Hôm nay ngày 19.06.2012, Microsoft giới thiệu với thế giới chiếc máy tablet được gọi là SURFACE.
Trong lịch sử của Microsoft thì Surface là tên gọi cho một cái bàn cảm ứng (multitouch table), trị giá khoảng 20k USD. Hôm nay, Microsoft dùng chính cái tên Surface lại lần nữa để định nghĩa 1 chiếc máy tablet chạy Windows 8, sử dụng màn hình và công nghệ cảm ứng. Có lẽ Microsoft muốn nhấn mạnh đến hiệu năng và giao tiếp giữa người và máy, để cho việc tương tác và làm việc với máy tính dùng hệ điều hành windows dễ dàng và trực quan hơn bao giờ hết.
Tablet Surface chạy hệ điều hành Windows 8, giao tiếp với người dùng thông qua màn hình cảm ứng và bàn phím cảm ứng. Surface có 2 phiên bản demo trong buổi giới thiệu để ta có cái nhìn tổng quan:
Theo ý kiến chủ quan của mình thì phiên bản chạy chip Intel mới đáng chú ý vì nó như 1 chiếc Ultrabook theo tiêu chuẩn của Intel nhưng lại trong hình dáng của 1 chiếc Tablet, với sức mạnh của 1 PC (Personal Computer) thông thường. Microsoft gọi nó là "Tablet is a PC, PC is a Tablet".
Phía sau máy có 1 chân đế gọi là KICKSTAND, bật ra khi người sử dụng muốn để máy đứng 1 góc 45°-60° (mình suy đoán). Theo như giới thiệu thì chân đế này được thiết kế bật ra, bật vô sẽ đơn giản và có tiếng kêu như mở đóng cửa xe hơi (xe ô tô). Máy có cổng USB 3.0 chuẩn.
Microsoft cũng giới thiệu cái cover dành cho Surface. Cái này mới là đặc biệt vì cover của nó là 1 bộ cảm ứng luôn. Có 2 loại cover: Touch Cover và Type Cover.
Phiên bản chạy Win 8 Pro có cổng Display Port để nối ra màn hình chính. Lúc này chiếc tablet trở thành 1 máy tính thực sự với sức mạnh của bộ xử lý Intel core-i5 (Ivy Bridge). Demo cho thấy việc chạy phần mềm quản lý ảnh Light Room 4.0 của Adobe, chứng tỏ sức mạnh xử lý của 1 chú tablet nhỏ con nhưng có sức mạnh phi thường.
Surface còn có bút cảm ứng đi kèm. Bút cảm ứng của Surface cũng đặc biệt không kém. Theo như mình hiểu trong buổi giới thiệu thì màn hình cảm ứng của Surface có 2 thiết bị số hóa (Digitizer) để đọc cảm ứng. Có 1 Layer (tạm dịch Lớp) để nhận biết khi nào chiếc bút đang hoạt động trên màn hình thì bộ cảm ứng dành cho ngón tay với màn hình sẽ bị vô hiệu hóa và lúc này Digital Ink sẽ được kích hoạt để hoạt động với bút cảm ứng và hiển thị lên màn hình. Khoảng cách nhận biết giữa bút và màn hình là 0.7mm. Bút được gắn ở bên cạnh máy bằng từ tính (gọi nôm na là cho nó hít dính vào máy bằng nam châm)
Với việc ra đời chiếc Tablet chạy windows 8 này, Microsoft đã gói gọn sức mạnh xử lý của những chiêc máy tính PC vào 1 chiếc Tablet và cùng với ý tưởng Touch Cover và Type Cover, tablet lại trở thành 1 chiếc laptop nhỏ gọn thông thường.
-> Một trải nghiệm mới với sức mạnh và tính cơ động cao.
