Sau 20 tháng nằm yên trên mặt đất thì những chiếc Boeing 737 MAX sắp được bay trở lại. FAA đã vừa ban hành chỉ thị về độ tin cậy hàng không từ đó dỡ bỏ lệnh cấm bay đối với dòng máy bay này kể từ tháng 3 năm 2019 sau 2 vụ tai nạn chết người. Tính đến hiện tại có hơn 800 chiếc 737 MAX đang bất động vì lệnh cấm bay.
Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) sẽ thông báo chi tiết về những nâng cấp về phần mềm cũng như những thay đổi về quy trình đào tạo mà Boeing đề nghị để đảm bảo 737 MAX được trở lại bầu trời sau thời gian đình bay dài nhất trong lịch sử hàng không thương mại.
Các hãng hàng không Mỹ sẽ được phép tái khai thác 737 MAX một khi Boeing hoàn tất cập nhật phần mềm, trang bị phần cứng mới trên từng máy bay và phi công phải được đào tạo lại bằng buồng mô phỏng. American Airlines sẽ là hãng hàng không đầu tiên tại Mỹ tái khai thác 737 MAX với chuyến bay đầu tiên vào ngày 29 tháng 12 tới. Trong khi đó Southwest Airlines - hãng hàng không đang sở hữu nhiều 737 MAX vẫn đợi đến quý 2 năm sau.
Quyết định gỡ bỏ lệnh cấm bay của FAA là kết quả sau quá trình làm việc dài hơi giữa tổ chức này và các cơ quan quản lý an toàn hàng không trên thế giới. FAA cho biết: "Những cơ quan này đã chỉ ra rằng những thay đổi về thiết kế của Boeing cùng với những thay đổi về thủ tục, cải tiến về đào tạo cho phi hành đoàn sẽ khiến họ tự tin phê chuẩn an toàn cho 737 MAX hoạt động tại các quốc gia và khu vực họ quản lý."
Cơ quan hàng không liên bang Mỹ (FAA) sẽ thông báo chi tiết về những nâng cấp về phần mềm cũng như những thay đổi về quy trình đào tạo mà Boeing đề nghị để đảm bảo 737 MAX được trở lại bầu trời sau thời gian đình bay dài nhất trong lịch sử hàng không thương mại.
Các hãng hàng không Mỹ sẽ được phép tái khai thác 737 MAX một khi Boeing hoàn tất cập nhật phần mềm, trang bị phần cứng mới trên từng máy bay và phi công phải được đào tạo lại bằng buồng mô phỏng. American Airlines sẽ là hãng hàng không đầu tiên tại Mỹ tái khai thác 737 MAX với chuyến bay đầu tiên vào ngày 29 tháng 12 tới. Trong khi đó Southwest Airlines - hãng hàng không đang sở hữu nhiều 737 MAX vẫn đợi đến quý 2 năm sau.
Quyết định gỡ bỏ lệnh cấm bay của FAA là kết quả sau quá trình làm việc dài hơi giữa tổ chức này và các cơ quan quản lý an toàn hàng không trên thế giới. FAA cho biết: "Những cơ quan này đã chỉ ra rằng những thay đổi về thiết kế của Boeing cùng với những thay đổi về thủ tục, cải tiến về đào tạo cho phi hành đoàn sẽ khiến họ tự tin phê chuẩn an toàn cho 737 MAX hoạt động tại các quốc gia và khu vực họ quản lý."
Thực vậy, con đường trở lại bầu trời của 737 MAX cũng đang được thúc đẩy bởi cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (EASA). Cấc nhà làm luật tại đây dự kiến sẽ ký hoàn tất đánh giá an toàn bay cho 737 MAX ngay trong tháng 11 này.
Động thái này diễn ra sau các phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ về 2 vụ tai nạn liên quan đến 737 MAX làm chết 346 người. FAA đã bị chỉ trích vì giám sất lỏng lẻo trong khi Boeing vì vội vàng triển khai hệ thống phần mềm mới mà đã đặt lợi nhuận lên trên sự an toàn. CEO Dennis Muilenburg cũng đã bị sa thải sau loạt sự cố này.
