Bắt đầu từ ngày 20.7, tất cả các ứng dụng trên Google Play Store phải hiển thị phần thông tin bảo mật ứng dụng (data safety information). Phần nội dung này sẽ thay thế cho các thông tin liên quan đến cấp quyền của ứng dụng như hiện tại. Nó sẽ ghi rất rõ việc ứng dụng sử dụng dữ liệu của người dùng như thế nào, ứng dụng cần các quyền truy cập đến chức năng nào của máy để hoạt động. Data safety information gần giống như phần App Privacy trên Apple App Store.
Lấy một ví dụ đơn giản, với ứng dụng bị “điểm danh” rất nhiều trong thời gian qua là TikTok. Trong phần Data Safety của ứng dụng nói rằng "không một dữ liệu người dùng nào được chia sẻ với bên thứ ba, TikTok có thể thu thập 11 điểm dữ liệu khác nhau như địa điểm, thông tin cá nhân…, dữ liệu của người dùng được mã hóa trong quá trình chuyển về TikTok và người dùng có quyền yêu cầu những dữ liệu đó bị xóa đi.
Tuy vậy, có một điểm khác biệt về cốt lõi giữa việc hiển thị các quyền truy cập cũ và bảo mật ứng dụng. Trên hệ thống cũ, máy chủ của Google sẽ tự động quét và hiển thị các quyền mà ứng dụng sẽ xin phép trong quá trình hoạt động. Trong khi đó, các thông tin về việc sử dụng dữ liệu người dùng và quyền truy cập trong data safety lại do chính lập trình viên nộp lên. Nếu có một lý do nào đó mà các lập trình viên “gian dối”, muốn qua mặt Google và không hiển thị 1 quyền nào đó thì họ cũng có thể làm được, ít nhất về mặt lý thuyết.
Dù vậy, trên thực tế thì điều này sẽ rất khó, trừ khi có sai sót do con người. Sẽ thật ngây thơ khi cho rằng Google không kiểm tra chéo việc hiển thị quyền của các ứng dụng được nộp lên PlayStore. Bản thân Google cũng nói rất rõ là các thông tin hiển thị ở data safety mới là do lập trình viên tự nộp nhưng nế họ phát hiện bất cứ sự khác biệt nào giữa thông tin hiển thị và các quyền/thông tin ứng dụng thu thập trong quá trình sử dụng, họ sẽ thực hiện các phản ứng pháp lý phù hợp.
Tham khảo: ArsTechnica
Lấy một ví dụ đơn giản, với ứng dụng bị “điểm danh” rất nhiều trong thời gian qua là TikTok. Trong phần Data Safety của ứng dụng nói rằng "không một dữ liệu người dùng nào được chia sẻ với bên thứ ba, TikTok có thể thu thập 11 điểm dữ liệu khác nhau như địa điểm, thông tin cá nhân…, dữ liệu của người dùng được mã hóa trong quá trình chuyển về TikTok và người dùng có quyền yêu cầu những dữ liệu đó bị xóa đi.
Tuy vậy, có một điểm khác biệt về cốt lõi giữa việc hiển thị các quyền truy cập cũ và bảo mật ứng dụng. Trên hệ thống cũ, máy chủ của Google sẽ tự động quét và hiển thị các quyền mà ứng dụng sẽ xin phép trong quá trình hoạt động. Trong khi đó, các thông tin về việc sử dụng dữ liệu người dùng và quyền truy cập trong data safety lại do chính lập trình viên nộp lên. Nếu có một lý do nào đó mà các lập trình viên “gian dối”, muốn qua mặt Google và không hiển thị 1 quyền nào đó thì họ cũng có thể làm được, ít nhất về mặt lý thuyết.
Dù vậy, trên thực tế thì điều này sẽ rất khó, trừ khi có sai sót do con người. Sẽ thật ngây thơ khi cho rằng Google không kiểm tra chéo việc hiển thị quyền của các ứng dụng được nộp lên PlayStore. Bản thân Google cũng nói rất rõ là các thông tin hiển thị ở data safety mới là do lập trình viên tự nộp nhưng nế họ phát hiện bất cứ sự khác biệt nào giữa thông tin hiển thị và các quyền/thông tin ứng dụng thu thập trong quá trình sử dụng, họ sẽ thực hiện các phản ứng pháp lý phù hợp.
Tham khảo: ArsTechnica