Ảnh hưởng lên nền kinh tế Nhật Bản của Demon Slayer tiếp tục lan rộng, nhờ sự thành công ngoài sức tưởng tượng của manga và anime dẫn dắt. Bài viết này sẽ nói sơ qua thành tích của hiện tượng văn hóa Demon Slayer đang làm điên đảo người dân Nhật Bản.
I - Manga.
Theo thông báo từ nhà xuất bản Shueisha, đã có hơn 120 triệu bản in giấy lẫn kỹ thuật số của series được tiêu thụ. Sức mua đặc biệt càng bùng nổ hơn khi movie anime tung hoành ngoài rạp chiếu. Từ đó, hàng loạt các sản phẩm ăn theo như đồ ăn thức uống, quần áo, phụ kiện, đồ lưu niệm,… cứ thế mà "bán chạy như tôm tươi." Vào thời điểm tháng Hai đầu năm, lượng xuất bản tích lũy đã đạt 40 triệu khi ra đến tập 19. Từ sau đó, cứ mỗi tập manga tiếp theo phải cho ra lò tới 20 triệu bản với một tốc độ khẩn trương nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Hiệp hội các Nhà xuất bản và Biên tập Tạp chí và Sách Nhật Bản cho biết, cho đến nay mới chỉ có 9 bộ manga có lượng tiêu thụ cộng dồn trên 100 triệu bản. Đó đều là những cái tên đã đi vào huyền thoại như Dragon Ball, Naruto, One Piece, Slam Dunk,… Đối với Demon Slayer (tựa Nhật: Kimetsu no Yaiba), thành tích của bộ truyện đạt được chóng vánh chỉ trong chưa đầy một năm. Bởi lẽ tập đầu tiên mới ra lò vào đầu năm 2016, trầy trật tới tận đầu năm 2020 này mới đạt 40 triệu. Ấy thế mà chỉ trong vòng đúng năm 2020 này, manga đã bứt tốc một cách điên cuồng.
I - Manga.
Theo thông báo từ nhà xuất bản Shueisha, đã có hơn 120 triệu bản in giấy lẫn kỹ thuật số của series được tiêu thụ. Sức mua đặc biệt càng bùng nổ hơn khi movie anime tung hoành ngoài rạp chiếu. Từ đó, hàng loạt các sản phẩm ăn theo như đồ ăn thức uống, quần áo, phụ kiện, đồ lưu niệm,… cứ thế mà "bán chạy như tôm tươi." Vào thời điểm tháng Hai đầu năm, lượng xuất bản tích lũy đã đạt 40 triệu khi ra đến tập 19. Từ sau đó, cứ mỗi tập manga tiếp theo phải cho ra lò tới 20 triệu bản với một tốc độ khẩn trương nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Tập 23 vừa xuất bản ở bên Nhật (ảnh: Nikkei)
Hiệp hội các Nhà xuất bản và Biên tập Tạp chí và Sách Nhật Bản cho biết, cho đến nay mới chỉ có 9 bộ manga có lượng tiêu thụ cộng dồn trên 100 triệu bản. Đó đều là những cái tên đã đi vào huyền thoại như Dragon Ball, Naruto, One Piece, Slam Dunk,… Đối với Demon Slayer (tựa Nhật: Kimetsu no Yaiba), thành tích của bộ truyện đạt được chóng vánh chỉ trong chưa đầy một năm. Bởi lẽ tập đầu tiên mới ra lò vào đầu năm 2016, trầy trật tới tận đầu năm 2020 này mới đạt 40 triệu. Ấy thế mà chỉ trong vòng đúng năm 2020 này, manga đã bứt tốc một cách điên cuồng.
Bộ truyện xác lập một kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong lịch sử ngành xuất bản truyện tranh Nhật Bản. Lần đầu tiên có một manga chiếm lĩnh cả 22 vị trí dẫn đầu về lượng bán ra nhiều nhất. Vị trí thứ 23 thuộc về tập 95 của One Piece, đơn giản bởi lúc đó tập 23 và cũng là tập cuối cùng của Demon Slayer chưa kịp xuất bản. Con số thống kê được Oricon thu thập từ việc bán truyện giấy, không bản kỹ thuật số và kéo dài từ 18/11/2019 tới 22/11/2020. Chốt hạ doanh số của năm 2020, Demon Slayer bán được hơn 82 triệu bản, gấp khoảng 10 lần bộ xếp sau.
