Charlie, một cá thể rồng Komodo cái tại vườn thú Chattanooga ở Tennessee đã đẻ và ấp nở thành công 3 con rồng con, điều rất độc đáo ở đây là Charlie thụ thai mà không hề cần tới con đực. Mặc dù cho trước đó Charlie đã được ghép đôi với một con đực có tên là Kadal với hy vọng chúng có thể cùng nhau tạo ra một gia đình, thế không hiểu vì sao, Charlie lại bỏ rơi chồng mình và tự sinh ra 3 con rồng con lần lượt là Onyx, Jasper và Flint theo hình thức sinh sản vô tính (parthenogenesis). Đây là hình thức sinh sản mà thế hệ con được sinh ra và thừa hưởng các gen từ một cơ thể mẹ duy nhất. Đây là hiện tượng cực hiếm xảy ra ở các động vật có xương sống, chỉ xuất hiện ở khoảng 70 loài chiếm khoảng 0,1% loài động vật có xương sống - Theo Scientific American.
Charlie đẻ ra 3 quả trứng vào cuối tháng 8/2019, nhân viên vườn thú không thể thật sự chắc chắn việc Charlie có giao phối với Kadal hay không, vì thế họ đã làm xét nghiệm ADN để làm rõ. Và kết qủa cho thấy, Kadal không phải là cha của lũ rồng con này.
Những con rồng Komodo đã tiến hoá để có thể sinh sản hữu tính và cả vô tính. Theo các chuyên gia trong sở thú nguyên nhân được cho là vì chúng chủ yếu sống cô lập một mình trong tự nhiên và thường trở nên hung dữ khi những con khác đến làm quen. Dần dần sự sinh sản không còn cần đến sự đóng góp của con đực nữa.
Charlie đẻ ra 3 quả trứng vào cuối tháng 8/2019, nhân viên vườn thú không thể thật sự chắc chắn việc Charlie có giao phối với Kadal hay không, vì thế họ đã làm xét nghiệm ADN để làm rõ. Và kết qủa cho thấy, Kadal không phải là cha của lũ rồng con này.
Những con rồng Komodo đã tiến hoá để có thể sinh sản hữu tính và cả vô tính. Theo các chuyên gia trong sở thú nguyên nhân được cho là vì chúng chủ yếu sống cô lập một mình trong tự nhiên và thường trở nên hung dữ khi những con khác đến làm quen. Dần dần sự sinh sản không còn cần đến sự đóng góp của con đực nữa.
Sinh sản vô tính hay còn gọi là sinh sản đơn tính xảy ra khi một trứng trong con cái thụ tinh với một trứng khác mà không phải tinh trùng của con đực. Quá trình này được gọi là sự tạo noãn, tạo ra một thể cưc với bản sao ADN của trứng.
Theo nghiên cứu của Scientific American cho hay: "Thông thường, thể cực này sẽ co lại và biến mất, thế nhưng trong trường hợp của rồng Komodo, các thể cực đã hoạt động đóng vai trò như một tinh trùng và biến trứng thành phôi thai."
Rồng Komodo cái mang nhiễm sắc thể giới tính WZ, trong khi những con đực thì mang kiểu ZZ. Khi sinh sản vô tính xảy ra, con mẹ chỉ có thể tạo ra các nhiễm sắc thể WW hoặc ZZ, nhưng vì trứng WW không thể tồn tại nên tất cả những con con được sinh ra theo hình thức này đều là con đực mang nhiễm sắc thể ZZ.
Giám đốc của sở thú chia sẻ: "Chúng tôi cảm thấy rất vui mừng và may mắn khi là một phần có thể chứng kiến sự xảy ra của điều kỳ diệu này. Rồng Komodo nằm trong danh sách động vật dễ bị tuyệt chủng. Thế nhưng sự xuất hiện của các con con này đem lại ý nghĩa rất đặc biệt và tương lai tươi sáng cho giống loài này."
Theo cnn