Uniqlo thường hay kết hợp với các nghệ sĩ, nhà văn, họa sĩ manga để trình làng những bộ sưu tập thời trang độc đáo và thỏa lòng fan hâm mộ. Từ năm 2021, Uniqlo có tung ra một bộ sưu tập áo thun có in hình những album của label Blue Note, các bạn cũng có thể thấy những nghệ sĩ ở Việt Nam cũng ưa chuộng, ví dụ là Thịnh Suy cũng chọn cho mình chiếc áo có in hình album Free For All của Art Blakey & The Jazz Messengers.
Lúc đầu, bộ sưu tập này chỉ có vài album kinh điển như Free For All, Somethin’ Else, The Cooker, Jutta Hipp …Đến nay thì đã có thêm nhiều album độc đáo khác xuất hiện, điển hình là Out To Lunch và Judgement!. Là một người yêu thích nhạc jazz, mà đặc biệt là dòng nhạc jazz hard-bop, post-bop và avant-garde nên mình phải sắm cho nó đủ hết. Chơi một mình không đủ vui nên xin viết bài chia sẻ về những album đặc biệt này để gửi đến anh em.
Bộ sưu tập áo thun này được đón nhận nồng nhiệt bởi người yêu jazz trên toàn thế giới. Âm nhạc của nhãn thu này là huyết mạch của âm nhạc hiện đại, giai điệu, cấu trúc nhạc, cách chơi nhạc cụ trong từng album đều mang tính đột phá, tiên phong: rắn rỏi, lịch lãm, mạnh mẽ, các nghệ sĩ khẳng khái thể hiện ngôn ngữ âm nhạc của mình thông qua các đoạn solo kịch tính. Nổi bật nhất, có lẽ phải kể đến Free For All của Art Blakey & The Jazz Messengers, được thu âm năm 1964. Album lấy cảm hứng từ những cuộc biểu tình đòi nhân quyền, bình đẳng và tự do cho cộng đồng người da màu, đồng thời bày tỏ sự phẫn nộ cho cái chết của nhà hoạt động nhân quyền Medgar Evers, gây ra bởi một thành viên trong hội Da Trắng thượng đẳng (white supermacist) vào năm 1963, vậy nên ngôn ngữ âm nhạc của album này không êm ái và dịu dàng mà anh em hay mường tượng khi nghe đến chữ “nhạc jazz”, nó bộc phát, bung xõa, tự do vẽ lên một bức tranh đầy rẫy xung đột về các phong trào nhân quyền 1960-1970 ở Mỹ.
Bản thân là một studio album, thế nhưng Free For All có độ cháy không khác gì một buổi trình diễn live cả, Art Blakey là bậc thầy của bộ gõ, cách chơi trống của ông này rất là ly kỳ, rộn ràng, liền mạch, liên tục như pháo, cách đánh dứt khoát, đẩy tốc độ cho cả team lên đồng. Nghe qua nhạc số thì tiếng ông la hét, “kích” cho đội 3 kèn chơi như bơm đồ trong track Free For All và Hammer Head cũng rõ, đủ để anh em hình dung ra được cái không khí hừng hực khí thế trong phòng thu của Rudy Van Gelder nóng đến mức nào, nhưng không rõ bằng khi nghe qua đĩa LP. Art Blakey, là người dẫn dắt, người điều phối nhịp điệu, còn người đã dàn dựng, hòa âm phối khí và sáng tác cho 2 keytrack Free For All và Hammer Head là Wayne Shorter (tenor saxophonist), đây cũng là 2 thành tựu cuối cùng mà Wayne đã viết trong thời kỳ còn ở đội hình của The Jazz Messengers trước khi được Miles Davis bế đi để khai phá vùng đất âm nhạc mới mang tên Fusion.
P/s: mua áo trên Shopee rẻ hơn, cũng ko sợ bị đụng hàng giả đâu anh em 😁
Lúc đầu, bộ sưu tập này chỉ có vài album kinh điển như Free For All, Somethin’ Else, The Cooker, Jutta Hipp …Đến nay thì đã có thêm nhiều album độc đáo khác xuất hiện, điển hình là Out To Lunch và Judgement!. Là một người yêu thích nhạc jazz, mà đặc biệt là dòng nhạc jazz hard-bop, post-bop và avant-garde nên mình phải sắm cho nó đủ hết. Chơi một mình không đủ vui nên xin viết bài chia sẻ về những album đặc biệt này để gửi đến anh em.
Bộ sưu tập áo thun này được đón nhận nồng nhiệt bởi người yêu jazz trên toàn thế giới. Âm nhạc của nhãn thu này là huyết mạch của âm nhạc hiện đại, giai điệu, cấu trúc nhạc, cách chơi nhạc cụ trong từng album đều mang tính đột phá, tiên phong: rắn rỏi, lịch lãm, mạnh mẽ, các nghệ sĩ khẳng khái thể hiện ngôn ngữ âm nhạc của mình thông qua các đoạn solo kịch tính. Nổi bật nhất, có lẽ phải kể đến Free For All của Art Blakey & The Jazz Messengers, được thu âm năm 1964. Album lấy cảm hứng từ những cuộc biểu tình đòi nhân quyền, bình đẳng và tự do cho cộng đồng người da màu, đồng thời bày tỏ sự phẫn nộ cho cái chết của nhà hoạt động nhân quyền Medgar Evers, gây ra bởi một thành viên trong hội Da Trắng thượng đẳng (white supermacist) vào năm 1963, vậy nên ngôn ngữ âm nhạc của album này không êm ái và dịu dàng mà anh em hay mường tượng khi nghe đến chữ “nhạc jazz”, nó bộc phát, bung xõa, tự do vẽ lên một bức tranh đầy rẫy xung đột về các phong trào nhân quyền 1960-1970 ở Mỹ.
Bản thân là một studio album, thế nhưng Free For All có độ cháy không khác gì một buổi trình diễn live cả, Art Blakey là bậc thầy của bộ gõ, cách chơi trống của ông này rất là ly kỳ, rộn ràng, liền mạch, liên tục như pháo, cách đánh dứt khoát, đẩy tốc độ cho cả team lên đồng. Nghe qua nhạc số thì tiếng ông la hét, “kích” cho đội 3 kèn chơi như bơm đồ trong track Free For All và Hammer Head cũng rõ, đủ để anh em hình dung ra được cái không khí hừng hực khí thế trong phòng thu của Rudy Van Gelder nóng đến mức nào, nhưng không rõ bằng khi nghe qua đĩa LP. Art Blakey, là người dẫn dắt, người điều phối nhịp điệu, còn người đã dàn dựng, hòa âm phối khí và sáng tác cho 2 keytrack Free For All và Hammer Head là Wayne Shorter (tenor saxophonist), đây cũng là 2 thành tựu cuối cùng mà Wayne đã viết trong thời kỳ còn ở đội hình của The Jazz Messengers trước khi được Miles Davis bế đi để khai phá vùng đất âm nhạc mới mang tên Fusion.
P/s: mua áo trên Shopee rẻ hơn, cũng ko sợ bị đụng hàng giả đâu anh em 😁