“Con nhảy xuống rồi…”
Đó là những tiếng gào thét đầy ám ảnh xen lẫn tuyệt vọng của người cha khi tận mắt chứng kiến con trai mình đã định đoạt cuộc sống của cậu không theo cách được lập trình thông thường.
Nhưng đó cũng rất có thể sẽ là tiếng gào thét của bố tôi, của mẹ bạn tôi… của những bậc phụ huynh có thể chăm chút từng bữa ăn giấc ngủ, đón đưa từng buổi học chính – phụ, mà quên mất tâm hồn đang cuồn cuộn những nghĩ suy của các con cũng cần được hỏi thăm.
Năm tôi học cấp 1, xếp thứ nhì lớp, tôi vui sướng chạy về khoe bố. Bố tôi đáp lại sự hào hứng của tôi bằng một câu nói: “Sao con vẫn còn để một người khác ngồi trên đầu mà không biết nhục à?”
Bàng hoàng, thất vọng… đó là cảm giác tôi vẫn mang theo suốt 30 năm nay. Nhưng có lẽ bố tôi sẽ không bao giờ biết, phần vì tôi không kể, phần vì ông chỉ nhìn được mặt tích cực, mạnh mẽ mà tôi thể hiện, chứ không nhìn ra vết thương sứt mẻ trong tâm hồn đứa trẻ ngày nào.
Em gái của bạn tôi – người từng bị bố mẹ đọc hết cả quyển nhật kí viết về mối tình đầu, từng bị bố mẹ mắng chửi với những ngôn ngữ không thể kinh khủng hơn để bắt em dừng yêu đương sớm… đã trở thành người mà tôi không còn nhận ra khi gặp lại. Từ một cô bé ngoan ngoãn, hiền lành… sau đó em uống rượu, nhuộm tóc, xăm mình, thay đổi cách ăn mặc và đi vào TP. Hồ Chí Minh sống đến giờ.
Tôi không viết ra những dòng này để oán trách bố mẹ mình hay bất kì một bậc phụ huynh nào trên cuộc đời này. Họ cũng đã quá vất vả để duy trì miếng cơm manh áo cho gia đình. Trên vai họ, ngoài gồng gánh trách nhiệm, còn là bao hy vọng gửi gắm lên con cái. Đâu phải ai cũng mong con mình trở thành ông nọ bà kia, nhiều phụ huynh chỉ mong con mình trở thành người tốt. Với họ, thế là đủ. Nhưng tiếc thay, nào đã đủ, khi quá trình trưởng thành đầy nghiệt ngã của những đứa trẻ luôn rất cần một người bạn hiểu mình tồn tại trong thân xác những ông bố, bà mẹ.
“Người lớn đã từng là trẻ con, nhưng trẻ con chưa bao giờ là người lớn. Người lớn thấy vấn đề của đứa trẻ như cái miệng giếng, nhưng với đứa trẻ, đó là cả một bầu trời”.
Làm bạn với con chưa bao giờ là dễ dàng. Bạn cứ nhìn tỷ lệ chúc mừng sinh nhật phụ huynh trên mạng xã hội là hiểu. Tỷ lệ càng cao thì sự xa cách giữa con cái và cha mẹ càng lớn. Những đứa con không đủ can đảm để gửi một lời chúc trực tiếp với đấng sinh thành. Vì sao ư? Tôi cần bạn đọc và tự đưa ra câu trả lời của chính mình.
Cá nhân tôi cũng bị ám ảnh bởi một dòng bình luận có nội dung: “Có nhiều người trong chúng ta đã chết từ những năm 17 tuổi, nhưng đến tận 70 tuổi mới được chôn”. “Cái chết” ở đây xin đừng hiểu theo nghĩa đen trần trụi. Nó nên được giải mã bằng sự cô đơn của những người đang trong độ tuổi trưởng thành. Họ cần một ai đó để chia sẻ áp lực học hành, cần ai đó để tâm sự về tình yêu với cô bạn bàn bên, cần ai đó động viên họ theo đuổi giấc mơ trở thành VĐV Esport… Những điều họ cần chia sẻ, với người lớn, có thể nhỏ thôi, nhưng với các bạn trẻ đang lớn, đó là cả một “lý tưởng” để hướng đến.