Giới điều tra đã tập trung vào hệ thống MCAS - một phần mềm máy tính được thiết kế để khiến chiếc 737 MAX bay ổn định, chống thất tốc. 737 MAX có động cơ lớn hơn từ đó cho hiệu quả nhiên liệu tốt hơn nhưng do thiết kế thân máy bay, càng hạ cánh không đổi thành ra Boeing buộc phải đặt động cơ ở vị trí khác để đảm bảo khoảng cách an toàn giữa động cơ và mặt đất. Điều này khiến đặc tính khí động học của 737 MAX không còn giống với các thế hệ 737 trước, nó dễ nâng phần mũi lên cao hơn và MCAS là thứ cần có để chủ động bù trừ, tránh thất tốc. Tuy nhiên, trong 2 vụ tai nạn, cảm biến góc tấn AoA đã khiến MCAS hoạt động sai lệch từ đó khiến cả 2 chiếc máy bay của Lion Air và Ethiopian Airlines chúi mũi lao xuông đất.
Nghiêm trọng hơn là các phi công dường như không kịp phản ứng và gặp khó khăn để có thể kiểm soát chiếc máy bay. Công tác đào tạo phi công luôn phát sinh nhiều chi phí cho các hãng hàng không và để chứng minh 737 MAX là một dòng máy bay mang lại lợi nhuận lớn thì ngoài động cơ hiệu quả hơn, Boeing đã báo với các hãng hàng không rằng họ không cần phải tái đào tạo phi công 737 để bay 737 MAX. Các phi công thực tế đã không được biết về MCAS, hoạt động đào tạo để bay 737 MAX thậm chí chỉ diễn ra qua iPad và khi sự cố xảy ra, họ lúng túng khi xử lý.
FAA buộc Boeing phải cải tiến phần mềm MCAS để nó không còn liên tục tự động hạ mũi máy bay xuống để chống thất tốc nữa. Thêm vào đó, phần mềm sẽ không xâm phạm đến khả năng kiểm soát của phi công như trước đây. Hệ thống màn hình mới cũng được lắp đặt cho phi công và hệ thống dây điện dẫn đến cánh ổn định ngang sau đuôi cũng được thiết kế lại để giảm thiểu tối đa các khả năng khiến MCAS lỗi.
Theo yêu cầu của EASA, Boeing đã đồng ý trang bị thêm một cảm biến tổng hợp để dự phòng cho khả năng cảm biến góc tấn hoạt động sai lệch. Cảm biến này sẽ được trang bị trước tiên trên biến thể 737 MAX 10, dòng 737 MAX 7 và MAX 8 sẽ được gắn thêm sau đó. Ngoài ra, phi công sẽ có thể tắt cảnh báo stick shaker (cảnh báo làm rung cần yoke) để tránh mất tập trung trong tình huống khẩn cấp.
FAA đã hoàn tất hoạt động bay thử nghiệm tái phê chuẩn 737 MAX hồi mùa hè qua. Do tác động của COVID-19 thì EASA chỉ mới hoàn tất thủ tục tương tự trong tháng 11 này thông qua Canada. Ban đánh giá các hoạt động phối hợp với sự giám sát của các nhà điều hành đến từ Canada, châu Âu, Brazil và Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các thử nghiệm mô phỏng từ đó đưa ra những yêu cầu đào tạo cho phi công bay 737 MAX.
Quảng cáo
CEO hiện tại của Boeing - David Calhoun cho biết: "Những sự kiện và bài học mà chúng tôi có được đã khiến chúng tôi tái định hình công ty và tập trung nhiều hơn vào những giá trị cốt lõi về an toàn, chất lượng và nhất quán."
Khó khăn vẫn chưa kết thúc với Boeing bởi ngoài khủng hoảng 737 MAX, hãng còn phải đối mặt với đại dịch COVID-19 - thứ đang gây thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp hàng không. Doanh số bán của Boeing giảm mạnh, hơn 1000 đơn đặt hàng MAX đã bị hủy trong khi hơn 400 chiếc đã sản xuất chưa thể giao cho khách hàng. Mỗi chiếc có giá niêm yết từ 99 đến 135 triệu đô.
Theo: Boeing; Aljazeera; Reuters