“Demon Slayer” đánh bại kỷ lục năm 2011 của “One Piece” (gần 38 triệu bản), trở thành manga có doanh số trong một năm tốt nhất từ trước đến nay (ảnh: Oricon)
Chưa hết, đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Oricon thống kê, một cái tên giành vị trí số 1 của cả xếp hạng manga lẫn sách bán chạy nhất. Tổng doanh số xuất bản trong năm 2020 của Demon Slayer ở địa hạt sách light novel là hơn 2.7 triệu đơn vị, giành ngôi đầu. Nửa đầu năm 2020, hai tập light novel đều chiếm vị trí số 1 và 2 trong danh sách bán chạy nhất. Trong đó, chỉ riêng light novel Demon Slayer: Flower of Happiness đã tiêu thụ được hơn 923 ngàn bản. Bộ manga đã được hơn 30 quốc gia mua bản quyền xuất bản.
II - Anime.
Chúng ta sẽ tập trung vào bản movie anime Demon Slayer The Movie: Mugen Train đang công phá ngoài rạp. Điểm qua một số thành tích đến thời điểm hiện tại:
- Phim có mở màn cao nhất lịch sử phòng vé Nhật (44 triệu USD).
- Phim cán mốc doanh thu 10 tỷ yên và 20 tỷ yên nhanh nhất lịch sử phòng vé Nhật.
- Phim đạt doanh thu từ định dạng IMAX cao nhất lịch sử phòng vé Nhật.
- Phim ăn khách nhất năm 2020 tại Đài Loan.
- Phim hoạt hình ăn khách nhất mọi thời đại ở Đài Loan.
- Phim hoạt hình ăn khách nhất năm 2020.
Anime sắp sửa soán ngôi “Spirited Away” để thành phim Nhật ăn khách nhất mọi thời đại (ảnh: Nikkei)
Tính đến ngày 29/11, movie đã thu về 28,8 tỷ yên (277 triệu USD) sau 52 ngày trình chiếu, chỉ tính riêng tại thị trường nội địa quê nhà. Trong đó, doanh thu từ định dạng IMAX đã tăng lên 18 triệu USD. Mục tiêu ban đầu của anime là 300 triệu USD hoàn toàn đã nằm trong tay. Anime đang đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng phim ăn khách nhất mọi thời đại ở Nhật, chỉ sau Spirited Away (tựa Nhật: Sen to Chihiro no Kamikakushi). Chênh lệch lúc này khoảng 2 tỷ yên, theo dự đoán thì vào tuần cuối cùng của năm 2020, sẽ chính thức soán ngôi và làm nên lịch sử.
Theo Nikkei, thành công ngoài sức tưởng tượng này có sự đóng góp không nhỏ của Aniplex, công ty con trong tập đoàn Sony. Aniplex chịu trách nhiệm lên kế hoạch và sản xuất dự án anime Demon Slayer, dựa trên nguyên tác cùng tên của mangaka Koyoharu Gotoge. Dự án có sự tham gia của nhà xuất bản Shueisha ở trên và xưởng anime ufotable, ngoài ra còn rất nhiều công ty cũng như đối tác khác. Chủ tịch Atsuhiro Iwakami của Aniplex từng chia sẻ hồi tháng Bảy với Nikkei rằng, ông muốn biến dự án anime này thành một màn phô diễn sức mạnh tổng lực của họ.
Quảng cáo
Aniplex là công ty đứng sau anime “Demon Slayer,” nay đã trở thành một hiện tượng xã hội (Sony)
Bây giờ, chứng kiến Demon Slayer The Movie: Mugen Train thành công như vậy, vị chủ tịch nói rằng thắng lợi thậm chí đã vượt qua cả “những giấc mơ điên rồ nhất” của họ khi bắt đầu dự án. Với mục tiêu đề ra ở trên, công ty đã giành những nguồn lực tốt nhất họ có cho dự án. Nỗ lực biến IP anime này thành một viên ngọc quý giờ đã được đền đáp. Trong kế hoạch phát triển IP anime Demon Slayer, Chủ tịch Aniplex đã nhắm tới video game. Họ sẽ sớm tung ra game di động trên nền iOS/Android và PlayStation, nhằm khai thác lợi nhuận tối đa như cách đã làm với IP anime Fate.