Khi một người trẻ chọn cách tiêu cực nhất để dừng lại nơi cõi tạm, họ không nghĩ đó là “cái chết”; trong suy nghĩ lúc đó, đấy là cách để “chấm dứt nỗi đau”. Nhưng… nỗi đau của họ có thể kết thúc, còn với những người ở lại, nỗi đau giờ mới chỉ bắt đầu.
Cha mẹ làm bạn với con cái, thấu hiểu con cái để tôn trọng sở thích, suy nghĩ, giấc mơ của con… không phải là điều dễ dàng, nhưng đâu phải là điều không làm được.
Có phải khi sinh con ra, cha mẹ nào cũng chỉ mong con khoẻ mạnh?
Quảng cáo
Có phải khi con ăn ít, cha mẹ nào cũng chỉ mong con ăn được hết một bát cơm là mừng…?
Vậy thì, đừng “gánh nặng hoá” những mong ước khi con trưởng thành. Khi nào áp lực quá, các phụ huynh hãy nhờ điều mình luôn thầm thì ngay từ khi con còn trong bụng “Chỉ mong con khoẻ mạnh…”
Trong ngày nói dối, đã có những lời nói thật được viết ra trong quyển vở Địa. Em đã bay lên trời xanh, bình yên và nhẹ bẫng!
Tạm biệt!
ngày xưa mình học lớp 1, nhớ trong cặp chỉ có 1 cái bảng gỗ nhỏ và vài viên phấn trắng.. cũng lên người. rồi xh ngày nay, đứa nào lớp 1 ng nhỏ nhỏ đeo cái balo coi chừng lật ngửa. thật đáng sợ
Thực trạng đau lòng không phải mới xuất hiện mà ai cũng biết từ rất lâu rồi. Các cháu học sinh và các bậc phụ huynh chỉ là những nạn nhân nền giáo dục VN cũng như Châu Á hiện thời- có sự tiếp sức của hệ thống chính trị, xã hội, truyền thông, "mạng xã hôi được định hướng" .. đang làm suy bại và giết chết dần thế hệ trẻ "..chết từ 17 tuổi.." một cách vô tình hoặc cố ý.. muốn thay đổi thì cần hành động, cần có đầu tư nghiên cứu lên kế hoạch, cải cách, thay đổi kỹ lưỡng cũng như 1 tổ chức mạnh mẽ về tài chính cùng với sự ủng hộ về chính trị đủ tốt .v.v. Mà điều này chắc chắn sẽ ko thể vì sẽ bị "nhóm lợi ích" có đủ dư tiềm lực để ngăn cản .. Vì thế ta chỉ biết khóc thầm khi thi thoảng trên bầu trời một ngôi sao nào đó lóe sáng rồi vụt tắt trong màn đêm ..
GÓC ADMIN: LỜI NÓI THẬT TRONG NGÀY NÓI DỐI
“Con nhảy xuống rồi…”
Đó là những tiếng gào thét đầy ám ảnh xen lẫn tuyệt vọng của người cha khi tận mắt chứng kiến con trai mình đã định đoạt cuộc sống của cậu không theo cách được lập trình thông thường.
Nhưng đó cũng rất có thể sẽ là tiếng gào thét của bố tôi, của mẹ bạn tôi… của những bậc phụ huynh có thể chăm chút từng bữa ăn giấc ngủ, đón đưa từng buổi học chính – phụ, mà quên mất tâm hồn đang cuồn cuộn những nghĩ suy của các con cũng cần được hỏi thăm.
Năm tôi học cấp 1, xếp thứ nhì lớp, tôi vui sướng chạy về khoe bố. Bố tôi đáp lại sự hào hứng của tôi bằng một câu nói: “Sao con vẫn còn để một người khác ngồi trên đầu mà không biết nhục à?”
