Thành danh khá muộn trên văn đàn Việt Nam với những tác phẩm văn học giá trị, lần này đại tá - nhà báo - nhà văn Sương Nguyệt Minh cho ra mắt độc giả yêu văn chương tập bút kí “Trường Sa kì vĩ và gian lao”. Tác phẩm thuộc tủ sách “Biển đảo Việt Nam” là tập hợp 22 bút kí ấn tượng viết về quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc: Trường Sa thân yêu với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ cùng hình ảnh người lính đảo tuy bình dị nhưng anh dũng, kiên cường, tiếp nối truyền thống yêu nước bất khuất từ thế hệ cha ông.
Tập bút kí giàu thông tin thực tế và tính thời sự nóng hổi
Mở đầu tập bút kí là những bài giới thiệu dưới lòng đại dương xung quanh quần đảo Trường Sa là một “kho báu khổng lồ” được thiên nhiên ban tặng với tiềm năng kinh tế biển là nhiều loại hải sản quý và lượng dầu mỏ, khí đốt lớn. Đó cũng là nguyên nhân khiến “Trung Quốc vẽ đường lưỡi bò 9 đoạn, hòng cướp trắng Biển Đông của nước ta cũng chẳng có gì là khó hiểu!”. Ngoài những ưu đãi của tự nhiên, cuốn sách đi sâu miêu tả cuộc sống của con người, chủ yếu là người lính sống, lao động, chiến đấu và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tác giả hé mở chân thực và sinh động những khó khăn, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần mà những chiến sĩ hải quân đã trải qua. Nhưng vượt lên trên tất cả là sự vững vàng, kiên trì và lòng dũng cảm phi thường của các anh, đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt cũng như sự rình rập của những “vật thể lạ” xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Hàng ngày vẫn diễn ra những trận diễn tập phòng thủ quyết liệt của cán bộ và chiến sĩ biển đảo.
Tác phẩm mang đậm giá trị văn chương
Tuy là tập bút kí thiên về ghi lại sự việc, con người, cảnh vật…ở Quần đảo Trường Sa, ít phóng túng triền miên nhưng “Trường Sa kì vĩ và gian lao” vẫn hàm chứa những giá trị văn chương nhất định. Tập sách xuất hiện nhiều câu văn, hình ảnh đẹp, những so sánh độc đáo về thiên nhiên cũng như con người nơi Trường Sa với vẻ đẹp lãng mạn và thơ mộng. Người đọc dễ dàng bắt gặp những câu văn như: “mặt trời như cái nong đỏ rực đang từ từ chui từ dưới biển lên”, “biển phẳng lặng như tấm gương khổng lồ”, “nhìn từ xa nhà giàn DK1 như một bông hoa hướng dương vàng rực đội nước vươn lên trời xanh”, “rạn san hô dưới nước biển màu xanh lá mạ hình dạng giống như chiếc thuyền đánh cá”, “lòng biển sâu làm họ mê mẩn chẳng khác gì lạc vào cung điện vua thuỷ tề”, “vòi rồng uốn éo hoặc xoắn như cái mũi khoan khổng lồ”, “cơn mưa đỏng đảnh như gái chợ hay ăn quà”, “đảo Nam Yết như một bè lục bình xanh rất đẹp”, “người lính tự giác như con ong chăm chỉ”… Chúng khiến người đọc ngỡ ngàng trước vẻ đẹp như mơ của Trường Sa vừa thân quen, vừa lạ lùng, vừa đáng yêu đến vô ngần!
Văn phong trữ tình, giàu cảm xúc
Đó là những câu chuyện xúc động thể hiện tấm lòng người lính đảo với khách lạ phương xa. Họ chắt chiu từng giọt nước ngọt quý như máu, không tiếc rau xanh vốn quý và hiếm đem đãi khách. Họ cũng không quản ngại khó khăn trồng rau xanh trên đảo khiến hải đảo “bừng bừng sức sống màu xanh”. Cảm động hơn nữa khi họ vui mừng đón đoàn văn công, nhà văn – nhà báo, những Việt kiều xa quê, những cái Tết đầm ấm và nghĩa tình,…Đó là những câu chuyện rớt nước mắt về những hi sinh, mất mát của người lính nơi đầu sóng ngọn gió bao lần khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi, xót thương những chàng trai độ tuổi đôi mươi nằm lại chiến trường không tiếng súng là đại dương xanh thẳm. Tên tuổi các anh được đồng đội mãi khắc trong tim… Đó là sự kiện Gạc Ma khiến đồng bào cả nước sững sờ, thổn thức. Máu đỏ của các anh đã hoà lẫn vào lòng biển cả, tạc nên những tấm gương anh dũng hi sinh vì màu cờ sắc áo Việt Nam. Chân dung người lính Quần đảo Trường Sa vì vậy mà lung linh, đẹp đẽ, vô cùng đáng trân trọng và tự hào!
Tập bút kí “Trường Sa kì vĩ và gian lao” như một viên ngọc quý mà Sương Nguyệt Minh gửi tặng cho kho tàng văn chương nước nhà, thể hiện cái tôi suy tư của tác giả. Giống như lời bộc bạch chân tình của ông: “Giữa Trường Sa mênh mông, hùng vĩ, tôi thấy mình quá bé nhỏ, mong manh. Đứng trước người lính giữ biển đảo vất vả gian lao, tôi thấy cần phải khiêm nhu, “sống chậm”, lắng lòng mình lại…có một thứ tâm trạng…là ai cũng thấy những người bên cạnh gần gũi thân mật hơn, ai cũng thấy yêu thương con người hơn”.