Một trong những quyết định đúng đắn của công ty là sớm cấp phép phát sóng TV series lên các nền tảng chiếu trực tuyến, chỉ một tuần sau khi lên sóng ở Nhật. Một nước cờ phù hợp trong thời đại Internet. Việc mang lên Abema, Amazon Prime Video, Netflix,… giúp người xem trong và ngoài nước dễ tiếp cận với anime, từ đó khiến nó trở nên phổ biến và tạo tiền đề cho thành công sau này của bản phim chiếu rạp. Theo Aniplex, họ đã cấp phép phát sóng TV series tới hơn 110 quốc gia, lồng tiếng bởi 8 ngôn ngữ cùng 13 bản phụ đề khác nhau.
Hiện tại, phim đã được đưa về Việt Nam qua nhà phân phối bản quyền anime khu vực Đông Nam Á Odex. Tựa việt là Thanh gươm diệt quỷ: Chuyến tàu vô tận và bắt đầu khởi chiếu tại các rạp từ ngày 11/12, sớm hơn một tuần so với kế hoạch ban đầu. Sau khi vượt qua Spirited Away tại quê nhà, mục tiêu chinh phục tiếp theo là đánh bại Your Name (tựa Nhật: Kimi no Na wa) trên phòng vé thế giới. Tổng doanh thu hiện 298 triệu USD, kiếm hơn 60 triệu USD nữa là movie anime Demon Slayer sẽ trở thành anime có doanh thu toàn cầu cao nhất mọi thời đại. Hoàn tất cú triple kill của năm 2020!
III - Âm nhạc.
Là đơn vị đứng đầu dự án chuyển thể anime, Sony không ngần ngại giao phần thể hiện các bài hát chủ đề trong anime cho “gà nhà” giống như cách làm với rất nhiều bộ anime khác. Với Demon Slayer, vinh dự đó thuộc về ca sĩ LiSA. Kết quả cũng tương tự như thành công của anime, các bài hát do cô thể hiện đều thắng lợi lớn và giúp sự nghiệp LiSA thăng tiến mạnh mẽ.
Quảng cáo
Bài hát chủ đề của TV series do LiSA trình bày theo format The First Take
Đầu tiên là single Gurenge (紅蓮華) của bản TV series năm 2019. Giành được chứng nhận Bạch kim từ Hiệp hội Ngành công nghiệp Thu âm Nhật Bản (RIAJ), đạt trên 100 triệu lượt streaming. Là bài hát có lượt tải về nhiều nhất năm 2020 do Billboard Japan công bố, bất chấp đã ra mắt từ một năm trước. Kế đến là Homura (炎) của movie anime năm nay.
LiSA trở thành nghệ sĩ đầu tiên trong năm 2020 đứng đầu 7 bảng xếp hạng trên Billboard Japan cùng một lúc cho single Homura lẫn album LEO-NiNE. Đặc biệt, trên bảng xếp hạng Oricon, LiSA cũng là nghệ sĩ đầu tiên sau 7 năm đạt #1 cùng lúc cả album lẫn single.
Cả hai bài hát chủ đề đều đứng đầu tại hạng mục Hot Animation dành cho nhạc trong anime và video game, theo Billboard Japan. Còn trên top Hot 100 của năm 2020, lần lượt xếp thứ 3 và 9. Bản thân LiSA cũng đứng thứ 7 trong top nghệ sĩ của năm do Billboard Japan bình chọn.
Năm 2020 là một năm thành công của LiSA với hai bản hit đình đám đi ra từ “Demon Slayer” (ảnh: Sony)
IV - Hàng hóa ăn theo.
Thành công của Demon Slayer không chỉ thể hiện qua các khía cạnh trên mà còn ở các công ty đối tác sản xuất hàng hóa ăn theo, những chiến dịch marketing của họ lấy chủ đề về Demon Slayer đều đạt hiệu quả rực rỡ. Ví dụ chuỗi nhà hàng sushi Kura Sushi, nhờ kết hợp với thương hiệu Demon Slayer mà doanh thu tháng Chín vừa qua đã tăng 7.9%. Họ tiêu thụ hàng hàng trăm ngàn đơn vị sản phẩm chỉ trong một thời gian ngắn.