Bàng hoàng, thất vọng… đó là cảm giác tôi vẫn mang theo suốt 30 năm nay. Nhưng có lẽ bố tôi sẽ không bao giờ biết, phần vì tôi không kể, phần vì ông chỉ nhìn được mặt tích cực, mạnh mẽ mà tôi thể hiện, chứ không nhìn ra vết thương sứt mẻ trong tâm hồn đứa trẻ ngày nào.
Em gái của bạn tôi – người từng bị bố mẹ đọc hết cả quyển nhật kí viết về mối tình đầu, từng bị bố mẹ mắng chửi với những ngôn ngữ không thể kinh khủng hơn để bắt em dừng yêu đương sớm… đã trở thành người mà tôi không còn nhận ra khi gặp lại. Từ một cô bé ngoan ngoãn, hiền lành… sau đó em uống rượu, nhuộm tóc, xăm mình, thay đổi cách ăn mặc và đi vào TP. Hồ Chí Minh sống đến giờ.
Tôi không viết ra những dòng này để oán trách bố mẹ mình hay bất kì một bậc phụ huynh nào trên cuộc đời này. Họ cũng đã quá vất vả để duy trì miếng cơm manh áo cho gia đình. Trên vai họ, ngoài gồng gánh trách nhiệm, còn là bao hy vọng gửi gắm lên con cái. Đâu phải ai cũng mong con mình trở thành ông nọ bà kia, nhiều phụ huynh chỉ mong con mình trở thành người tốt. Với họ, thế là đủ. Nhưng tiếc thay, nào đã đủ, khi quá trình trưởng thành đầy nghiệt ngã của những đứa trẻ luôn rất cần một người bạn hiểu mình tồn tại trong thân xác những ông bố, bà mẹ.
“Người lớn đã từng là trẻ con, nhưng trẻ con chưa bao giờ là người lớn. Người lớn thấy vấn đề của đứa trẻ như cái miệng giếng, nhưng với đứa trẻ, đó là cả một bầu trời”.
Làm bạn với con chưa bao giờ là dễ dàng. Bạn cứ nhìn tỷ lệ chúc mừng sinh nhật phụ huynh trên mạng xã hội là hiểu. Tỷ lệ càng cao thì sự xa cách giữa con cái và cha mẹ càng lớn. Những đứa con không đủ can đảm để gửi một lời chúc trực tiếp với đấng sinh thành. Vì sao ư? Tôi cần bạn đọc và tự đưa ra câu trả lời của chính mình.
Cá nhân tôi cũng bị ám ảnh bởi một dòng bình luận có nội dung: “Có nhiều người trong chúng ta đã chết từ những năm 17 tuổi, nhưng đến tận 70 tuổi mới được chôn”. “Cái chết” ở đây xin đừng hiểu theo nghĩa đen trần trụi. Nó nên được giải mã bằng sự cô đơn của những người đang trong độ tuổi trưởng thành. Họ cần một ai đó để chia sẻ áp lực học hành, cần ai đó để tâm sự về tình yêu với cô bạn bàn bên, cần ai đó động viên họ theo đuổi giấc mơ trở thành VĐV Esport… Những điều họ cần chia sẻ, với người lớn, có thể nhỏ thôi, nhưng với các bạn trẻ đang lớn, đó là cả một “lý tưởng” để hướng đến.
Khi một người trẻ chọn cách tiêu cực nhất để dừng lại nơi cõi tạm, họ không nghĩ đó là “cái chết”; trong suy nghĩ lúc đó, đấy là cách để “chấm dứt nỗi đau”. Nhưng… nỗi đau của họ có thể kết thúc, còn với những người ở lại, nỗi đau giờ mới chỉ bắt đầu.
Cha mẹ làm bạn với con cái, thấu hiểu con cái để tôn trọng sở thích, suy nghĩ, giấc mơ của con… không phải là điều dễ dàng, nhưng đâu phải là điều không làm được.
Có phải khi sinh con ra, cha mẹ nào cũng chỉ mong con khoẻ mạnh?
