Giải Nobel Y sinh năm nay: Tôn vinh 2 nhà khoa học giúp loài người hiểu hơn về nhiệt độ và xúc giác

Hassler
4/10/2021 11:18Phản hồi: 16
Giải Nobel Y sinh năm nay: Tôn vinh 2 nhà khoa học giúp loài người hiểu hơn về nhiệt độ và xúc giác
Chiều nay ủy ban Nobel đã công bố giải Nobel về Y sinh và khác với nhiều kì vọng về 1 giải thưởng dành cho các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển vaccine mRNA để chống lại đại dịch, giải thưởng năm nay dành để tôn vinh khám phá về nhiệt độ và xúc giác của 2 nhà khoa học David Julius và Ardem Patapoutian.

Dù loài người đã hiểu được cơ chế cảm nhận nhiệt độ nhưng vẫn chưa rõ cách tái hiện cơ học có giúp hiểu hơn gì về cơ chế của xúc giác hay không. Việc giúp hiểu hơn khả năng con người cảm nhận sự thay đổi về nhiệt độ nóng lạnh và về xúc giác được đánh giá giúp loài người hiểu hơn quá trình tồn tại của con người vì đây là nền tảng của việc con người tương tác với thế giới xung quanh mình. Hai nhà khoa học này đã đặt nền móng cho các thiết bị cảm biến nhiệt học và cơ học, được đánh giá có khả năng đưa ra các tiềm năng y học trong tương lai bởi việc hiểu hơn về xúc giác có thể làm sáng tỏ cách giảm đau mạn tính hay cấp tính của các dạng bệnh, chấn thương, từ đó sẽ có thể sẽ đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp.

nobel-1.jpg

Được biết ông David đã dùng capsaicin, là 1 hợp chất cay từ ớt, để gây cảm giác nóng nhằm xác định đầu dây thần kinh của da phản ứng với nhiệt như thế nào. Ông và các đồng nghiệp đã tạo nên 1 thư viện với hàng triệu mảnh ADN liên quan đến các gene có liên quan đến tế bào thần kinh phản ứng lại các cảm giác như đau, nhiệt độ hay xúc giác. Và từ đó ông phát hiện ra gene chính có tên TRPV1, là dạng gene cảm nhận nhiệt được kích hoạt khi nhiệt độ được coi là cói khả năng gây đau.

Còn ông Ardem đã dùng tế bào nhạy cảm với áp suất để khám phá ra 1 dạng phản ứng khác với kích thích cơ học trên da và cơ quan nội tạng. Ông đã đặt tên cho gene này là Piezo1, dựa theo từ áp suất của tiếng Hy Lạp (Piesi), Sau đó ông tiếp tục phát hiện ra 1 gene khác đặt tên Piezo2 và theo nghiên cứu 2 gene này là những thứ mang ý nghĩa tiên quyết trong việc cơ thể cảm nhận vị trí và cử động, kiểu như "hiểu được vị trí của mình ở đâu trên thế giới này" vậy.

nobel-2.jpg

Năm nay tiếp tục là năm thứ 2 giải không được trao trực tiếp vì đại dịch vẫn còn đang rất phức tạp. Mong là đến năm sau khi dịch đã êm những giải thưởng như thế này sẽ được trao trực tiếp cho những nhà khoa học.


Tham khảo Nobel Prize
16 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

đúng là đáng chúc mừng cho các nhà Khoa học mà 😁
Nghe có vẻ đơn giản nhưng cực kỳ phức tạp và chắc là ứng dụng thực tế về sau rất nhiều trong điều trị bệnh. Giải Nobel vẫn theo mô-típ quen thuộc người thắng giải là một nhà khoa học người Mỹ và một nhà khoa học nhập cư vào nước Mỹ (Armenia)
@zetbluez miễn sao thành tựu đó có ý nghĩa cho nhân loại là được
@zetbluez Bạn làm như mô-típ bầu cử ở thiên đường hả?
@Phức Hợp Đại ka, em khen đó anh. Khen sự linh động và tinh thần của nước Mỹ. Tay nhanh hơn não.
nên trao cho WHO khi khi tổ chức đó phát biểu đầu năm 2020: cúm Wuhan ko lây từ người sang người.
ZeusFate
TÍCH CỰC
3 năm
Mình còn chẳng biết nhiệt độ là gì nữa. Chỉ biết nó là dạng năng lượng. Lấy vd như 1 thanh nhôm được truyền nhiệt thì năng lượng đó được lưu trữ dưới dạng nào. Sự truyền nhiệt ở mức nhiệt -100 đến 0 có khác 0 đến 100 hay không. Nhờ các bác vật lý vào giải đáp giúp
traitay95
TÍCH CỰC
3 năm
@ZeusFate Năng lượng lưu trữ ở dạng chuyển động của phân tử. -100 đến 0 và đến 100 thì không tuyến tính nhe
Đơn giản k có giải về vx là vì vx hiện tại chưa phải là dạng cơ bản như các loại khác (vì thời gian nghiên cứu, thử nghiệm và độ hiệu quả chưa đạt cao, trong khi chưa dc WHO phê duyệt xếp vào loại vx cơ bản, chỉ mới ở dạng khẩn cấp). Chỉ sợ vài năm nữa những ai đã chích vx covid thì biến thành zombie hết, lúc đó chẳng biết nói gì. Dù sao các thành tựu bên trên phải nói là đáng ngưỡng mộ, mong thế giới sẽ có nhiều giải về y khoa giúp chữa bệnh tốt hơn, đại loại như HIV, Ung thư, ....
@makhanhtruong2018 Người ta đang nghiên cứu thuốc trị ung thư và vaccine HIV bằng mRNA. Nếu như những thuốc đó mà thành công nữa thì cái mRNA dễ đoạt giải Nobel.
Bây giờ mà trao giải Nobel cho vaccine covid mRNA thì lại hạ thấp vai trò của các vaccine khác. Nên người ta còn chần chừ.
sâu hơn về mảng này chắc nhờ anh @tvhieu.hcmus chia sẻ 😃
traitay95
TÍCH CỰC
3 năm
Vậy có những loại thuốc giảm đau mạnh mà không gây nghiện như morphine
mrHz
CAO CẤP
3 năm
Con người vẫn đang nghiên cứu về cơ thể của mình, cứ mỗi phát hiện lại cho ra điều mới mẻ. Cấu trúc sinh học của con người là hoàn hảo và tiến hoá nhất trái đất, nhưng đạo đức thì chiều ngược lại
hakatu
ĐẠI BÀNG
3 năm
Phát hiện ra các DNA này rất quan trọng, có thể sử dụng các công cụ như CRISPR hoặc chất hóa học khác để giảm đau
Hyper But
TÍCH CỰC
3 năm
Chúc mừng 02 nhà khoa học. Có thể năm sau sẽ tôn vinh các thành tựu về chữa trị Covid 19 chăng
hóng 1 bài phân tích chuyên sâu

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019