiễu như xe hơi thôi
Dịch vụ hậu mãi bán hàng lâu dài và giá rẽ: thì nó sống dai
F16 giờ nó là chim mồi cho bọn chuyễn đỗi
hiến máu cho mễu đế
@PhươngNguyễn (GaRiHp) vậy thì cho hỏi SU hay MIG có gì xịn ko ta =))
à mà USA OÁNH KINH TẾ cho NGA NGỐ/TÀU NGẬM MỎ KHÔNG KỊP kìa
BỢ ĐÍT nhưng TAY CHÂN NÃO TIM VẪN HƯỚNG VỀ USA. Không tin ra lsq/dsq usa ở xứ đông lào mà xem bọn DLV 47 đang Xếp Hàng kia haha
@PhươngNguyễn (GaRiHp) vậy là ko nên mua f16 ah bác?
Nói về đa nhiệm và đc dùng nhiều nhất chắc k thể qua nổi F18
@macinPhone F18 chủ yếu hải quân Mỹ sài còn thằng F16 này đa nhiệm từ âu sang á. Từ Hàn Nhật Indo đều sài hết nên không chắc đâu bạn.
@macinPhone F18 là áp chế tác chiến điện tữ: thì rõ là đã nhiệm hơn 16 : kkkk
@macinPhone Cái này sai.
F18 là tiêm kích hạm, sử dụng chính là không quân hải quân trên tàu sân bay
F16 là tiêm kích đa năng hạng nhẹ 1 động cơ, mới là mẫu máy bay mà Mỹ xuất khẩu nhiều
Con này mà gửi cho Ukraina thì tầm 1 tuần thôi sẽ chiếm được quảng trường Đỏ !
@ducleminh Rồi làm dc vkhn để trưng bay ah mà không cho đem doạ
Ryo116
TÍCH CỰC
7 tháng
@grozar bắn đc vài con Tank loại biên thập niên 60 quá trời tự hào
TK21 là thời của Drone ko phải Tank
@Nguyễn_Văn_Triệu Mỹ là thằng muốn Nga đánh U nhất. Viện trợ cái cái con khỉ gì
@Ryo116 M1A1, Leopard 2 nào loại biên thập niên 60 vậy, ít kiến thức thì bớt thể hiện 😆
Không viện trợ không tiền, t rút quân ko đánh nữa
Cái máy bay quỷ gì đây ae? Mới thấy nó bay nhìn đẹp ghê
20240408-143105.jpg
20240408-143136.jpg
@Frozen Cat Làm sát cái sân bay quân đội. Bữa ngồi coi nó bay tập hay sao mà cũng 5 bảy chiếc nhìn giống giống kiểu f35 hay gì đó lượn lên xuống cả buổi
@Rock and Road Quân kỳ của nhật đó bạn
IMG-4151.png
@Communism Dạ
@Communism Đồ Nhựt xài, là chấm đỏ.
2405 DPTrJkvUIAAEP3-.jpg
máy bay với chi phí bảo dưỡng tối ưu ,phụ tùng "lềnh khênh",tuổi thọ cao ,hệ thống hoả lực tích hợp ,bạn mua nó bạn không phải nằm đất chờ phụ tùng ,phụ tùng là thứ mà ngta ngán nhất khi mua sắm "đồ chơi"
Đồ chơi của Mỹ chất thật nhưng chi phí rất cao so với máy bay cùng loại của Nga. x2 x3 chưa kể phụ tùng bảo dưỡng và tích hợp hệ thống phức tạp.
@8Keo tại nó xem tính mạng đồng bào rẻ nên chết ngàn người để đổi 1 con máy bay là ngạo nghễ rồi =))
@8Keo Ko chút xíu đâu ạ! Mua máy bay kèm vũ khí đã 121tr rồi chưa kể sân bãi bảo dưỡng phải theo chuẩn nó!
Su35 chỉ tầm 80tr thôi mà chắc chắn bảo dưỡng dễ hơn, sân bãi các thứ đơn giản! Còn độ bền khung thân là do cách tính!
F16 so với mig27 cùng thời tỷ lệ tan nạn cao hơn hẳn trung bình 1 tháng rơi 1 con!
@8Keo Thất bại vẫn mãi là thất bại phải đi lôi cái trò đếm xác 😃
Ryo116
TÍCH CỰC
7 tháng
@MysticForce "đếm xác" nói mỉa mai xúc phạm những người nằm xuống thế ?
mạng người luôn quý hơn dăm 3 cái cục sắt biết bay, đừng lấy đó mà tự hào mãi
VCL, tinhte bữa nay còn ban cụm "bodo" mới VCL 😁
Tăng Mỹ ở Ukr được treo 10 tr rup thì F16 sang phải treo 30 triệu rup.
Rồi lắm ô xong chiến trang Nga vs Ukr lại sớm thành tỷ phú thôi.
Thấy bẩu Mỹ rút hết tăng về, cấm Ukr mang ra chiến trường rồi.
@Canon100is Gửi có 31 chiếc M1A1 hàng thải sang, rút xong đem ra bãi nằm cũng thế, tốn tiền 😆
@grozar Nằm bãi ngon mà đỡ mất uy tín hàng hịn bị nga ngố nó bóp dé. Thà để nhà quay top top doạ ma còn hơn bị nổ bùm bùm bằng máy con uav rẻ tiền thì ai dám mua. khè được ai nữa.
Không biêt có bị bê bối như boeing k nhỉ
@nguyenvietthe Thằng nào cũng bê bối thôi, trước đây ngành oto 1 thời sóng gió.
Chẳng qua là "có đồng chí bị lộ và đồng chí chưa bị lộ thôi".
@8Keo cười vl đồng chí chưa lộ ! 😆))
Chiến đấu cơ thì thực chiến ko biết ntn chứ còn xe tăng cả triệu đô mà bị con UAV có 500 USD bắn cháy tan tành 😆 nhìn dàn tank ở Ukca phơi xác mà phát chán 😃)
Ryo116
TÍCH CỰC
7 tháng
@chuthoong610 T90m thuộc hàng tank hiện đại bật nhất cũng phơi xác chứ nói gì mấy con M1, Leopard
TK21 ưu thế thuộc về UAV

Ngay cả con Su35 cũng bị húp bởi Stinger vốn chỉ để bắn trực thăng, UAV

Vũ khí xịn nhưng chiến thuật phải hiệu quả, sai lầm vẫn đem đắp chiếu thôi https://dantri.com.vn/the-gioi/nga-thua-nhan-su-dung-su-35-sai-lam-dan-toi-ton-that-tai-ukraine-20240319173132078.htm
@Ryo116 Chuyên gia nào nói gì lạ thế! Su35s rơi có 1 chiếc hồi đầu chiến dịch do lỗi phi công chứ làm gì bởi Stinger nào?
LM là trùm mà. mấy anh hàng xóm với ấn cũng đang mày mò để tự sản. kinh thật.
Quá khủng
Trên giấy, lý thuyết hoành tráng hơn thực chiến.
Năng lực sản xuất kém, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Chuẩn bị được chiêm ngưỡng khả năng thực chiến trên bầu trời U quốc rồi còn gì!
Đến lúc đấy hay dở mới biết đc!
chị Mỹ Lan mua dc bao nhiêu máy bay này nhỉ - anh em tính hộ luôn cả vũ khí, chi phí đào tạo bảo dưỡng . . . . . tiền bia, tiền bao luôn nha ;)
Yêu quá

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019