Có phải khi con ăn ít, cha mẹ nào cũng chỉ mong con ăn được hết một bát cơm là mừng…?
Vậy thì, đừng “gánh nặng hoá” những mong ước khi con trưởng thành. Khi nào áp lực quá, các phụ huynh hãy nhờ điều mình luôn thầm thì ngay từ khi con còn trong bụng “Chỉ mong con khoẻ mạnh…”
Trong ngày nói dối, đã có những lời nói thật được viết ra trong quyển vở Địa. Em đã bay lên trời xanh, bình yên và nhẹ bẫng!
Tạm biệt!
#gocadmin #VTVDigital
Chiều cao màn hình không khả dụng cho nội dung này. Vui lòng xoay dọc màn hình thiết bị.
“Con nhảy xuống rồi…”
Đó là những tiếng gào thét đầy ám ảnh xen lẫn tuyệt vọng của người cha khi tận mắt chứng kiến con trai mình đã định đoạt cuộc sống của cậu không theo cách được lập trình thông thường.
Nhưng đó cũng rất có thể sẽ là tiếng gào thét của bố tôi, của mẹ bạn tôi… của những bậc phụ huynh có thể chăm chút từng bữa ăn giấc ngủ, đón đưa từng buổi học chính – phụ, mà quên mất tâm hồn đang cuồn cuộn những nghĩ suy của các con cũng cần được hỏi thăm.
Năm tôi học cấp 1, xếp thứ nhì lớp, tôi vui sướng chạy về khoe bố. Bố tôi đáp lại sự hào hứng của tôi bằng một câu nói: “Sao con vẫn còn để một người khác ngồi trên đầu mà không biết nhục à?”
Bàng hoàng, thất vọng… đó là cảm giác tôi vẫn mang theo suốt 30 năm nay. Nhưng có lẽ bố tôi sẽ không bao giờ biết, phần vì tôi không kể, phần vì ông chỉ nhìn được mặt tích cực, mạnh mẽ mà tôi thể hiện, chứ không nhìn ra vết thương sứt mẻ trong tâm hồn đứa trẻ ngày nào.
Em gái của bạn tôi – người từng bị bố mẹ đọc hết cả quyển nhật kí viết về mối tình đầu, từng bị bố mẹ mắng chửi với những ngôn ngữ không thể kinh khủng hơn để bắt em dừng yêu đương sớm… đã trở thành người mà tôi không còn nhận ra khi gặp lại. Từ một cô bé ngoan ngoãn, hiền lành… sau đó em uống rượu, nhuộm tóc, xăm mình, thay đổi cách ăn mặc và đi vào TP. Hồ Chí Minh sống đến giờ.
Tôi không viết ra những dòng này để oán trách bố mẹ mình hay bất kì một bậc phụ huynh nào trên cuộc đời này. Họ cũng đã quá vất vả để duy trì miếng cơm manh áo cho gia đình. Trên vai họ, ngoài gồng gánh trách nhiệm, còn là bao hy vọng gửi gắm lên con cái. Đâu phải ai cũng mong con mình trở thành ông nọ bà kia, nhiều phụ huynh chỉ mong con mình trở thành người tốt. Với họ, thế là đủ. Nhưng tiếc thay, nào đã đủ, khi quá trình trưởng thành đầy nghiệt ngã của những đứa trẻ luôn rất cần một người bạn hiểu mình tồn tại trong thân xác những ông bố, bà mẹ.
“Người lớn đã từng là trẻ con, nhưng trẻ con chưa bao giờ là người lớn. Người lớn thấy vấn đề của đứa trẻ như cái miệng giếng, nhưng với đứa trẻ, đó là cả một bầu trời”.
Làm bạn với con chưa bao giờ là dễ dàng. Bạn cứ nhìn tỷ lệ chúc mừng sinh nhật phụ huynh trên mạng xã hội là hiểu. Tỷ lệ càng cao thì sự xa cách giữa con cái và cha mẹ càng lớn. Những đứa con không đủ can đảm để gửi một lời chúc trực tiếp với đấng sinh thành. Vì sao ư? Tôi cần bạn đọc và tự đưa ra câu trả lời của chính mình.