Tập bút kí giàu thông tin thực tế và tính thời sự nóng hổi
Mở đầu tập bút kí là những bài giới thiệu dưới lòng đại dương xung quanh quần đảo Trường Sa là một “kho báu khổng lồ” được thiên nhiên ban tặng với tiềm năng kinh tế biển là nhiều loại hải sản quý và lượng dầu mỏ, khí đốt lớn. Đó cũng là nguyên nhân khiến “Trung Quốc vẽ đường lưỡi bò 9 đoạn, hòng cướp trắng Biển Đông của nước ta cũng chẳng có gì là khó hiểu!”. Ngoài những ưu đãi của tự nhiên, cuốn sách đi sâu miêu tả cuộc sống của con người, chủ yếu là người lính sống, lao động, chiến đấu và bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tác giả hé mở chân thực và sinh động những khó khăn, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần mà những chiến sĩ hải quân đã trải qua. Nhưng vượt lên trên tất cả là sự vững vàng, kiên trì và lòng dũng cảm phi thường của các anh, đối mặt với thiên nhiên khắc nghiệt cũng như sự rình rập của những “vật thể lạ” xâm phạm lãnh hải Việt Nam. Hàng ngày vẫn diễn ra những trận diễn tập phòng thủ quyết liệt của cán bộ và chiến sĩ biển đảo.
Tác phẩm mang đậm giá trị văn chương
Tuy là tập bút kí thiên về ghi lại sự việc, con người, cảnh vật…ở Quần đảo Trường Sa, ít phóng túng triền miên nhưng “Trường Sa kì vĩ và gian lao” vẫn hàm chứa những giá trị văn chương nhất định. Tập sách xuất hiện nhiều câu văn, hình ảnh đẹp, những so sánh độc đáo về thiên nhiên cũng như con người nơi Trường Sa với vẻ đẹp lãng mạn và thơ mộng. Người đọc dễ dàng bắt gặp những câu văn như: “mặt trời như cái nong đỏ rực đang từ từ chui từ dưới biển lên”, “biển phẳng lặng như tấm gương khổng lồ”, “nhìn từ xa nhà giàn DK1 như một bông hoa hướng dương vàng rực đội nước vươn lên trời xanh”, “rạn san hô dưới nước biển màu xanh lá mạ hình dạng giống như chiếc thuyền đánh cá”, “lòng biển sâu làm họ mê mẩn chẳng khác gì lạc vào cung điện vua thuỷ tề”, “vòi rồng uốn éo hoặc xoắn như cái mũi khoan khổng lồ”, “cơn mưa đỏng đảnh như gái chợ hay ăn quà”, “đảo Nam Yết như một bè lục bình xanh rất đẹp”, “người lính tự giác như con ong chăm chỉ”… Chúng khiến người đọc ngỡ ngàng trước vẻ đẹp như mơ của Trường Sa vừa thân quen, vừa lạ lùng, vừa đáng yêu đến vô ngần!
Văn phong trữ tình, giàu cảm xúc
Đó là những câu chuyện xúc động thể hiện tấm lòng người lính đảo với khách lạ phương xa. Họ chắt chiu từng giọt nước ngọt quý như máu, không tiếc rau xanh vốn quý và hiếm đem đãi khách. Họ cũng không quản ngại khó khăn trồng rau xanh trên đảo khiến hải đảo “bừng bừng sức sống màu xanh”. Cảm động hơn nữa khi họ vui mừng đón đoàn văn công, nhà văn – nhà báo, những Việt kiều xa quê, những cái Tết đầm ấm và nghĩa tình,…Đó là những câu chuyện rớt nước mắt về những hi sinh, mất mát của người lính nơi đầu sóng ngọn gió bao lần khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi, xót thương những chàng trai độ tuổi đôi mươi nằm lại chiến trường không tiếng súng là đại dương xanh thẳm. Tên tuổi các anh được đồng đội mãi khắc trong tim… Đó là sự kiện Gạc Ma khiến đồng bào cả nước sững sờ, thổn thức. Máu đỏ của các anh đã hoà lẫn vào lòng biển cả, tạc nên những tấm gương anh dũng hi sinh vì màu cờ sắc áo Việt Nam. Chân dung người lính Quần đảo Trường Sa vì vậy mà lung linh, đẹp đẽ, vô cùng đáng trân trọng và tự hào!
Tập bút kí “Trường Sa kì vĩ và gian lao” như một viên ngọc quý mà Sương Nguyệt Minh gửi tặng cho kho tàng văn chương nước nhà, thể hiện cái tôi suy tư của tác giả. Giống như lời bộc bạch chân tình của ông: “Giữa Trường Sa mênh mông, hùng vĩ, tôi thấy mình quá bé nhỏ, mong manh. Đứng trước người lính giữ biển đảo vất vả gian lao, tôi thấy cần phải khiêm nhu, “sống chậm”, lắng lòng mình lại…có một thứ tâm trạng…là ai cũng thấy những người bên cạnh gần gũi thân mật hơn, ai cũng thấy yêu thương con người hơn”.