Trong lịch sử của Microsoft thì Surface là tên gọi cho một cái bàn cảm ứng (multitouch table), trị giá khoảng 20k USD. Hôm nay, Microsoft dùng chính cái tên Surface lại lần nữa để định nghĩa 1 chiếc máy tablet chạy Windows 8, sử dụng màn hình và công nghệ cảm ứng. Có lẽ Microsoft muốn nhấn mạnh đến hiệu năng và giao tiếp giữa người và máy, để cho việc tương tác và làm việc với máy tính dùng hệ điều hành windows dễ dàng và trực quan hơn bao giờ hết.
Tablet Surface chạy hệ điều hành Windows 8, giao tiếp với người dùng thông qua màn hình cảm ứng và bàn phím cảm ứng. Surface có 2 phiên bản demo trong buổi giới thiệu để ta có cái nhìn tổng quan:
1. Sử dụng chip ARM (Nvidia) thì chạy Windows 8 RT
2. Sử dụng chip Intel thì chạy Windows 8 Pro
Phía sau máy có 1 chân đế gọi là KICKSTAND, bật ra khi người sử dụng muốn để máy đứng 1 góc 45°-60° (mình suy đoán). Theo như giới thiệu thì chân đế này được thiết kế bật ra, bật vô sẽ đơn giản và có tiếng kêu như mở đóng cửa xe hơi (xe ô tô). Máy có cổng USB 3.0 chuẩn.
Microsoft cũng giới thiệu cái cover dành cho Surface. Cái này mới là đặc biệt vì cover của nó là 1 bộ cảm ứng luôn. Có 2 loại cover: Touch Cover và Type Cover.
- Touch Cover là 1 cover (đương nhiên!!) nhưng cái hay là nó có cảm ứng để trở thành 1 cái bàn phím cảm ứng.
- Type Cover là 1 cover cứng, có bàn phím và bàn rê chuột luôn trên đó, mỏng khoảng 3mm.
Cover kết nối với thân máy bằng 1 mối giao tiếp bằng từ tính ở cạnh dọc của máy. Cover này có tốc độ nhận biết cảm ứng nhanh hơn bất kỳ thiết bị cảm ứng nào trước đây (theo Microsoft-tui dịch). Trong máy có gia tốc kế để nhân biết khi nào cái cover đang được lật về phía sau thì cảm ứng trên cái cover sẽ bị disable (để tránh việc ngón tay chạm vào phím trên cover).Phiên bản chạy Win 8 Pro có cổng Display Port để nối ra màn hình chính. Lúc này chiếc tablet trở thành 1 máy tính thực sự với sức mạnh của bộ xử lý Intel core-i5 (Ivy Bridge). Demo cho thấy việc chạy phần mềm quản lý ảnh Light Room 4.0 của Adobe, chứng tỏ sức mạnh xử lý của 1 chú tablet nhỏ con nhưng có sức mạnh phi thường.
Surface còn có bút cảm ứng đi kèm. Bút cảm ứng của Surface cũng đặc biệt không kém. Theo như mình hiểu trong buổi giới thiệu thì màn hình cảm ứng của Surface có 2 thiết bị số hóa (Digitizer) để đọc cảm ứng. Có 1 Layer (tạm dịch Lớp) để nhận biết khi nào chiếc bút đang hoạt động trên màn hình thì bộ cảm ứng dành cho ngón tay với màn hình sẽ bị vô hiệu hóa và lúc này Digital Ink sẽ được kích hoạt để hoạt động với bút cảm ứng và hiển thị lên màn hình. Khoảng cách nhận biết giữa bút và màn hình là 0.7mm. Bút được gắn ở bên cạnh máy bằng từ tính (gọi nôm na là cho nó hít dính vào máy bằng nam châm)
Với việc ra đời chiếc Tablet chạy windows 8 này, Microsoft đã gói gọn sức mạnh xử lý của những chiêc máy tính PC vào 1 chiếc Tablet và cùng với ý tưởng Touch Cover và Type Cover, tablet lại trở thành 1 chiếc laptop nhỏ gọn thông thường.
-> Một trải nghiệm mới với sức mạnh và tính cơ động cao.