Cá nhân tôi cũng bị ám ảnh bởi một dòng bình luận có nội dung: “Có nhiều người trong chúng ta đã chết từ những năm 17 tuổi, nhưng đến tận 70 tuổi mới được chôn”. “Cái chết” ở đây xin đừng hiểu theo nghĩa đen trần trụi. Nó nên được giải mã bằng sự cô đơn của những người đang trong độ tuổi trưởng thành. Họ cần một ai đó để chia sẻ áp lực học hành, cần ai đó để tâm sự về tình yêu với cô bạn bàn bên, cần ai đó động viên họ theo đuổi giấc mơ trở thành VĐV Esport… Những điều họ cần chia sẻ, với người lớn, có thể nhỏ thôi, nhưng với các bạn trẻ đang lớn, đó là cả một “lý tưởng” để hướng đến.
Khi một người trẻ chọn cách tiêu cực nhất để dừng lại nơi cõi tạm, họ không nghĩ đó là “cái chết”; trong suy nghĩ lúc đó, đấy là cách để “chấm dứt nỗi đau”. Nhưng… nỗi đau của họ có thể kết thúc, còn với những người ở lại, nỗi đau giờ mới chỉ bắt đầu.
Cha mẹ làm bạn với con cái, thấu hiểu con cái để tôn trọng sở thích, suy nghĩ, giấc mơ của con… không phải là điều dễ dàng, nhưng đâu phải là điều không làm được.
Có phải khi sinh con ra, cha mẹ nào cũng chỉ mong con khoẻ mạnh?
Quảng cáo
Có phải khi con ăn ít, cha mẹ nào cũng chỉ mong con ăn được hết một bát cơm là mừng…?
Vậy thì, đừng “gánh nặng hoá” những mong ước khi con trưởng thành. Khi nào áp lực quá, các phụ huynh hãy nhờ điều mình luôn thầm thì ngay từ khi con còn trong bụng “Chỉ mong con khoẻ mạnh…”
Trong ngày nói dối, đã có những lời nói thật được viết ra trong quyển vở Địa. Em đã bay lên trời xanh, bình yên và nhẹ bẫng!
Tạm biệt!
ngày xưa mình học lớp 1, nhớ trong cặp chỉ có 1 cái bảng gỗ nhỏ và vài viên phấn trắng.. cũng lên người. rồi xh ngày nay, đứa nào lớp 1 ng nhỏ nhỏ đeo cái balo coi chừng lật ngửa. thật đáng sợ
@chinagetout
Em xách túi cước xanh đỏ và có thể quyển sách cũ cũ đi xin lại của mấy anh chị học trước. Lên lớp 2 mới dùng vở ô ly ở lớp thì phải ạ, lớp 1 chỉ toàn viết bảng con
Thực trạng đau lòng không phải mới xuất hiện mà ai cũng biết từ rất lâu rồi. Các cháu học sinh và các bậc phụ huynh chỉ là những nạn nhân nền giáo dục VN cũng như Châu Á hiện thời- có sự tiếp sức của hệ thống chính trị, xã hội, truyền thông, "mạng xã hôi được định hướng" .. đang làm suy bại và giết chết dần thế hệ trẻ "..chết từ 17 tuổi.." một cách vô tình hoặc cố ý.. muốn thay đổi thì cần hành động, cần có đầu tư nghiên cứu lên kế hoạch, cải cách, thay đổi kỹ lưỡng cũng như 1 tổ chức mạnh mẽ về tài chính cùng với sự ủng hộ về chính trị đủ tốt .v.v. Mà điều này chắc chắn sẽ ko thể vì sẽ bị "nhóm lợi ích" có đủ dư tiềm lực để ngăn cản .. Vì thế ta chỉ biết khóc thầm khi thi thoảng trên bầu trời một ngôi sao nào đó lóe sáng rồi vụt tắt trong màn đêm ..