Hãng đồ uống Dydo Drinco, tung ra một loại coffee lon mới kèm 28 mẫu đồ họa phỏng theo Demon Slayer. Việc mua trúng mẫu nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhân phẩm giống như chơi gacha. Chính vì có yếu tố may rủi như vậy, lại càng kích các fan cuồng sưu tầm cho đủ các mẫu. Ba tuần đầu khởi động chiến dịch, hơn 50 triệu lon coffee đã được tẩu tán, giúp doanh thu tháng Mười của mặt hàng này tăng 50%. Hãng vừa phải khẩn cấp bổ sung thêm 15 triệu lon nữa, nhằm theo kịp máu “cờ bạc” của khách hàng. Chiến dịch đã đem về doanh số bán hàng tương đương 10% của năm ngoái, chỉ trong thời gian ngắn hợp tác với hiện tượng văn hóa.
Các mặt hàng ăn theo đều "bán chạy như tôm tươi" (ảnh: Nikkei)
Bandai Namco cũng nhảy vào cuộc với những mẫu đồ chơi ăn theo anime. Mẫu đồ chơi Thanh kiếm Nichirin (Nhật Luân Kiếm) được dùng bởi Sát quỷ đoàn cho đặt hàng từ tháng Mười, đã sớm "cháy hàng" mặc dù phải tới tận tháng Hai năm sau mới bắt đầu giao.
Và điển hình là đối tác Lawson của Aniplex. Chuỗi cửa hàng tiện lợi vốn đã hợp tác chặt chẽ lâu năm với công ty con Sony trong nhiều dự án anime. Ngay như vừa rồi khi Sony Music Japan debut nhóm nhạc nữ thần tượng NiziU, họ cũng hợp tác để nhóm đóng trong quảng cáo thương mại. Lawson và Aniplex đã lên kế hoạch từ tận tháng Tư năm 2019, khi mà TV series bắt đầu lên sóng truyền hình thì phía công ty cũng nhanh chóng tung ra hơn 70 sản phẩm ăn theo, kết hợp cùng nỗ lực quảng bá cực lớn. Những sản phẩm giới hạn này lôi kéo khách hàng nhờ giá trị độc đáo của chúng.
Gần đây nhất ở chiến dịch marketing thứ 4, Lawson tung ra cơm nắm onigiri với tạo hình giống các nhân vật anime. Chỉ trong 10 ngày đầu đã tiêu thụ hơn 10 triệu đơn vị. Doanh thu tích lũy đến nay đã đạt 5 tỷ yên.
Cảm giác như ở Nhật lúc này, cứ có hình của “Demon Slayer” là sẽ bán được hàng (ảnh: inkl)
V - Tác động kinh tế.
Nhà kinh tế học Akiyoshi Takumori làm việc tại Sumitomo Mitsui DS Asset Management nói rằng Demon Slayer có thể tạo ra “ảnh hưởng kinh tế lên tới hơn 200 tỷ yên (1.92 tỷ USD)”. Mà đó còn là con số "ít nhất" ở mức dự đoán.
Trong khi đó, một nhà kinh tế học khác là Toshihiro Nagahama đến từ Viện Nghiên cứu Dai-ichi Life, lại đưa ra con số còn lớn hơn. Theo ông, nền kinh tế Nhật có thể hưởng lợi ít nhất 270 tỷ yên (gần 2.6 tỷ USD) từ hiện tượng văn hóa này. Trong đó, riêng bán sách đã có thể đem về tới 85 tỷ yên.
Đối với Sony, một trong các công ty hưởng lợi từ Demon Slayer với tư cách là bên nắm giữ bản quyền IP anime, họ đã tăng triển vọng kinh doanh của đơn vị Âm nhạc có phần đóng góp của Aniplex. Mục tiêu cho cả năm nay là doanh thu nâng lên 8 tỷ USD, trong đó lợi nhuận đạt 1.4 tỷ USD, đặt cược vào thu phí bản quyền âm nhạc, game di động và anime. Tuy nhiên những sửa đổi này được đưa ra trước khi Demon Slayer The Movie: Mugen Train công phá phòng vé, muốn biết tác động cụ thể của bản chiếu rạp này tới Sony, phải chờ tới khi BCTC quý 3 phát hành.
Nguồn: