HẠN CHẾ DỊCH CÓ KHẢ THI TRONG NHIỄM KHUẨN HUYẾT KHÔNG KÈM SỐC TẠI CẤP CỨU?

23/8/2022 1:31Phản hồi: 0
HẠN CHẾ DỊCH CÓ KHẢ THI TRONG NHIỄM KHUẨN HUYẾT KHÔNG KÈM SỐC TẠI CẤP CỨU?
HẠN CHẾ DỊCH CÓ KHẢ THI TRONG NHIỄM KHUẨN HUYẾT KHÔNG KÈM SỐC TẠI CẤP CỨU?
--------------------------
REFACED Sepsis là thử nghiệm ngẫu nhiên, đa trung tâm, nhãn mở được công bố trên tạp chí Academic Emergency Medicine vào đầu tháng 4/2022 xây dựng và đánh giá tính khả thi của protocol hạn chế dịch (nhập 1 lít dịch đã bao gồm dịch để uống và pha thuốc) trong vòng 24 giờ đầu trên người bệnh nhiễm khuẩn huyết không có sốc khi nhập khoa Cấp cứu.
Trong 24 giờ đầu, nhóm hạn chế dịch có thể tích dịch tinh thể truyền tĩnh mạch ít hơn nhóm tiêu chuẩn 801 ml (95%CI −1257 - −345 ml), giảm tương đối 58% lượng dịch.
Không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về các biến cố có hại, nhu cầu thở máy hoặc dùng thuốc vận mạch, tổn thương thận cấp, thời gian nằm viện hoặc tỷ lệ tử vong.
Link fulltext: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/acem.14546
Vai trò của truyền dịch trong nhiễm khuẩn huyết vẫn còn gây tranh cãi khi mà việc hạn chế dịch làm giảm tưới máu và tuần hoàn nhưng việc truyền dịch quá mức lại gây ra quá tải dịch dẫn đến phù và rò rĩ mao mạch, cả hai trường hợp đều có thể dẫn đến suy cơ quan. Tuy nhiên, việc truyền dịch khi chỉ định chưa rõ ràng có thể gây hại người bệnh [1]. REFACED là thử nghiệm đầu tiên được thực hiện trên đối tượng người bệnh nhiễm khuẩn huyết nhưng không kèm sốc. Hầu hết người bệnh không được truyền dịch trong thời gian trung vị 140 phút từ lúc nhập Cấp cứu cho đến khi được ngẫu nhiên hóa (thời gian đợi các kết quả xét nghiệm). Ngoài ra, 62% người bệnh trong nhóm hạn chế dịch không nhận thêm dịch trừ dịch dùng để pha thuốc, điều chỉnh điện giải hoặc bù lượng dịch mất. Kết quả nghiên cứu khẳng định tính khả thi của việc hạn chế dịch trong môi trường nhịp độ gấp rút và khối lượng công việc quá tải như Cấp cứu.
Tài liệu tham khảo:
1. Nijssen EC, Rennenberg RJ, Nelemans PJ, et al. Prophylactic hydration to protect renal function from intravascular iodinated contrast material in patients at high risk of contrast-induced nephropathy (AMACING): a prospective, randomised, phase 3, controlled, open-label, non-inferiority trial. Lancet. 2017 Apr 1;389(10076):1312-1322. doi: 10.1016/S0140-6736(17)30057-0.
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019